- Thứ nhất: Đối với tài khoản sử dụng:
Công ty nên mở các tài khoản chi tiết cho TK511 để tiện theo dõi doanh thu chi tiết của từng nhóm hàng. Cụ thể công ty nêm mở 3 tài khoản khi tiết:
5111 – Doanh thu bán hàng Neo 5112 – Doanh thu bán hàng cáp thép 5113 – Doanh thu bán hàng ống ghen
- Thứ hai: Đối với công tác kế toán tại công ty
Như đã nói ở trên, hiện công ty chưa đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Theo ý kiến của em, công ty nên chuyển sang hình thức kế toán trên máy vi tính, đưa vào sử dụng các phần mềm kế toán trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán. Bởi vì việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp giảm bớt được khối lượng công việc cũng như thời gian của kế toán viên, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho kế toán cũng như ban lãnh đạo tại công ty có các số liệu một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời; giảm thiểu các sai sót của kế toán trong quá trình hạch toán, ghi sổ cũng như lập báo cáo tài chính. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán tiện ích được sử dụng rộng rãi như Fast, Missa… Về việc chọn lựa phần mềm kế toán sử dụng tại doanh nghiệp, giám đốc công ty cần cùng với kế toán trưởng xem xét đánh giá kỹ lưỡng, xem xét các phần mềm đang được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp hiện nay, xem phần mềm nào thì phù hợp với doanh nghiệp mình để lựa chọn từ đó có sự lựa chọn đúng đắn.
- Thứ ba : Đối với hệ thống sổ kế toán
+ Công ty cần mở sổ chi tiết doanh thu hàng bán cho từng nhóm mặt hàng như sổ chi tiết TK 5111 : DT bán hàng Neo …để tiện theo dõi mặt hàng nào bán
chạy, tạo được doanh thu tốt, mặt hàng nào còn chưa đặt yêu càu theo chiến lược đề ra để từ đó có biện pháp thích hợp
+ Công ty nên mở sổ nhật ký bán hàng : Với doanh thu bán chịu, kế toán ghi nhận vào nhật ký bán hàng, cuối kỳ hoặc định kỳ chuyển sang sổ cái TK 511, TK 131. Như vậy giảm được mức độ phức tạp của NKC, có thể theo dõi được doanh thu bán chịu trong kỳ của doanh nghiệp một cách chính xác, cụ thể và nhanh chóng nhất
- Thứ tư: Đối với các khoản phải thu
Do các khoản phải thu trong năm của doanh nghiệp còn khá lớn, việc thu tiền hàng gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng còn dây dưa, không chịu thanh toán khi đã đến hạn. Do vậy, công ty nên theo dõi thường xuyên các khoản phải thu, đôn đốc kịp thời các khoản nợ đến hạn để thu hồi vốn, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu. Công ty cần trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi
- Thứ năm : Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Lượng hàng tồn kho ở mỗi niên độ kế toán tại Công ty là không nhỏ. Do đó cuối niên độ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết đối với Công ty.
+ Dự phòng giảm giá được lập đối với những hàng hoá mà giá bán trên thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế toán. Những loại hàng hoá này thuộc sở hữu của Công ty và có chứng minh hàng hoá tồn kho.
+ Mức dự phòng cần lập cho từng loại hàng tồn kho được căn cứ vào số lượng từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại hàng tồn kho tại thời điểm cuối niên độ kế toán (Không lấy phần tăng giá của mặt hàng mày để bù đắp phần giảm giá cho mặt hàng kia).
Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau Số dự phòng cần trích lập cho năm N+1 = Số lượng hàng tồn kho ngày 31/12/N X Mức giảm giá hàng hoá
Mức giảm giá hàng tồn kho = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường - Thứ sáu : Về chính sách chiết khấu
Công ty nên có những chính sách chiết khấu thích hợp để tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như mau chóng thu hồi vốn . Ví dụ công ty có thể đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán từ 1 – 2% đối với các đơn hàng có trị giá trên 300 triệu và thanh toán sớm trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, có thể mở rộng các kênh phân phối, bán hàng khác