0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tu thân

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG NHÂN CÁCH TRONG TÁC PHẨM LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ (Trang 69 -69 )

Tu thân, theo Nho giáo “tu” có nghĩa là sửa. “Thân” có nghĩa là bản thân mình. Tu thân nghĩa là sửa chữa bản thân mình cho được ngay thẳng, hợp với đạo đức ở đời. Nói rộng ra, người đứng đầu muốn chỉnh đốn tốt gia đình mình, giá trị mình thì trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình đã.

Tu thân là một trong tám bước người quân tử thực hiện ba cương lĩnh của Nho giáo. Ba cương lĩnh đó là:

Minh minh đức: Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng đức tốt đẹp của con người.

Tân dân: Đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện. Chỉ ư chí thiện: Khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất.

Đạt ba điều trên thì mới kiên định chí hướng, tâm mới tĩnh, lòng ổn định, suy nghĩ và giải quyết mọi việc mới chu toàn hiệu quả.

Tám bước đó là: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Được giải thích trong sách Đại học những ý sau:

“Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiện hạ (bình thiên hạ). Trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình cai trị (trị quốc).

Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải tu dưỡng những đức tính tốt cho mình (tu thân).

Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.

Muốn cho tâm tư của mình ngay thẳng đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật (thành ý).

Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn (trí tri).

Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật (cách vật)” (7. Đại học, tr.32).

Nói đến tu thân: “Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lí của sự vật, thì mới có thể có được sự hiểu biết; Có được sự hiểu biết thì ý niệm mới chân thành; ý niệm chân thành thì cái tâm mới ngay ngắn. Cái tâm ngay ngắn mới tu chỉnh được bản thân mình. Tu chỉnh được bản thân mình rồi mới sửa sang nhà cửa mình chỉnh tề tốt đẹp; sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp mới bình trị được nước thái bình, bình trị nước mình thì mới làm thiên hạ được thái bình. Từ thiên tử cho đến kẻ thứ nhân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc” [21. Đại học, tr.85].

“Cái gốc rối loạn mà cái ngọn được gọn gàng ngay ngắn, là điều không thể có được. Coi nhẹ cái căn bản đáng phải trọng thị và coi nặng cái chi tiết vốn là thứ yếu [thánh nhân xưa] chưa từng có như vậy bao giờ” [21.Đại học, tr.39].

Tu thân chính là tự khắc phục bản thân mình, không ngừng học tập để tiến thân. Điều này phù hợp với suy nghĩ của Khổng Tử. Trong luận ngữ, coi tu thân là “tu kỷ” dịch là “sửa mình”.

Sửa mình, tức khắc phục bản thân, chiến thắng mọi trở ngại trong bản thân trên con đường trở về bản tính nhân tính. Người quân tử muốn hoàn thiện thì phải sửa mình, nếu không sửa mình sẽ không cai trị được dân, sẽ

không sửa được người khác. Vì vậy bắt buộc người quân tử phải có đạo đức cá nhân.

“Khổng Tử nói: Nếu sửa được mình, thì trị nước có khó gì? Không sửa được mình thì làm sao sửa trị được người” [21.Luận ngữ XIII.13 tr.445].

Muốn “trị” được dân, thì phải sửa mình trước. Cũng như ngày nay, cán bộ muốn quản lý mà muốn bảo được nhân viên, được nhân viên coi trọng thì người lãnh đạo phải “tu thân” về trình độ, sự ngay thẳng, công tâm, v.v.

Mục đích của “sửa mình” được Khổng Tử nêu ra qua việc đối thoại với Tử Lộ:

“Tử Lộ hỏi về người quân tử.

Khổng Tử nói: - Lấy chữ kính mà sửa mình Tử Lộ nói: - Chỉ có thế thôi sao?

Đáp: - Sửa mình để làm người ta được yên trị Lại hỏi: - Chỉ có thế thôi sao?

Đáp: - Sửa mình để yên trăm họ. Sửa mình để yên trăm họ, điều ấy thì ngay cả Nghiêu Thuấn có lẽ cũng chưa làm được chọn vẹn” [21.Luận ngữ.XIV.45 tr.480].

Lấy thái độ cung kính, có trên, có dưới, có lẽ phải,... để sửa mình. Sửa mình để người ta được yên trị và sửa mình để yên trăm họ. Làm yên mọi người và làm yên trăm họ chính là mục đích tối cao của người quân tử, những kẻ cầm quyền. (Dân yên: thái hòa, nước yên: thái bình, kẻ trị được nước: trung dung) trung dung là chí đức.

Khổng Tử đã chỉ ra việc cung kính “Lấy chữ kính để sửa mình” để thiên hạ được “dĩ an nhân”, “dĩ an bách tính” qua hình ảnh vua Nghiêu, Thuấn. “Khổng Tử nói: Không làm gì mệt nhọc mà thiên hạ được bình trị, có lẽ là Thuấn chăng? Thuấn làm gì chăng? Chỉ giữ mình cung kính, ngồi thẳng

dân chúng sẽ quay về tụ họp lại, giống như tất cả các vì sao đều chầu về phía sao Bắc Đẩu.

“Người quân tử ở ngôi trên mà trọn đạo với cha mẹ, thì dân chúng sẽ hướng về “nhân”, người ở ngôi trên không bỏ rơi bạn bè xưa cũ, thì dân chúng sẽ không ăn ở bạc bẽo lạnh lùng” [21.Luận ngữ VIII.3 tr.358].

Để tu được thân, thì các gương trước mắt là người hiền mà người quân tử phải học tập, muốn bằng họ. Nếu gặp người chưa phải hiền cũng phải xem lại mình (có sai như người ta không) để sửa [21.Luận ngữ IV.17 tr.282]. “Thấy người hiền tức thì hãy nghĩ mong bằng được người ấy. Thấy kẻ bất hiền, thì nên tự xét trong lòng [xem mình có sai sót như người ấy không]” [21. Luận ngữ IV.17 tr.282].

Tâm đức với những kẻ biết tu thân, coi họ đã đạt một mức của đạo lý. “Người biết đổi lòng hiếu sắc ra lòng hâm mộ người hiền, đem hết sức mình mà thờ cha mẹ, liều thân mình mà thờ vua, giao tiếp với bằng hữu thì nói lời giữ lời, thì dẫu có ai nói rằng [người đó] chưa học [đạo lý], tôi vẫn nói là đã có học rồi đó” [21.Luận ngữ I.7 tr.225].

Việc quan trọng nhất của tu thân chính là sửa chữa lỗi lầm. Nhiều người có lỗi mà không nhìn ra, nhiều người có lỗi mà không chịu sửa. Cho nên, việc nhận lỗi, sửa lỗi được Ngài dạy học trò tương đối kỹ. Trước tiên, nhắc nhở học trò rằng, dốc lòng tu thân giữ gìn, thì sẽ mắc ít sai lầm trong cuộc đời.“Vì ràng buộc gìn giữ mình mà mắc sai lầm, thì hiếm lắm”, đấy chính là tác dụng của tu thân. Nhưng cuộc đời là một trường đời, nên mắc lỗi trong đời là có. Khổng Tử lo lắng rằng, khi mắc lỗi mà không biết hổ thẹn đấy chính là tai họa của xã hội.

“...thôi rồi! Ta chưa từng thấy người nào có thể nhìn thấy lầm lỗi của mình mà tự phê phán trong lòng!” [21.Luận ngữ V.26 tr.306 ].

Biết tự phê phán trong lòng, có nghĩa là còn liêm xỉ, biết xấu hổ. Kẻ không biết xấu hổ khi làm việc “trái lễ” thì đấy mới là điều Khổng Tử lo lắng:

“Phẩm đức không trau giồi, học vấn không chăm lo, nghe được điều nghĩa mà chẳng làm theo, tự mình sai trái mà không sửa đổi, đó là những điều ta lo lắng” [21.Luận ngữ VII.3 tr.342].

Người quân tử phải biết sửa sai, sửa lỗi: “Sai mà không sửa, thì đó mới thật là sai” [21.Luận ngữ XV.20 tr.499]. Nghe những lời nói nghiêm túc để sửa mình, đó mới là quý: “Những lời phép tắc nghiêm túc, có thể không nghe theo chăng? Phải sửa lỗi mới quý. Những lời dịu dàng khuyên bảo, có thể không vui lòng sao? Phải suy xét mới quý. Vui lòng mà chẳng suy xét, nghe theo mà chẳng sửa lỗi, như vậy thì ta chẳng có cách nào đối với họ nữa” [21.Luận ngữ IX.23 tr.377]. Phải sửa được mình thì mới làm được việc lớn: “nếu sửa được mình, thì trị nước có khó gì? Không sửa được mình thì làm sao sửa trị được người” [21.Luận ngữ XIII.13 tr.445].

Con đường “sửa mình” tu thân ấy chính là học, học văn hóa, học đạo lý, học lễ nghĩa. Học là điều kiện cần thiết để người quân tử không bị nhầm lẫn, nói không thừa mà cũng không thiếu, những gì nói ra đều phải làm được: “chí để ở đạo, căn cứ ở đức, chỗ dựa ở nhân, vui chơi ở nghệ”. (Lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số) [21.Luận ngữ VII.6 tr.342]. “Cho nên người quân tử (nhà cầm quyền) đặt danh tất phải nói được đạo lý, mà nói được tất làm được. Người quân tử đối với lời nói của mình, phải không sơ suất chút nào mới thôi” [21.Luận ngữ XIII.3 tr.443].

Ngài đưa ra ba điều răn, sáu điều mắc lỗi người quân tử dễ mắc phải, nên tránh xa. “Khi hầu chuyện người quân tử, có ba điều lỗi dễ mắc. Chưa đến lúc nói mà đã nói, là hấp tấp; đến lúc đáng nói mà không nói, là giấu giếm; nói mà không nhìn sắc mặt của người nghe, là mù quáng” [21.Luận ngữ XVI.6 tr.511].

“Người quân tử có ba điều răn: Khi tuổi trẻ, khí huyết chưa ổn định, phải răn nữ sắc. Đến tuổi tráng niên, khí huyết mạnh mẽ, phải răn sự hiếu

thắng đấu đá. Đến tuổi già, khí huyết suy giảm, phải răn lòng tham thu vén” [21.Luận ngữ XVI.7 tr.511].

Người quân tử không có bốn lỗi này (giống như Khổng Tử): “Vô ý không đoán mò; vô tất: không vũ đoán; vô cố: không cố chấp; vô ngã: không tự cho mình là phải” [21.Luận ngữ IX.4 tr.373].

Để đạt được trình độ đó thì “không hoài nghi sẵn về sự lừa dối của người khác, cũng không ức đoán vu vơ về sự bất tín của người khác, nhưng có thì biết ngay, như thế cũng đáng gọi là bậc hiền rồi” (7.Luận ngữ XIV.33 tr.478 ).

Tu thân phải là việc làm thường xuyên liên tục, phấn đấu không ngừng nghỉ, vì nó gắn liền với việc học. Khổng Tử rất ghét kẻ không quyết chí tu thân học đạo, chỉ biết thỏa mãn với những cái đã đạt được mà không chịu phấn đấu tiếp lên cao (trái với tâm ý của mình). Ngài đã mắng Nhiễm Cầu khi tự cho mình không đủ sức theo học đạo của Khổng Tử: “Nhiễm Cầu nói: Chẳng phải tôi không thích Đạo của Thầy. Nhưng sức tôi không đủ, Ngài nói: Kẻ không đủ sức, đi được nửa đường thì bỏ. Còn ngươi thì ngươi vạch sẵn mức đường [không chịu bước thêm nữa]” [21.Luận ngữ VI.10 tr.325].

Khuyên bảo động viên học trò: “Ví như đắp đất làm núi, chỉ cần một sọt đất nữa là thành, nếu ta dừng, ấy là bởi ta dừng. Lại ví như giữa đất bằng, dẫu chỉ mới để được một sọt đất, nhưng vẫn quyết tâm tiếp tục, thì đó là ta đang đi tới [thành công] vậy” (7.Luận ngữ IX.18 tr.376).

Nên tu thân là phải có chí hướng, tiêu trí phải học tập để hoàn thiện mình. Ngài đưa ra sáu đức bị che lấp nếu không học:

“Do này! Ngươi đã nghe nói sáu đức có thể bị sáu tệ che lấp chưa? Đáp: Thưa chưa ạ!

Ngài nói: Ngồi xuống, ta sẽ bảo ngươi:

(1) Hiếu nhân mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là sự ngu muội. (2) Hiếu trí mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là sự phóng đãng.

(3) Hiếu tín mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là [dễ bị lợi dụng, hóa ra] tự hại mình;

(4) Hiếu trực mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là sự gay gắt riết róng; (5) Hiếu dũng mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là sự phản loạn.

(6) Hiếu cương mà không hiếu học, thì mối tệ sẽ là to gan làm càn”. [21.Luận ngữ XVII.8 tr.529].

Do đó, cái sự tu thân là phải làm tốt được sáu đức đó: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương. Ngoài ra còn nhiều đức khác nữa thì mới làm được người quân tử và thầy sẽ là người giúp đỡ việc tu thân đó. Vì người quân tử đâu phải là thánh nhân, họ là người mang trong mình những nhu cầu như người bình thường, nên họ cũng dễ mắc lỗi. Nên trong những tình huống phức tạp người quân tử cũng có cách xử sự bất nhân, thì người quân tử vẫn cứ phải hoàn thiện mình:

“Một khi chế thắng được mình để theo lễ thì thiên hạ sẽ coi mình là người nhân. Làm điều nhân là do nơi mình, chứ lại do người khác ra?

Nhan Uyên hỏi chi tiết hơn. Khổng Tử nói: Trái với lễ, đừng xem trái với lễ, đừng nghe; trái với lễ, đừng làm.

Nhan Uyên nói: Hồi tôi dẫu không mẫn tiệp, cũng xin thực hiện lời đó của thày” [21. Luận NgữXII.1423].

Do vậy, để tu thân được thành công, thì phải thực hiện “lễ”.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG NHÂN CÁCH TRONG TÁC PHẨM LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ (Trang 69 -69 )

×