Định hướng chung phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 38)

Thời gian qua, việc thành lập, xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc rất lớn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề về mặt bằng sản xuất; tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy để phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững. Hiện các khu công nghiệp đã và đang tiếp nhận trên 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tạo mặt bằng di dời mở rộng sản xuất cho hàng ngàn hộ gia đình và cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong những năm tới đây, chắc chắn rằng các KCN sẽ tiếp tục đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội, nên việc mở rộng và phát triển thêm các KCN là yêu cầu quan trọng cần đặt ra đối với thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Hà Nội đang chuẩn bị mở thêm quốc lộ 5 mới (cách Quốc lộ 5 cũ khoảng 1 - 5 km về phía Nam), nối Hải Phòng - vành đai 3 (đầu phía Bắc cầu Thanh Trì). Như vậy hai tuyến quốc lộ là Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5 được kỳ vọng sẽ trở thành hành lang công nghiệp hoàn chỉnh của Hà Nội. Phát triển các KCN Hà Nội cần bám theo hành lang 18, hành lang mang tính chiến lược nối từ Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - QL 2 - Nội Bài- QL 18 - cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Theo bản qui hoạch Hà Nội đến năm 2020 của Chương trình phát triển tổng thể thủ đô Hà Nội (HAIDEP), các KCN mới của Hà Nội sẽ nằm ở phía Nam sân bay Nội Bài, dọc theo đường QL 18 và QL 2 nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá đi cảng Hải Phòng và Cái Lân. Ngoài ra, vị trí này về cơ bản thuận lợi vì có sẵn mặt bằng cần thiết, nền đất cứng. Tuy nhiên, qui mô các KCN chưa được xác định cụ thể.

Theo qui hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội qui hoạch phát triển: 1 Khu công

nghệ cao Hòa Lạc, diện tích 1.600 ha; 11 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.000 ha; 49 cụm công nghiệp, tổng diện tích 3.707 ha và 177 điểm công nghiệp với tổng diện tích 1.330 ha. Tổng diện tích qui hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp 8.640ha. Qui mô bình quân 180 ha/khu công nghiệp, 75ha/cụm công nghiệp, 7,5ha/điểm công nghiệp. Các khu, cụm, điểm công nghiệp phân bố đều khắp trên hầu hết các huyện ngoại thành, một số quận và thị xã Sơn Tây.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w