Tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 44)

2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Hà Nộ

2.7.Tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thá

Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết, cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống, nơi xử lý và chôn vùi các phế thải làm ô nhiễm môi trường, đó chính là phát triển bền vững.

Cần phải kết hợp hài hoà các hoạt động nhằm duy trì nguyên trạng các trạng thái địa lý và tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người. Cụ thể như:

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất như xăng, dầu, khoáng sản,…. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện và nguồn nước. Các nguồn phế thải từ các doanh nghiệp và sinh hoạt của con người phải được xử lý, tái chế kịp thời, đặc biệt là nguồn nước thải và khí thải. Nguồn nước thải cần được tái chế, còn khí thải cần được khống chế không được vượt quá sự cho phép, và phải có hệ thống xử lý trước khi

thải ra môi trường. để đảm bảo không khí không bị ô nhiễm.

- Cần khẩn trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong tất cả các KCN. Trong các KCN của Hà Nội hiện nay thì chỉ mới có KCN Thăng Long là có khu xử lý nước thải, hệ thống môi trường của KCN đạt tiêu chuẩn ISO 14001 về bảo vệ môi trường. Còn các KCN khác vẫn chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn. Yêu cầu đặt ra bắt buộc là tất cả các KCN phải có các điều kiện đầy đủ về hạ tầng xử lý nước thải và chất thải trước khi được cấp giấy phép đầu tư.

- Các doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ ngay tại nhà máy trước khi thải ra đường nước thải chung.

- Doanh nghiệp nào gây ô nhiễm thì doanh nghiệp đó phải đền bù, mà mức xử phạt các doanh nghiệp gây ô nhiễm phải thật nghiêm khắc. Nếu doanh nghiệp nào gây ô nhiễm trong thời gian dài có thể rút giấy phép đầu tư, chấm dứt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó.

- Hà Nội phải kết hợp với các địa phương, các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường với việc hỗ trợ các đơn vị tổ chức có liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm khí thải.

- Các công ty phát triển hạ tầng KCN cũng cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hà Nội có thể khuyến khích việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng việc không thu tiền thuế, phí sử dụng đất đối với diện tích dùng cho mục đích này, kể cả khu xử lý tập trung và các khu xử lý cục bộ trong các doanh nghiệp. Đồng thời thành phố cũng nên có cơ chế hỗ trợ (lãi suất thấp, thưởng) và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Cần quy hoạch thành lập các KCN chuyên ngành, vì việc tập trung các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trong một KCN sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm tại các khu vực trong và xung quanh KCN. Ngược lại, nếu như trong cùng một KCN mà có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau thì công nghệ xử lý môi trường cũng đòi hỏi đa dạng, tốn kém và khó quản lý.

người lao động có ý thức bảo vệ môi trường trong KCN.

KẾT LUẬN

Qua chuyên đề nghiên cứu ta có thể khẳng định lại rằng nếu như sự ra đời của các KCN là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì việc phát triển bền vững các KCN lại là yêu cầu cấp thiết của bất cứ KCN nào. Sự ra đời và phát triển các KCN đã có những vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tại thủ đô Hà Nội tuy các KCN vẫn còn một số tồn tại nhất định, tiềm ẩn một số vấn đề phát triển KCN chưa thật bền vững nhưng các KCN của Hà Nội đã chứng tỏ được vai trò của mình khi thu hút được các dự án lớn, sản xuất các sản phẩm có công nghệ cao, đóng góp quan trọng vào sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự hình thành các khu đô thị, giải quyết được rất nhiều việc làm và góp phần tăng thu ngân sách. Trong thời gian tới, khi mà còn có nhiều KCN tiếp tục đi vào hoạt động Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội cùng với chính quyền các cấp cần phải quản lý hiệu quả hơn các dự án đầu tư và sự hoạt động của các KCN, có những phương hướng nhằm phát triển các KCN phát triển bền vững về tất cả các mặt đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai và thực sự là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ngày càng giàu mạnh và hiện đại hơn.

Chuyên đề đã đánh giá cơ bản được sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường và đã nêu ra một số tồn tại và đưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Hà Nội.

Do khả năng bản thân và thời gian có hạn nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập cùng các bạn sẽ có những đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 44)