Trong thư tịch cổ thời Xuân Thu - Chiến Quốc thì khái niệm quân tử được hiểu theo ba ý nghĩa cơ bản:
Thứ nhất: Tên gọi các bậc lang quân mà người phụ nữ quý tộc yêu quý “Đôi chim thư cưu, giọng hót quan quanở bãi cồn trên sông. Người con gái yểu điệu thướt tha, thật xứng đôi với người quân tử” (Kinh Thi - Châu Nam).
Thứ hai: Dùng chỉ người nam giới trong giai cấp qúy tộc thống trị: “Chu Công bảo Lỗ Công rằng: Người quân tử không ruồng rẫy người thân của mình, không để cho các đại thần oán trách vì không dùng họ. Nhưng bạn bè quen biết cũ nếu chẳng có lỗi lớn thì không bỏ họ. Không đòi hỏi một người có đủ mọi tài” [21.Luận ngữ, XVIII.10 tr.544].
Thứ ba: Danh hiệu đạo đức cao cả và chỉ dành cho giới quý tộc. “Đức của người quân tử (hiểu là nhà cầm quyền) như gió, đức của kẻ tiểu nhân (hiểu là dân chúng) như cỏ, gió thổi qua thì cỏ rạp xuống [21.Luận ngữ, XII, 19 tr.427].
Quân có nghĩa là vua: Quân tử có nghĩa là những người có đức, có tài của những bậc vương giả, của những kẻ có thể làm vua trị nước trị dân.
Quân tử còn có nghĩa rộng là nói tới những người có địa vị tôn quý, học đạo để biết quản lý và yêu thương dân chúng. “Quân tử học đạo thì yêu mến mọi người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến” [21.Luận ngữ XVII.4 tr tr.527].
những con người có đạo đức phong kiến và làm tròn những yêu cầu của đạo đức phong kiến.
Khổng Tử tuy nói rất nhiều về người quân tử, nhưng ông không đưa ra một khái niệm đầy đủ nào về người quân tử, mà ta chỉ cảm nhận được người quân tử qua sự so sánh với tiểu nhân, qua đức tính của người quân tử.
Thứ nhất: So sánh với tiểu nhân.
Nếu nói về nghĩa và lợi, thì người quân tử luôn hướng về nghĩa, còn kẻ tiểu nhân luôn hướng về lợi. “Quân tử thông đạt về nhân nghĩa, tiểu nhân thông đạt về tài lợi” [21.Luận ngữ XIV.24 tr.476]. “Quân tử biết rõ nghĩa, tiểu nhân biết rõ lợi” [21.Luận ngữ IV.16 tr.281].
Nếu nói về thái độ thì người quân tử thản nhiên thư thái, còn kẻ tiểu nhân lo lắng, ưu sầu, kiêu căng. “Quân tử thì thản nhiên thư thái, tiểu nhân thì lo lắng, ưu sầu” [21.Luận ngữ VII.36347]. “Quân tử thì thư thái mà không kiêu căng. Tiểu nhân thì kiêu căng mà không thư thái” [21.Luận ngữ, XIII.26 tr.448].
Nếu nói về mối quan hệ xã hội thì quân tử đảm nhận được việc lớn, kẻ tiểu nhân đảm nhận việc nhỏ. Vì kẻ tiểu nhân trông cậy ở người khác, còn quân tử tự làm lấy, và người quân tử biết đoàn kết, còn kẻ tiểu nhân thì không “Người quân tử không thể thử thách qua việc nhỏ mà biết, nhưng có thể đảm nhận việc lớn, kẻ tiểu nhân không thể nhận việc lớn nhưng có thể biết được qua việc nhỏ” [21.Luận ngữ XV.33 tr.500]. “Người quân tử trông cậy ở mình, tiểu nhân trông cậy ở người khác” [21.Luận ngữ XV.20 tr.499]. “Người quân tử thì đoàn kết chứ không câu kết, kẻ tiểu nhân thì câu kết chứ không đoàn kết [21.Luận ngữ II.14 tr.344].
Có thể cùng học đạo, nhưng tác dụng của đạo đối với tiểu nhân và quân tử cũng khác nhau. “Quân tử học đạo thì yêu mến mọi người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến” [21.Luận ngữ XVII.4 tr.541]. Do đó mà quân tử có ba điều sợ mà kẻ tiểu nhân không có: “Sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời dạy
của thánh nhân”. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ; khinh nhờn bậc đại nhân; coi thường lời dạy của thánh nhân” [21.Luận ngữ XVI.8 tr.512].
Nếu gặp khó khăn, gian khổ thì quân tử kiên trì, nghĩ đến đức và phép tắc, còn kẻ tiểu nhân thì nghĩ đến ơn huệ, cầu danh của người khác, có thể làm càn. “Quân tử nghĩ đến đức, tiểu nhân nghĩ đến chỗ ở, quân tử quan tâm đến phép tắc, tiểu nhân quan tâm đến ơn huệ” [21.Luận ngữ IV.11 tr.281]. “Quân tử lúc cùng khốn vẫn kiên trì, còn kẻ tiểu nhân cùng khốn làm càn” [21.Luận ngữ, XV.1 tr.496].
Cho nên, với đạt đức cao nhất là nhân, thì kẻ tiểu nhân không đạt được, “Người quân tử mà phạm vào điều bất nhân, thì có nhưng chưa từng có kẻ tiểu nhân mà làm được điều nhân” [21.Luận ngữ, XIV.7 tr.473].
Người quân tử giúp người ta làm việc tốt, cứu giúp người thiếu thốn, sống hòa hợp với mọi người. “Ta từng nghe rằng. Người quân tử cứu giúp người thiếu thốn, chứ không nối thêm cho người giầu” [21.Luận ngữ, VI.3 tr.323]. “Người quân tử giúp người ta làm việc tốt, không giúp người ta làm việc xấu. Còn tiểu nhân trái lại” [21.Luận ngữ, XII.15 tr.426].
Người quân tử đoàn kết, tự chủ: “Người quân tử tự chủ lấy mình, chứ không tranh chấp hợp quần chứ không bè phái” [21.Luận ngữ, XV.21 tr.499]. “Người quân tử hòa hợp chứ không hùa theo, kẻ tiểu nhân thì hùa theo chứ không hòa hợp [21.Luận ngữ, XIII.23 tr.447].
Đức tính của người quân tử tốt đẹp như vậy, nên làm việc dưới quyền của người quân tử đơn giản, dễ dàng, không khó khăn: “Với người quân tử, làm việc dưới quyền thì dễ, nhưng làm đẹp lòng thì khó. Muốn làm đẹp lòng người quân tử mà không giữ đạo, thì người quân tử chẳng thích, còn khi dùng người, thì chỉ tùy theo tài đức mà giao việc.
Đối với kẻ tiểu nhân thì khó hầu công việc, nhưng dễ lấy lòng. Lấy lòng kẻ tiểu nhân, dẫu trái đạo, thì tiểu nhân cũng thích. Còn khi sai khiến người ta, thì hay vạch vòi, đòi hỏi” [21.Luận ngữ, XIII.25 tr.448].
Một số so sánh trên giữa người quân tử với kẻ tiểu nhân cũng cho chúng ta thấy người quân tử đáng là người cầm quyền, luôn nghĩ đến nghĩa, thư thái, ôn hòa, giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn khó khăn, biết dùng người tài đức.
Thứ hai: Phác họa tính cách người quân tử qua lời dạy học trò:
Người quân tử rất hiếu học (học Đạo). Nên khi đã thấm nhuần đạo đức phong kiến, họ có cử chỉ trang trọng uy nghiêm, làm mọi việc cho thiên hạ hợp nghĩa, nói năng thận trọng, siêng năng nhanh nhẹn. Nên trong con người quân tử, cả văn và chất đều hài hòa, đẹp đẽ. Trong lòng không làm việc xấu, không hổ thẹn với đời. “Người quân tử học rộng văn chương tri thức, giữ mình theo lễ, nhờ vậy mà khỏi trái với đạo lý” [21.Luận ngữ, VI.25 tr.327]. “Quân tử không lo, không sợ,... tự xét trong lòng không hổ thẹn” [21.Luận ngữ, XVI.9 tr.512]. “Quân tử ăn chẳng cầu no, ở chẳng cần sướng, làm việc cần mẫn, nói năng thận trọng, đến với người có đạo tự sửa mình có thể gọi là hiếu học vậy” [21.Luận ngữ, I.14 tr.226].
Người quân tử uy nghiêm, thận trọng: ... “Quân tử nếu không trang trọng thì không uy nghiêm, học hành thì trí thức vững vàng” [21.Luận ngữ, I.8 tr.225]. “Quân tử mong muốn chậm chạp cẩn thận trong nói năng, và vững vàng nhanh nhẹn trong việc làm” [21.Luận ngữ. IV.23 tr.282].
Người quân tử làm việc nghĩa, phẩm chất và tri thức đồng đều: ...“Người quân tử mọi việc trong thiên hạ, không quy định phải làm như thế nào,... chỉ xét hợp nghĩa thì làm”, [21.Luận ngữ, IV.10tr.281 ]. Văn và chất hài hòa với nhau: “Văn cũng như chất, chất cũng như văn [Nếu như bỏ hết lớp lông ở ngoài da cọp da beo với da chó da dê đi], thì da cọp da beo cũng giống như da chó, da dê thôi” [21.Luận ngữ, XII.8 tr.425]. “Chất mà trội hơn văn thì
thô kệch, văn mà trội hơn chất thì phù phiếm. Văn với chất đều hài hòa thì mới là quân tử”. [21.Luận ngữ, VI.16 tr.326]. Có thái độ: “Người quân tử luôn kính cẩn, không sai trái, đối với người thì khiên cung và có lễ phép” [21.Luận ngữ, XII.5 tr.424]. Có nhiều bạn bè, anh em: “Người quân tử lấy văn chương học vấn mà tập hợp bạn bè, và nhờ bạn bè giúp sức mà làm được điều nhân” [21.Luận ngữ. XII.23 tr.428]. “Người trong bốn biển đều là anh em? Người quân tử lo gì không có anh em” [21.Luận ngữ, XII.5 tr.424].
Trong công việc, người quân tử: “lo tính không vượt ra ngoài cương vị mình”, [21.Luận ngữ, XIV.28 tr.477], “Làm trước điều mình nói, rồi sau mới theo đó (mà nói)” [21.Luận ngữ, II.13 tr.247], nên “nói nhiều hơn làm, người quân tử lấy làm xấu hổ” [21.Luận ngữ, XIV.29 tr.477]. “Cứu giúp người thiếu thốn, chứ không nối thêm cho người giàu” [21.Luận ngữ VI.3 tr.323].
Người quân tử biết dùng người: “Khi dùng người, tùy theo tài đức giao việc” [21.Luận ngữ.XIII.25 tr.448], “không cất nhắc người vì lời nói (hay), cũng không vì người (xấu) mà bỏ lời nói đúng của họ” [21.Luận ngữ, XV.22449]. Nên họ là những người cầm quyền phải có trí tuệ lãnh đạo trong công việc. Do thái độ ung dung tự tại, không tranh giành ai, kể cả phải tranh giành thì cũng ung dung như cuộc tranh đua bắn tên “vái chào, nhường nhau lên thềm. Bắn xong thì đi xuống uống rượu” [21.Luận ngữ. III.7 tr.266].
Người quân tử không những có trí mà phải có dũng khí: “Có thể ủy thác một hoàng tử mồ côi cao sáu gang(năm sáu tuổi), có thể gửi gắm vận mạng một nước trăm dặm cho người đó, trước cơn nguy biến người ấy không để ai đoạt được khí tiết... hẳn là người quân tử” [21.Luận ngữ.VIII.7 tr.360].
Người quân tử có đức nhân: “Quân tử mà bỏ điều nhân thì sao gọi được là quân tử? Người quân tử chẳng bao giờ rời bỏ điều nhân, dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn, dẫu trong cơn vội vàng hay trong lúc nghiêng ngả chao đảo, người ấy vẫn ở với điều nhân” [21.Luận ngữ, IV.5 tr.280].
Nên người quân tử làm được việc lớn: “ông Vũ, ông Tắc tự mình đi cày ruộng, mà về sau cả hai đều có được thiên hạ” [21.Luận ngữ, XIV.6 .tr444].
Nhân, trí, dũng là ba đức tính căn bản của người quân tử. Từ ba đức này, những đức tính khác được sinh ra như, hiếu đễ, trung, tín...
Người quân tử chỉ hận một điều: Chết mà không làm được gì để người khác biết tới mình, khen mình. “Người quân tử lấy làm tiếc nếu chết mà chẳng để được tiếng tốt” [21.Luận ngữ, XV.19 tr.498]. Và buồn một điều “Người quân tử buồn vì mình không đủ tài, đức, chứ không buồn vì người ta chẳng biết mình” [21.Luận ngữ XV.18 tr.498].
Người quân tử có lỗi không ngại sửa, lo không đạt đạo chứ không lo nghèo, là người nghiêm trang, giữ lập trường mà không tranh với ai: “Không ai bạc với người không như mình. Có lỗi thì đừng sợ sửa” [21.Luận ngữ, I.8]. “Người quân tử không có việc gì phải tranh” [21.Luận ngữ, III.7 tr.266]. Người quân tử tự chủ lấy mình, chứ không tranh chấp.
Người quân tử có những điều không thích: “Ghét kẻ bêu xấu chuyện của người khác, ghét kẻ bậc dưới nói xấu bậc trên; ghét kẻ có dũng mà vô lễ, ghét kẻ quả quyết làm liều mà bế tắc, ghét kẻ lấy trộm của người, ghét kẻ không khiêm tốn coi mình là dũng, ghét kẻ bới lỗi của người, coi mình là trực (ngay thẳng)” [21.Luận ngữ, XVII.23 tr.532].
Người quân tử trọng nghĩa: Cứ hợp nghĩa thì làm, không nhất định phải như này như kia mới được. Lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc “Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà thực hiện, nói ra bằng lời khiêm tốn, và hoàn thành bằng thái độ thành thực,...” [21.Luận ngữ, XV.17 tr.498]. “Người quân tử sửa mình thành người kính cẩn” [21.Luận ngữ, VIV.43 tr.480]. “Chất phác mà văn nhã, hai phần đều nhau, nếu chất phác quá thì quê mùa, văn nhã quá thì không thành thực, trọng hình thức quá” [21.Luận ngữ, VI.16 tr.326]. “Hướng lên cao mà mong đạt tới” [21.Luận ngữ. XIV.23 tr.477].
Người quân tử thờ vua, trung thành với vua: Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói: Không được dối vua, nhưng khi vua lầm lạc thì phải can gián, không sợ xúc phạm. Thờ vua và đối với dân thì nên như Tử Sản: “Khổng Tử khen Tử Sản có bốn điều giữ được đạo của người quân tử. Ông ta gọi mình thì khiêm cung, ông ta thờ vua thì kính cẩn, ông ta nuôi dân thì hiền huệ, ông ta sai khiến dân thì hợp nghĩa” [21.Luận ngữ, V.15 tr.304].
Về tài năng, kiến thức: Hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dùng vào một việc “Người quân tử chẳng phải như một thứ khí cụ”, [21.Luận ngữ, II.12 tr.246]. “Người quân tử có thể không biết những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đáng làm được những việc lớn” (7.Luận ngữ, XV.33 tr.500). “Người quân tử biết mệnh trời” [21.Luận ngữ,XX.3 tr.569]. Tài đức người quân tử cần cho việc trị dân: “Trí có thể đạt được mà không biết dùng đức nhân để yêu dân thì tất sẽ mất dân. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân mà đối đãi với dân không nghiêm trang, thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, lại biết trang nghiêm đối đãi với dân mà không biết dùng lễ cổ vũ dân thì chưa hoàn toàn tốt” [21.Luận ngữ. XV.32 tr.500].
Hành vi ngôn ngữ người quân tử: “Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm” [21.Luận ngữ. IV.23 tr.282]. “Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau” [21.Luận ngữ. II.13 tr.245]. “Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít” [21.Luận ngữ. XIV.27 tr.477]. Xét người không vì lời nói của một người mà đề cử người đó, không vì phẩm hạnh xấu của người mà không nghe lời nói phải của người ta [21.Luận ngữ. XV.22 tr.498].
Tiêu chuẩn của mẫu người quân tử: “Người quân tử có chín điều phải nghĩ: (1) Nhìn thì phải nghĩ nhìn sao cho sáng. (2) Nghe thì phải nghĩ nghe sao cho tỏ. (3) Sắc mặt phải nghĩ sao cho ôn hòa (4) Tướng mạo thì phải nghĩ sao cho khiêm cung. (5) Nói năng thì phải nghĩ sao cho trung thực. (6) Làm
Khi giận thì phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xẩy ra. (9) Thấy lợi thì phải nghĩ đến nghĩa” [21.Luận ngữ. XVI.10 tr.512].