Các đức tính cơ bản thể hiện nhân cách qua tác phẩm Luận ngữ

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân cách trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử (Trang 41)

Khi Tử Cống hầu chuyện Khổng Tử, Ngài nói với Tử Cống rằng: “Đạo người quân tử có ba điều, mà ta chẳng làm được một, người nhân không lo rầu, người trí không lầm lạc, người dũng không sợ sệt” [21.Luận ngữ, XIV.30 tr.477].

Như vậy, theo Khổng Tử, cốt lõi nhân cách của người quân tử được thể hiện trong ba đức tính cơ bản: Nhân, Trí, Dũng. Đó là ba đạt đức lớn.

2.1.2.1. Nhân

“Nhân” là hạt nhân lý luận của hệ thống tư tưởng Khổng Tử. “Khổng tử lấy chữ “nhân” làm quý” (Lã Thị Xuân Thu. Bất nhị). Khổng Tử lấy “nhân” làm phạm trù tối cao và nội dung cơ bản trong học thuyết của mình. Trong Luận Ngữ, chữ “nhân” xuất hiện nhiều nhất, có 58 chương bàn đến, cộng là 109 lần xuất hiện, là tiêu chuẩn và lý tưởng tối cao về chính trị xã hội và đạo đức luân lý của Khổng Tử, đồng thời cũng phản ánh quan điểm triết học của ông, ảnh hưởng rất sâu xa đến hậu thế” [21, tr.275].

Chữ “nhân” xuất hiện từ thời nào?

Sách Ngữ Văn Hán Nôm đưa ra: “Thật ra dưới Khổng Tử đã có khái niệm “nhân”. Thiên Kim Đằng, trong kinh Thư đã có câu: “Ta nhân thuận với ông cha”. Thơ Phúc vu điền, trong trịnh Phong ở Kinh Thư có câu: “vừa đẹp vừa nhân từ”.Chữ “nhân” trong thư tịch cổ trước Khổng Tử, xét về nội dung, có thể chia làm ba phương diện:

a) Thuận theo ông cha, tức là “thân thân”.

b) Yêu con người, tức là từ yêu cha mẹ suy rộng ra đến yêu mến mọi người trong xã hội.

c) Che chở dân, làm lợi dân.

Trên cơ sở kế thừa có phê phán những tư tưởng đó của tiền nhân, Khổng Tử làm phong phú chữ “nhân”, cho nó một hàm nghĩa mới, phát triển thành hạt nhân lý luận trong học thuyết của mình” [21, tr.276].

Còn Nguyễn Hiến Lê, trong tác phẩm “Khổng Tử” viết: “Theo Tiêu Công Quyền, thì các sách cổ chép chính trị đời Chu trước Khổng Tử, rất ít nói đến nhân nghĩa. Như Phần Nhã, Phần Tụng trong kinh Thi khen đức của các tiên vương, tuyệt nhiên không có chữ nhân. Sách Chương Thư bản kim văn, cũng không có chữ nhân, bản cổ văn chỉ thấy dăm ba chữ dùng chữ đó.

Còn các đời Hạ, Thương trở về trước, sách cổ thiếu chỉ lưu lại truyền thuyết rằng các vua thời đó trọng chính sách khoan, giảm (vừa khoan dung vừa giản dị) chứ không nói đến nhân.

Vậy thì có thể Khổng Tử đã đặt ra từ “nhân”, ý nghĩa rộng lớn hơn từ “khoan”. Chúng ta chưa có chứng cứ gì để tin hẳn điều đó, nhưng dù sao cũng từ Khổng Tử trở đi, chữ nhân mới từ trường học của ông mà được phổ biến, và “nhân” với “lễ” thành một hệ thống gồm đủ có thể lẫn dụng” [21, tr.156- 157].

Vậy, nhân là gì?

Nhân, là phạm trù đạo đức bao trùm nhất được Khổng Tử lý giải nhiều cách khác nhau như “sửa mình theo lễ”, “mình muốn lập thì cũng lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp cho người thành công”, trong đó ái nhân là ngắn gọn sáng tỏ nhất.

Nhân là phạm trù xuất phát, cốt lõi của tư tưởng Nho giáo. Là phẩm chất đạo đức cơ bản của người quân tử, là nguyên tắc đạo đức tối cao, thông suốt cả trung, thứ, hiếu, đễ, cung, khoan, tín, mẫn, huệ.

Trước hết, nhân là yêu người.

Trong Luận ngữ, từ “nhân” có nhiều nghĩa rất phức tạp, theo nhiều khía cạnh khác nhau. Yêu người chính là thể hiện mối quan hệ đối xử giữa con người với nhau, chứ không phải chỉ là yêu mỗi bản thân mình.

Khổng Tử đã khẳng định: Nhân là yêu người trong đoạn đối thoại với Phàn Trì: “Phàn Trì hỏi về nhân. Khổng tử nói: Yêu người. Hỏi về trí, Khổng tử nói: Biết người” [21.Luận ngữ, XII.21 tr.477]. Vậy yêu người như thế nào? Người nhân là người như thế nào? Thì mỗi một hoàn cảnh, Khổng Tử lại trả lời khác nhau. Điều đó chứng tỏ nhân có ý nghĩa rất rộng lớn.

Trọng Cung hỏi về nhân. Khổng Tử nói: “Khi ra khỏi nhà, phải như đi gặp khách quý, khi sai dân, phải như thừa hành một lễ tế lớn. Điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác. Trong nước không người oán, trong nhà, không người oán [21.Luận ngữ. XII.2 tr.474]. Người nhân ra ngoài thì trang trọng; khi sai khiến dân, dân cảm thấy được nể trọng.

Yêu người thể hiện ở cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, ông đã trả lời rất thẳng với Trọng Cung vậy. Ở đời, có bao nhiêu người không muốn ở mình nhưng vẫn làm như thể cho người khác. Họ không thể gọi là yêu người.

Học trò của Khổng Tử làm rất tốt điều này.

Chuyện kể về Hữu Nhược: Lỗ Ai Công hỏi Hữu Nhược: Năm nay mất mùa, chi dùng không đủ, phải làm thế nào? Hữu Nhược đã lấy tư tưởng “Yêu dân” làm gốc, thương dân nghèo lại càng túng vì mất mùa, khuyên Lỗ Ai Công giảm thuế đi, dùng phép “triệt” (thu một phần mười hoa lợi của dân) trong khi Lỗ Ai Công đang thu hai phần mười. Hữu Nhược thưa rằng: Trăm họ no đủ thì vua thiếu thốn với ai? Trăm họ mà thiếu thốn thì vua đủ với ai? [21.Luận ngữ XII.9].

Nhân là hành động cái gì mình muốn thì làm cho người. Mình muốn tự lập thì cũng thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp cho người thành công. Như ngôn ngữ Việt Nam là suy từ bụng ta ra bụng người. Mình muốn cái gì thì người ta cũng thích cái đó. Và lấy thí dụ ngay trong sự thực trước mắt mà ra sức thực hiện, đó là phương pháp để trở thành người

Như ba đoạn trích trên, thì ta thấy, nhân chủ yếu là giúp người, giúp người tức là yêu người, tư tưởng và hành động phải trùng nhau, nếu không thì không thể nhân được.

Cho nên, người nhân “giúp người ta làm việc tốt” [21.Luận ngữ XII.15 tr.475] “xấu hổ” khi “nói nhiều hơn làm”. Và cứng rắn, kiên nghị, mộc mạc, ít nói thì gần với điều nhân [21.Luận ngữ XIII.27]. Những người “nói năng ngọt xớt, mặt mày trau truốt, thi ít điều nhân” [21.Luận ngữ I.3 tr.224]. Nên, người nhân cũng giống như người quân tử, “văn” và “chất” phải hài hòa, tao nhã: “Thường ngày ở nhà thì thái độ và dung mạo khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, giao thiệp với người thì trung thành. Dẫu đi đến các nước di địch, cũng không thể bỏ những điều ấy” [21.Luận ngữ XIII.19 tr.446].

Người có lòng nhân thì an vui trong cảnh nghèo khó, với điều nhân trong lòng “kẻ bất nhân chẳng có thể ở lâu trong cảnh nghèo túng, cũng chẳng có thể ở lâu trong cảnh an vui. Người nhân thì an vui với điều nhân [vì chỉ có làm điều nhân thì người ấy mới an lòng],...” [21.Luận ngữ IV.2 tr.279].

“Bậc chí sĩ nhân nhân không vì bảo tồn sinh mạng mà làm hại điều nhân, trái lại có khi phải dám hy sinh để hoàn thành điều nhân” [21.Luận ngữ XV.8 tr.497]. “Thấy lợi nghĩ đến nghĩa, thấy nguy không tiếc tính mạng, sống nghèo khốn bao lâu cũng không quên lời hứa lúc bình sinh,... [21.Luận ngữ XIV.13 tr.474] “…kìm nén được, chẳng biểu hiện ra”: Người nhân không: “Hiếu thắng, khoe khoang, oán hận, tham dục”.

Tử Cống hỏi về cách làm điều nhân, thì ông nói: “Người thợ muốn làm tốt công việc, ắt trước tiên phải mài sắc công cụ. [Cũng như thể, người muốn làm đều nhân, phải có thầy bạn]. Ở trong nước này, mình phải chọn bậc hiền đức trong các đại phu mà thờ [làm thày], và phải tìm những kẻ dễ có lòng nhân để kết bạn” [21.Luận ngữ XV.9 tr.497]. “Đứng trước điều nhân, thì dẫu là thày cũng không nhường, [tự mình hăng hái làm ngay], [21.Luận ngữ XV.35 tr.501]. “Nếu có chí làm điều nhân, thì không có điều xấu” [21.Luận

ngữ IV.4 tr.280], “Điều nhân xa lắm chăng? Ta muốn điều nhân, thì điều nhân khắc đến vậy” [21.Luận ngữ VII.29 tr.346].

Như vậy, làm điều nhân không khó, chỉ cốt ở mình có quyết tâm không, theo bạn tốt thày hiền là được. Điều đó phụ thuộc vào mức độ rèn luyện của mỗi người: “Người nhân phải chịu khó trước rồi sau mới có thu hoạch. Như vậy có thế gọi là nhân” [21.Luận ngữ VI.20 tr.326].

Làm điều nhân thì dễ, làm người nhân hay thánh nhân lại càng khó. “Ta chưa hề thấy người yêu điều nhân và ghét điều bất nhân. Người yêu điều nhân thì không coi điều gì là hơn điều nhân được. Người ghét điều bất nhân, thì làm điều nhân, không để cho điều bất nhân vướng vào mình. Có ai trọn ngày dùng hết sức mình cho điều nhân chăng? Ta chưa thấy ai đủ sức có lẽ người như vậy, nhưng ta chưa thấy” [21.Luận ngữ IV.6 tr.280].

Khổng Tử thấy đạt được người nhân đã khó, thì thánh nhân càng khó! “Khổng Tử nói: “Thánh nhân, thì ta không được thấy, được gặp người quân tử là được rồi. Thiện nhân, ta không được thấy. Được gặp người hữu hằng (người có tiết tháo kiên định) là được rồi,...” [21.Luận ngữ VII.25 tr.306].

Đức nhân rất cần cho mọi người: “Dân cần đức nhân, còn bức thiết hơn nước và lửa. Ta có thấy người ta đi vào nước và lửa mà chết, chứ chưa từng thấy ai vì làm điều nhân mà chết” [21.Luận ngữ XV.34 tr.501], nhưng người thường làm điều nhân chỉ giúp được một số người, còn là bậc cai trị, vua chúa cầm quyền, thì giúp cho cả nước thái bình. Cho nên, nhân phải là đức căn bản của vua. Vua vừa phải có “nhân trị” và “đức trị”. Nhân với đức là một, có như vậy, họ mới làm trọn sứ mạng trời giao phó cho họ trị dân, trị nước. Với sử sách, Khổng Tử công nhận có ba người nhân: “[vua Trụ hoang dâm tàn bạo] Vi Tử bỏ mà đi, Cơ Tử bị làm nô [của Trụ], Tử Can can giám mà bị chết. Khổng Tử nói: “Nhà Ân có ba người nhân” [21.Luận ngữ XVIII.1 tr.541].

Khi Tử Trương đứng về phương diện trị dân, hỏi về đạo nhân. Khổng Tử đáp: “Làm được năm đức này trong thiên hạ thì gọi là nhân: Cung, khoan, tín, nhẫn, huệ.

Cung kính thì không bị khinh nhờn Khoan hậu thì được lòng người

Thành tín thì được người ta tín nhiệm Cần mẫn thì thành công

Hiền huệ thì dễ sai khiến, sử dụng người [21.Luận ngữ XVII.13 tr.530] Cung: Nghiêm trang.

Một người luôn có thái độ nghiêm trang, ung dung tự tại thì kẻ đối diện phải kính nể. Vua một nước nghiêm trang, thì thiên hạ bất loạn. Do đó, người ở ngôi trên phải có đức tính này: “Cung kính mà gần hợp với lễ, thì tránh xa được sỉ nhục. Không thất lễ với người thân thì có thể làm chủ [gia đình] (Làm con ngoan thì sau này có thể làm cha tốt) [21.Luận ngữ I.13 tr.224 ]. Nghiêm trang từ khi còn là người con trong gia đình đến khi trưởng thành là người cha, người chủ và là người có địa vị trong xã hội vẫn phải có thái độ cung kính, nghiêm trang.

Sự nghiêm trang thể hiện: “Lễ tổ tiên [thì rất mực cung kính] cứ như có thần minh hiện lại,...” [21.Luận ngữ III.12 tr267]. “Người ở ngôi trên mà không khoan dung rộng lượng, hành lễ mà không nghiêm túc kính cẩn, trong tang lễ mà không đau buồn thương xót, [những kẻ như vậy] ta làm sao có thể nhìn được” [21.Luận ngữ III.26 tr.269]. Tức là những kẻ như vậy đã phạm điều nhân, là bất nhân.

Khổng Tử rất khen các chính trị gia thời cổ đại. Họ là các vị thánh Nghiêu, Thuấn, Hạ Vũ,... vì đã giúp nhiều cho dân. Như có công trị thủy, truyền hiền chứ không truyền tử. Đặc biệt đức Thuấn, với tài đức cao vời vợi, không cần làm gì cả, mà tài đức ấy vẫn quy tụ được dân chúng về phía mình, chỉ cần ngồi trang nghiêm cung kính: “không làm gì mệt nhọc mà thiên hạ

được bình trị, có lẽ là Thuấn chăng? Chỉ giữ mình cung kính, ngồi thẳng trang nghiêm quay mặt hướng Nam thôi” [21.Luận ngữ XV.4 tr.496].

Khoan hậu: Là yêu dân. Mình yêu người thì người sẽ yêu mình, là rộng lượng. Rộng lượng thì làm cho người có lỗi biết quay đầu. Do vậy, khoan được lòng người và Khổng Tử rất chú trọng đến yêu dân, rộng lượng với dân.

Như “Lỗ Ai Công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã. Tể Ngã thưa: Nhà Hạ dùng cây tùng, nhà Ân dùng cây bách, nhà Chu dùng cây lật, có ý khiến dân sợ hãi (Khổng Tử nghe vậy, nói: Việc đã thành rồi, không phải giải thích nữa, việc đã xong rồi, không phải can gián nữa, việc đã qua rồi, không phải truy cứu nữa” [21.Luận ngữ III.21 tr.268]. Đấy chính là việc bỏ qua có sự mở đường cho người khác. Đó cũng là nhân.

Nên “Người ta sửa mình tinh khiết mà đến, thì ta vì sự tinh khiết ấy mà nhận, không khư khư giữ lấy quá khứ của người ta. Ta tán thành sự tiến bộ của họ, không tán thành sự tháo bộ của họ,...” [21.Luận ngữ VII.28 tr.346]. Đó chính là nhân. Chỉ cần họ có tâm, thì Khổng Tử luôn sẵn sàng nhận: “mang một bó nen đến lễ, ta cũng vui lòng”.

Tín: Giữ lời nói với dân để cho dân tin mình. Nếu người trên không giữ lời thì dân không tin cậy, ra lệnh dân không theo, việc nước sẽ bị loạn. Như vậy Tử Cống hỏi về phép trị dân: “Tử Cống hỏi về chính sự. Khổng Tử nói: Đủ lương thực, đủ binh lực, dân tin cậy. Tử Cống hỏi tiếp: Trong ba điều đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì bỏ điều nào trước? Bỏ binh lực.

Tử Cống lại hỏi: Trong hai điều còn lại đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì bỏ điều nào trước. Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay, ai cũng phải chết. Nhưng dân mà không tin thì nước không đứng được” [21.Luận ngữ XII.7 tr.424]. Ý ông nói rằng. Dân chết đói là chuyện thường xảy ra từ trước, quốc gia không vì vậy mà mất. Còn làm vua không được dân tin thì nước sẽ nguy.

sao thành người được. Cũng như xe lớn không có đòn nghê (đòn ngang để buộc trâu), xe nhỏ không có đòn “ngột” (làm sao mà đi được?) [21.Luận ngữ II.23 tr.248].

Muốn tín thì phải thành thực, sắc mặt đoan trang, nói năng kiệm lời “người mặt mày trau chuốt” sẽ không thể có tín được, không có lòng nhân [21.Luận ngữ I.3 tr.224], và sẽ làm loạn đức “Lời nói hoa mỹ khéo léo thường làm hỗn loạn đạo đức” [21.Luận ngữ XV.26 tr.499].

Nên lời nói phải thận trọng, việc làm cẩn thận thì mọi người mới tin mình. Để làm được việc lớn, thì phải nín nhịn từ việc nhỏ. “Việc nhỏ không nín nhịn, thì có thể làm hỏng cả mưu kế lớn” [21.Luận ngữ XV.26 tr.498]. Thận trọng trong lời nói, lời nói và hành động phải phù hợp nhau. “Người xưa không dễ dãi nói ra. Bởi e phải xấu hổ vì hành động của mình không theo kịp lời nói” [21.Luận ngữ IV.21 tr.282].

Cho nên người quân tử “chậm chạp cẩn thận trong nói năng, và siêng năng nhanh nhẹn trong việc làm” [21.Luận ngữ IV.23 tr.282]. Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít. “Nói nhiều hơn làm, người quân tử lấy làm xấu hổ” [21.Luận ngữ XIV, 29 tr.477]. Tốt nhất, để giữ chữ tín thì: “Hãy làm trước điều mình nói, rồi sau mới theo đó [mà nói] [21.Luận ngữ II.13 tr.247]. Đi liền với đức tín thì tin và hành cũng đi kèm với nhau, có tín, được tin và hành động chuẩn xác chính là thành công của người quân tử.

Trong các học trò của Khổng Tử, thì Tử Cống có đức tín rất cao, hứa điều gì thì làm ngay, cho nên cảm hóa được mọi người, không ai nói dối Tử Cống cả. Khai điều gì với Tử Cống rất đúng, nhờ vậy trong một việc kiện tụng Tử Cống chỉ cần nghe lời trình bày của một bên là đủ biết ai phải trái, không cần phải hỏi thêm bên kia nữa [21.Luận ngữ XII.13 tr.426]. Được người ta tin, và tin người ta đến như vậy, quả thực là ít có.

Khổng Tử dạy học trò bốn mặt, thì có một mặt là tín “dạy học trò bốn mặt: Văn, Hạnh, Trung,Tín” [21.Luận ngữ VII.24 tr.345]. Trang trọng và

trung tín là hai đức tính quan trọng của người quân tử [21.Luận ngữ I.8 tr.225], đấy là tư cách của kẻ trị dân trị nước.

Nhưng, “Khổng Tử cũng khuyên cứ theo chính nghĩa mà làm chứ không nhất thiết giữ mọi điều tin nhỏ nhặt, mà hóa ra cố chấp, có hại cho nghĩa. Có thể vậy nên ông đã thề với người đất Bồi sẽ không qua nước Vệ, mà rồi ông cũng vẫn qua Vệ, như Tư Mã Thiên chép trong sử ký Tư Mã Thiên” [15, tr.151].. “Người quân tử giữ chữ tín lớn, chứ không giữ chữ tín nhỏ [giữ chính đạo, chứ không câu nệ tiểu tiết] [21.Luận ngữ XV.36 tr.501].

Mẫn: cần mẫn; giúp dân.

Huệ: Hiền huệ. Thương dân, ban ơn cho dân. Đây là hai đức tính của nhà cầm quyền, có lòng thương dân và coi dân “như con đẻ” của mình.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân cách trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)