Trong phép đo F-AAS, mẫu đo ở dạng dung dịch và trong môi trường axit. Nồng độ axit trong dung dịch có ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ của các nguyên tố cần phân tích thông qua tốc độ dẫn mẫu, khả năng hóa hơi và nguyên tử hóa của các mẫu. Nói chung các loại axit dễ bay hơi gây ảnh hưởng nhỏ, các loại axit khó bay hơi gây ảnh hưởng lớn. Các axit làm giảm cường độ vạch phổ của các nguyên tố cần phân tích theo thứ tự: HClO4<HCl<HNO3<H2SO4<H3PO4<HF. Axit HClO4, HCl, HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ. Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo
22
phổ hấp thụ nguyên tử F-AAS người ta thường dùng dung môi là axit HCl hay HNO3. Chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của HCl, HNO3, H2SO4 lên cường độ vạch phổ hấp thụ của Zn, Cu, Pb, Cd trên nguyên tắc cố định nồng độ của ion kim loại và pha trong các dung dịch axit có nồng độ biến thiên và khảo sát độ hấp thụ của các nguyên tố đó
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền axit
Axit Nồng độ % Zn Cu Cd Pb
Abs %RSD Abs %RSD Abs %RSD Abs %RSD HCl 1 0,0321 1,09 0,0934 9,01 0,1982 1,04 0,0517 1,86 2 0,0326 2,07 0,0985 1,31 0,1725 2,82 0,0631 1,03 3 0,0372 2,93 0,0982 1,09 0,1931 4,81 0,0672 6,81 HNO3 1 0,0371 1,92 0,0907 3,17 0,2061 1,92 0,0819 2,07 2 0,0523 1,07 0,1281 1,06 0,2217 1,04 0,0882 1,01 3 0,0504 2,06 0,0932 1,92 0,2052 1,09 0,0841 6,02 H2SO4 1 0,0217 2,81 0,0703 4,06 0,1831 3,06 0,0718 5,92 2 0,0289 2,06 0,0782 2,02 0,1843 7,12 0,0756 1,04 3 0,0295 3,01 0,0727 5,64 0,1891 3,82 0,0709 3,29 Kết quả khảo sát cho thấy khi có mặt các axit HCl, H2SO4 và HNO3 trong mẫu phân tích thì môi trường HNO3 2% cho tín hiệu phân tích cao nhất và sai số tương đối thấp. Vì vậy chúng tôi chọn axit HNO3 2% cho phổ ổn định nhất, đồng thời giữ nguyên tố cần phân tích trong dung dịch tránh bị hidrat hoá mẫu.