Đánh giá chung tính bền vững của các KCN ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 32)

3.1. Thành tựu

Trong những năm vừa qua, kể từ khi thành lập tới nay, sự có mặt cảu các KCN ở Hà Nội đã đem lại những đóng góp rất tích cực về mặt kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường sinh thái.

- Về kinh tế: thúc đẩy làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp. trong tổng số 67147.2 tỷ giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội năm 2010 thì có 50717.6 tỷ do

các doanh nghiệp trong các KCN tạo ra. Các KCN đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cà tăng thu nhập cho người lao động.

- Về kinh tế: sự ra đời của các KCN đã tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương, thay đổi sâu sắc hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương có KCN.

- Về công nghệ: các KCN ra đời đã làm thay đổi công nghệ sản xuất trong nước ngày càng hiện đại hơn để có thể đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường trong nươc và quốc tế.

- Về môi trường: bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế, xã hội, công nghệ các KCN còn có một vai trò quan trọng khác đó là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Sự ra đời của các KCN đã tập trung các doanh nghiệp sản xuất vào một địa bàn nhất định, tạo điều kiện cho họ thỏa thuận , hợp tác đầu tư trong việc xử lý nước thải, giải quyết tương đối tốt các vấn đề môi trường, hạn chế vấn đề ô nhiễm về không khí, nước, tiếng ồn, khói bụi,…Tuy nhiên, việc xử lý nước thải trong các KCN ở Hà Nội mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, chưa có trạm xử lý nước thải tập trung.

Nhìn chung, trong những năm qua, sự hình thành phát triển các KCN ở Hà Nội đã đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hôi thủ đô nói chung và từng địa phương nói riêng và nó đã đáp ứng phần nào các chỉ tiêu về phát triển bền vững nội tại trong bản than các KCN cũng như tác động lan tỏa.

3.2. Hạn chế

Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được đó, quá trình phát triển các KCN ở Hà Nội còn nhiều điểm yếu, thiếu tính bền vững cần phải khắc phục:

3.2.1. Quy mô diện tích của các KCN ở Hà Nội tương đối nhỏ

Như đã phân tích ở trên ta có thể nhận ra một điều là các KCN ở Hà Nội có quy mô diện tích tương đối nhỏ nếu không muốn nói là khá bé. Nếu xét tới quy mô hiệu quả của KCN là từ 200 – 300 ha thì diện tích các KCN ở Hà Nội thì càng nhỏ. Trong 5 KCN mà ta đã nghiên cứu nêu trên thì chỉ có KCN Thăng Long mới đáp ứng được chỉ tiêu này. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý chất thải và khả năng liên kết của các doanh nghiệp.

3.2.2. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN và giữa các KCN với nhau còn chưa chặt chẽ

Các dự án FDI đầu tư vào nước ta nhằm mục đích khai thác nguồn lao động địa phương và nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp 100% nguyên liệu nhập ngoại. Đặc biệt các ngành công nghiệp trong các khu Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép thì hoàn toàn là nhập từ các nước Đài Loan, Nhật, Singapo, Thái Lan…Tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước rất thấp, giá trị không cao, và đa phần là các nguồn nguyên liệu dùng cho mặt hàng chế biến thực phẩm và tiêu dùng.

Vấn đề này cho thấy việc tìm tòi khai thác các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, trong nước, hoặc tạo nguồn nguyên liệu cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp tại các KCN còn hạn chế. Riêng công nghiệp phụ trợ chủ yếu tập trung cho các ngành xe máy, điện và điện tử nhưng theo hướng liên kết của các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, công nghiệp phụ trợ của địa phương hầu như chưa phát triển.

Như vậy, ta thấy sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc giữa các KCN là còn rất kém, các mô hình liên kết cao như của Canon (KCN Thăng Long) hay Yamaha (KCN Nội Bài) còn rất hiếm, chưa nhiều. Nguyên nhân do một phần là do mục tiêu chủ yếu của BQL là thu hút vốn càng nhanh càng tốt để nâng cao hiệu quả tài chính nên các doanh nghiệp trong các KCN thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau nên rất khó tạo ra mối liên kết kinh tế hoặc phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng KCN với nhau hay giữa các KCN với nhau.

3.2.3. Chất lượng lao động chưa cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Tuy được đánh giá Hà Nội là nơi có đội ngũ lao động có tay nghề cao hơn so với các địa phương khác. Nhưng theo đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội về khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo hiện nay là không cao. Nguyên nhân của sự đánh giá này là do các doanh nghiệp Hà Nội thường sử dụng các công nghệ sản xuất cao hơn nên họ cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng lao động đã qua đào tạo so với các địa phương khác, nơi mà lao động “qua” đào tạo không nhất thiết là lao động có trình độ, tay nghề cao. Điều này cho thấy dù Hà Nội có đội ngũ đông đảo lao động qua đào tạo nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao.

3.2.4. Cơ cấu phát triển các KCN thiếu cân đối

Cơ cấu vốn của các thành phần kinh tế thiếu bền vững . Thể hiện, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì số lượng ít. Mặt khác, các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Ả rập xê út, Đài Loan… như KCN được quan tâm nhất hiện nay là khu Thăng Long thì 100% là các công ty của Nhật. Có rất ít các doanh nghiệp Châu Âu (Medicos France- Pháp) cũng như Châu Mỹ. Việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhật trong các KCN Hà Nội sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Âu, Mỹ là các nước có trình độ khoa học công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KCN Hà Nội không thu hút được. Mà các tiêu chí này chính là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng đầu tư.

3.2.5. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp

Tuy đã có thu hút được một số dự án công nghệ cao và công nghiệp cơ bản nhưng chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, số đó không nhiều và chủ yếu tập trung ở các khu Thăng Long, Sài Đồng B, Nội bài, máy móc thiết bị phần lớn đã qua sử dụng ở chính quốc được các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng di chuyển sang đầu tư ở nước ta nhằm đổi mới công nghệ ở chính quốc. Công nghệ kỹ thuật cũng là công nghệ cũ so với chính quốc, tỷ lệ vốn trang bị cho một công nhân là không cao. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này thì trong tương lai nước ta sẽ trở thành một “bãi rác công nghệ”, căn bệnh “ung thư” khó mà chữa được.

Còn ở KCN Nam Thăng Long chủ yếu là các dự án của các nhà đầu tư trong nước, các mặt hàng sản xuất chủ yếu là hàng tiêu dùng. Khu Hà Nội- Đài tư là các dự án của các công ty Đài Loan, Trung Quốc thì chủ yếu các ngành nghề sản xuất sử dụng sức tay chân lao động là chính chứ hàm lượng công nghệ không cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

3.2.6. Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức

Khả năng xử lý nước thải và chất thải trong các KCN Hà Nội được đánh giá ở mức trung bình so với các địa phương khác. Kết quả này được nhận định do Hà Nội chỉ có duy nhất KCN Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải chung, ngoài ra không có KCN nào khác có hệ thống này.

Với vị trí là Thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư nên kết quả xử lý chất thải chỉ ở mức trung bình là điều khó chấp nhận vì nếu không có hệ thống xử lý chất thải tốt, khả năng gây ô nhiễm ra môi trường dân cư xung quanh là rất lớn, và tác động của nó là khó lường. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 đến 2020 (Trang 32)