Kết quả phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bvpstư trong 6 tháng đầu (Trang 53)

- Thời gian nằm viện sau mổ

4.3. Kết quả phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng

4.3.1. Tỉ lệ PTNS u nang buồng trứng trên tổng số phẫu thuật u nang buồng trứng buồng trứng

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2006 có 625 bệnh nhân u nang buồng trứng được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong đó tỉ lệ PTNS là 60,64% và tỉ lệ phẫu thuật mở ổ bụng là 39,36%.

Trong nghiên cứu của Đỗ Khắc Huỳnh [14] tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy số lượng u nang buồng trứng được PTNS tăng lên rõ rệt từ 8 bệnh nhân trong năm 1999 lên 37 bệnh nhân trong năm 2000 và 40 bệnh nhân chỉ trong 5 tháng đầu năm 2001.

Theo Phạm Văn Mẫn [19], tỉ lệ PTNS u nang buồng trứng lành tính năm 1996 tại Bệnh viện Phụ sản trung ương là 11,7% song đến năm 2006 tỉ lệ này đã là 72,3%.

Trong nghiên cứu của Park [40] thực hiện tại Khoa Phụ sản Trường Đại học y Yonsei – Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ PTNS u nang buồng trứng lành tính trên tổng số phẫu thuật u nang buồng trứng tăng lên rõ rệt từ 20,7% giai đoạn tháng 9- 1995 đến tháng 8 năm 1996 lên 33,9% giai đoạn tháng 9 – 1996 đến tháng 8 – 1997 và 49,7% giai đoạn tháng 9 – 1997 đến tháng 8 – 1998.

Qua những nghiên cứu trên có thể thấy rằng tỉ lệ phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng lành tính ngày càng tăng và đã dần dần thay thế phẫu thuật mổ mở cổ điển.

4.3.2.Tỉ lệ thành công

Bảng 4.1: Tỉ lệ PTNS thành công so sánh với các tác giả khác.

Kết quả Tác giả PTNS thành công Không thành công Tổng số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đỗ Khắc Huỳnh [14] 82 96,46 3 3,54 85 Đỗ Thị Ngọc Lan [16] 148 100 0 0 148 Marana [34] 667 97,6 16 2,4 683

Nguyễn Thị Thanh Hoa [12] 98 100 0 0 98

Nguyễn Bình An 193 96,5 7 3,5 200

Bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ PTNS thành công là rất cao trong nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Lan [16] và Nguyễn Thị Thanh Hoa [12], tỉ lệ PTNS thành công lên tới 100%. Kết quả PTNS thành công trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như của Đỗ Khắc Huỳnh [14] với 85 bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Marana [34] với 683 bệnh nhân tại

Khoa Phụ sản Trường đại học Cattolica del Sacro Cuore, Rome, Italy. Có thể đi tới kết luận rằng PTNS u nang buồng trứng thực đạt hiệu quả rất cao.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, PTNS không thành công được định nghĩa là can thiệp hoàn toàn bằng PTNS và không có tai biến trong mổ cũng như biến chứng sau mổ. Có 7 trường hợp PTNS không thành công bao gồm 5 trường hợp chuyển mổ mở và 2 trường hợp có biến chứng sau mổ. Vấn đề biến chứng sau mổ sẽ được bàn luận trong phần hậu phẫu. Về nguyên nhân chuyển mổ mở chúng tôi thấy rằng, trong 5 bệnh nhân thì có 3 bệnh nhân bệnh cảnh lâm sàng là những khối u khó (1 u xơ tử cung, 1 tử cung chột bị ứ máu kinh, 1 u máu mạc nối lớn) chẩn đoán nhầm là u nang buồng trứng, 1 bệnh nhân u lạc nội mạc tử cung dính nhiều, 1 u bì kích thước lớn. Cả 5 trường hợp này phẫu thuật viên nhận thấy không thể hoặc khó có thể can thiệp bằng phẫu thuật nội soi.

Về vấn đề chẩn đoán nhầm, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy có 11 trường hợp không phải tổn thương của buồng trứng chiếm 5,5% cho thấy đây là vấn đề không phải hiếm gặp mặc dù tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng, siêu âm và hội chẩn trước mổ.

Theo Marana [34] nguyên nhân chuyển mổ mở chủ yếu do u lạc nội mạc tử cung dính nhiều, còn lại do u bì kích thước lớn và nghi ngờ ác tính.

Trong nghiên cứu của Đỗ Khắc Huỳnh [14] có 3 bệnh nhân chuyển mổ mở do tai biến, do dính và do u bì có sọ lớn.

Theo chúng tôi cần thăm khám kỹ bệnh nhân trước mổ nhằm loại trừ những khối u dính nhiều cũng như xác định đúng bản chất khối u có thể làm giảm tỉ lệ chuyển mổ mở và có chỉ định phẫu thuật sát thực hơn.

Một phần của tài liệu nhận xét về kết quả điều trị u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bvpstư trong 6 tháng đầu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)