Giải pháp thu hút vốn ODA

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 40 - 41)

V. Một số giải pháp

5.1.Giải pháp thu hút vốn ODA

► Chính phủ phải luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Như ban hành các văn bản, nghị định: Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NÐ-CP (thay thế Nghị định 87/CP). Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA như Nghị định số 90/1998/NÐ-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định 223/1999/QÐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án sử dụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/QÐ-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA ...

► Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ phải kịp thời và cụ thể như đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề thuế VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA đã được tháo gỡ.

► Tăng cường công tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng lực cho những cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, kí kết những hiệp định với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn thu được.

► Những ngành và địa phương có nhu cầu về cung cấp vốn ODA cần nghiên cứu kỹ những chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài cũng như quy chế quản lí và sử dụng vốn ODA của Chính Phủ Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc lập hồ sơ dự án và các thủ tục xin viện trợ phù hợp với đối tượng ưu tiên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 40 - 41)