Tình trạng thất thoát và sử dụng ODA kém hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 34 - 36)

IV. Thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

4.2Tình trạng thất thoát và sử dụng ODA kém hiệu quả

Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ. Đa phần vốn vay ODA ưu đãi đều dùng cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Hiện nay, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì. Ngoài ra theo số liệu đến năm 2008 , hiện có trên 50 Nhà tài trợ song phương và đa phương đã cung cấp nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với mức cam kết năm sau caohơn năm trước tổng cộng trên 42 tỷ USD.

Các ngành nghề được hưởng ODA nhiều nhất ở VN là các ngành thuộc hạ tầng: Giao thông, đô thị, nước sạch và m0ôi trường; thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, thuộc lĩnh vực phát triển con người (y tê/ giáo dục), nông nghiệp (thuỷ sản). Vốn ODA đã có những đóng góp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam. Điển hình như sau tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9% năm 2002 và ước dưới 10% năm 2004. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà nước ta cam kết với thế giới. Gần đây nhất, từ năm 2001 - 2008, số vốn ODA cam kết đạt 29,77 tỷ USD; số vốn đã ký kết đạt hơn 22 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 15,51 tỷ USD; thực hiện đạt 14,33 tỷ USD. Với nguồn vốn này, số tiền giải ngân hàng năm đều tăng nhưng tỷ lệ giải ngân/cam kết thì còn khiêm tốn ở mức dưới 50 %.

Riêng năm 2009, trong tổng số vốn ODA cam kết là 5,914 tỷ USD, kế hoạch giải ngân vốn ODA năm 2009 là 1,9 tỷ USD. Nhưng 10 tháng đầu năm, chúng ta giải ngân ước đạt 1,86 tỷ USD. Theo tính toán của Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KHĐT), mức giải ngân vốn ODA cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, cao nhất kể từ khi Việt Nam tiếp nhận viện trợ ODA.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 34 - 36)