Có 2 phương pháp xử lý mẫu ướt cơ bản hiện nay là xử lý mẫu trong hệ hở và xử lý mẫu hệ kín (lò vi sóng). Do những ưu điểm vượt trội của phương pháp xử lý mẫu hệ kín (xử lý mẫu trong lò vi sóng) như: thời gian xử lý mẫu ngắn, phá huỷ mẫu triệt để và không mất chất phân tích, hiệu suất xử lý mẫu cao nên trong phạm vi bản luận văn này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này để xử lý các mẫu chất lơ lửng và mẫu trầm tích đáy sông.
Quy trình phá mẫu được áp dụng như sau:
Cân a g mẫu (khoảng 0,02g), chuyển vào cốc teflon, thêm 0,5ml nước cất, 1ml H2SO4 đặc, 1ml HF đặc và 4ml HNO3 đặc. Sau đó chuyển cốc teflon vào lò vi sóng, chạy chương trình phá mẫu gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 30% công suất trong thời gian 3phút Giai đoạn 2: 45% công suất trong thời gian 5phút Giai đoạn 1: 35% công suất trong thời gian 18phút
Mẫu sau khi được xử lý trong lò vi sóng được để nguội rồi chuyển qua bình định mức 25ml và định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Kết quả phân tích mẫu của các đợt được xử lý thống kê dựa trên nguyên tắc của các phép phân tích thống kê đa biến và phần mềm máy tính đã trình bày ở phần 1.6. Các kết quả này cũng được sử dụng để biểu diễn phân bố không gian các kim loại nặng và lan truyền ô nhiễm dựa trên nguyên tắc của xây dựng bản đồ GIS và phần mềm Acrview đã trình bày ở mục 1.7.
Luận văn tốt nghiệp 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN