Báo cáo thẩm định dự án cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư (Trang 26)

I. Giới thiệu chung về công ty cho thuê tài chính

1. Quy trình thẩm định

1.3. Báo cáo thẩm định dự án cho thuê tài chính

CÁC NỘI DUNG ĐÃ THẨM ĐỊNH

Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng dự án, khách hàng thuê tài chính, Cán bộ thẩm định có thể linh hoạt đưa ra phân tích, đánh giá, đề xuất; tuy nhiên phải đảm bảo có các nội dung sau:

1.3.1- Giới thiệu về khách hàng và dự án đề nghị thuê tài chính: Về khách hàng thuê tài chính: Hồ sơ pháp lý, tài chính: -Tên DN : - Ngày thành lập và hoạt động : - Vốn điều lệ :

- Các thành viên tham gia góp vốn : - Ngành nghề kinh doanh : - Trụ sở: - Điện thoại : - Đại Diện : - Kế toán trưởng : - Tài Khoản VNĐ : Giới thiệu về dự án: - Tên dự án: - Chủ đầu tư: - Mục tiêu đầu tư: - Địa điểm đầu tư: - Nội dung đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư: Trong đó: + Giá mua thiết bị:

+ Chi phí khác: - Nguồn vốn dự kiến:

+ Vốn tự có tham gia trả trước: + Công ty CTTC tài trợ:

+ Vốn khác: - Thời gian thực hiện: - Tiến độ thực hiện:

1.3.2- Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý và khách hàng thuê tài chính

Nhận xét về kết quả SXKD: - Kết quả hoạt động SXKD - Hiệu quả SXKD

Nhận xét về tình hình tài chính

- Cơ cấu tài sản và khả năng tự tài trợ - Hiệu quả sử dụng vốn

- Về quan hệ tín dụng

1.3.3- Kết quả thẩm định dự án thuê tài chính 1.3.3.1- Giới thiệu về hồ sơ và dự án thuê tài chính.

Cán bộ thẩm định phải trình bầy một số nội dung tóm tắt về dự án để khi đọc phần này, người đọc Báo cáo có thể nắm được các nội dung chính và một số vấn đề có liên quan tới dự án.

Những nội dung chính của dự án đầu tư nhất thiết phải nêu là: tên dự án, tổng mức đầu tư (cơ cấu vốn cho từng nội dung đầu tư chính), chủ đầu tư, mục đích đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đối tượng đầu tư, công suất thiết kế của dự án, địa điểm đầu tư, cơ cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các nội dung liên quan khác (nếu thấy cần thiết).

Trên cơ sở đối chiếu với quy định hiện hành, xem xét về hồ sơ, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ về việc hợp lý, hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ dự án xin vay vốn, nêu rõ những hồ sơ còn thiếu, cần phải bổ sung.

1.3.3.2- Đánh giá về tài sản thuê

Tại phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ được các nội dung sau:

-Công nghệ tài sản thuê (Hiện đại, tiên tiến hay không)

-Tính thông dụng của tài sản thuê (Dễ hay khó chyển nhượng trên thị trường)

-Chất lượng tài sản thuê (Mới hay cũ)

-Giá cả tài sản thuê (So sánh với giá tài sản thuê cùng loại trên thị trường)

-Đánh giá Bên cung ứng tài sản

Tại phần này, cán bộ thẩm định phải nêu rõ được các nội dung sau:

- Mức độ đầy đủ, hợp lý của tổng vốn đầu tư dự tính, có cần xem xét lại phần nào không?

- Việc phân bổ vốn đầu tư theo từng giai đoạn thực hiện có hợp lý không? - Các nguồn vốn đầu tư đã có, mức độ khả thi của từng nguồn vốn như thế nào?

1.3.3.4- Kết quả thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ:

Trên cơ sở phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định cần nêu được những điểm chính sau :

- Xem xét tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án. Nêu các chính sách của Nhà nước đã được thực hiện/áp dụng cho sản phẩm này, mục tiêu của các chính sách đó, đưa ra các số liệu thống kê thuộc ngành/lĩnh vực của dự án (nếu có), nhận xét diễn biến thị trường trong những năm qua.

- Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường, khả năng bị thay thế.

- Tình hình cạnh tranh hiện tại, khả năng cạnh tranh trong trong lai, biện pháp tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh nào (chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức bán hàng …). Tình hình nhập khẩu hàng hoá cùng loại. Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế về loại hàng hoá này ...

Sau khi phân tích các chỉ tiêu trên cần đánh giá về khối lượng sản phẩm, dự kiến mức độ tiêu thụ, vòng đời sản phẩm, quy cách, phẩm chất, mẫu mã sản phẩm, đưa ra ý kiến về mức độ hợp lý của quy mô dự án, đặc tính và cơ cấu sản phẩm, nhận định khả năng tiêu thụ, cạnh tranh....

1.3.3.5- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

- Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào

- Những vấn đề phải lưu ý đối với nguồn nguyên vật liệu của dự án...

1.3.3.6- Kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:

Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung liên quan đến phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án có phù hợp không, mức độ khả thi thực hiện, so sánh, đánh giá... theo các lĩnh vực chính:

- Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất - Công nghệ, thiết bị

- Quy mô, giải pháp xây dựng

- Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, các biện pháp phòng ngừa, xử lý - ...

1.3.3.7 - Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 1.3.3.8- Kết quả thẩm định về mặt tài chính của dự án

Chi tiết thực hiện theo Hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư (PL-03/QT-TĐ-04) kèm theo.

Tại Báo cáo thẩm định, Cán bộ thẩm định phải thuyết trình về quá trình tính toán và đưa ra kết quả tính toán, các bảng tính nhất thiết phải hoàn chỉnh và gửi kèm theo Báo cáo thẩm định là:

- Bảng báo cáo lãi - lỗ; - Bảng cân đối trả nợ;

Các bảng tính toán khác khuyến khích áp dụng, hoàn chỉnh để đính kèm, đặc biệt là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cán bộ thẩm định phải nêu rõ kết quả tính toán cho trường hợp lựa chọn (trường hợp cơ sở), nêu rõ ý kiến đánh giá về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

1.3.4- Báo cáo kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm tiền thuê

Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được những nội dung chính sau : - Nêu tóm tắt biện pháp đảm bảo tiền thuê.

- Biện pháp đảm bảo tiền thuê mà khách hàng đề nghị có phù hợp, có đủ điều kiện và có đúng với quy định của Ngân hàng ĐT&PTVN và của Công ty không? Mức độ khả thi, an toàn khi thực hiện theo hình thức này.

- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện biện pháp đảm bảo tiền thuê, kiến nghị, đề xuất bổ sung khác (nếu có).

1.3.5- Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Nêu các nhận định về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án, trong quá trình dự án đi vào vận hành/khai thác.

Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về phía công ty, về phía doanh nghiệp và đưa ra các hình thức hạn chế, giảm thiểu phù hợp.

1.3.6- Tổng hợp, đánh giá dự án trên hai mặt chính:

1.3.6.1- Những thuận lợi của dự án thuê tài chính.

1.3.6.2- Những khó khăn (điểm yếu, bất lợi) của dự án thuê tài chính.

ĐƯA RA ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO

Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá về khách hàng, dự án đầu tư và các hình thức đảm bảo tiền thuê, phân tích - nhận định rủi ro, tại phần này Cán bộ thẩm định phải nêu rõ những căn cứ, lý do làm cơ sở đưa ra đề xuất về việc cho thuê hay không cho thuê.

Các nội dung đề xuất cần trình bầy rõ ràng theo 1 trong 3 trường hợp thông thường như sau:

+ Mức vốn cho thuê, loại tiền thuê + Tài sản cho thuê

+ Lãi suất cho thuê

+ Thời hạn thuê, kỳ hạn, lịch trả nợ + Điều kiện thuê, trả nợ

+ Hình thức đảm bảo tiền thuê

+ Các nội dung cần phải triển khai tiếp theo để thực hiện cho thuê đầu tư dự án.

Nếu không đồng ý cho thuê phải nêu rõ:

+ Lý do Công ty không nên tham gia tài trợ cho dự án.

+ Điều kiện để Công ty có thể tiếp tục xem xét khả năng cho thuê (nếu có).

Nếu chưa đủ căn cứ đề xuất việc cho thuê hoặc không cho thuê thì phải nêu rõ cần phải bổ sung, giải trình, làm rõ những nội dung gì.

THỰC HIỆN KHI Ý KIẾN GIỮA CÁN BỘ THẨM ĐỊNH VÀ TRƯỞNG PHÒNG THẨM ĐỊNH KHÔNG THỐNG NHẤT

Trong quá trình thẩm định, Cán bộ thẩm định phải thực hiện theo sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ của Trưởng Phòng thẩm định. Cán bộ thẩm định phải hoàn chỉnh các nội dung yêu cầu của Trưởng Phòng thẩm định về các mặt:

-Tìm kiếm thông tin, tính toán, xem xét kỹ lưỡng thêm một hoặc một số nội dung nào đó để đảm bảo chất lượng thẩm định dự án.

-Chỉnh sửa những nội dung, ý kiến đánh giá nhận xét về doanh nghiệp, dự án đầu tư đưa ra chưa đúng, chưa phù hợp.

Sau khi phân tích, đánh giá, thảo luận, nếu Cán bộ thẩm định và Trưởng Phòng thẩm định thống nhất nội dung, ý kiến đề xuất thì cùng ký tên vào Báo cáo thẩm định sau khi đã hoàn chỉnh.

Trường hợp giữa Cán bộ thẩm định và Trưởng Phòng Thẩm định không thống nhất ý kiến đề xuất thì phần đề xuất với Lãnh đạo Công ty cần được phân ra thành 2 phần:

Phần 1: Phần ý kiến của của Cán bộ thẩm định Phần 2: Phần ý kiến của Trưởng Phòng thẩm định

Một phần của tài liệu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)