Nâng cao năng lực của Nhà nước trong tổ chức và quản lý sản xuất

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam (Trang 72)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa (thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là hệ thống các quy tắc kinh tế thị trường, được vận hành bởi các chủ thể kinh tế thị trường khác nhau, với các cơ chế, cách thức được xác định rõ theo hướng vừa đảm bảo phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, vừa đảm bảo công bằng xã hội và phát huy vai trò tích cực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hỗ trợ phát triển [74, tr.40] nhằm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi.

Nhà nước ta có vai trò tổ chức, quản lý toàn diện nền sản xuất. Công cụ để nhà nước tổ chức, quản lý, điều tiết nền sản xuất là các kế hoạch, chính sách, hệ thống pháp luật, tài chính ngân hàng, kinh tế nhà nước,… Do vậy, để tổ chức quản lý tốt nền sản xuất thì trước hết nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng những bộ luật mới do thực tiễn đặt ra, đồng thời phải điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung những điều luật không còn phù hợp, nhất là những bộ luật liên quan đến kinh tế, thương mại, đầu tư,… xây dựng các kế hoạch, chính sách, chiến lược kinh tế phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài; xây dựng và củng cố hệ thống tài chính ngân hàng vững mạnh để điều tiết nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đối phó với những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, kết hợp hài hòa giữa cơ chế thị trường với vai trò của Nhà

nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy cơ chế thị trường phải trở thành cơ chế chủ yếu vận hành nền kinh tế, nhằm đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn lực và các các lợi ích, kích thích sản xuất phát triển. Bên cạnh đó cần phải có vai trò của nhà nước để quản lý và điều tiết kinh tế, điều chỉnh những sai lệch, hạn chế những tiêu cực của cơ chế thị trường, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ quản lý kinh tế có trình độ cao, phẩm chất tốt

với mức lương thỏa đáng, bố trí họ vào những vị trí phù hợp để họ có thể phát huy tốt của mình. Đồng thời, thuê những chuyên gia, những nhà quản lý doanh nghiệp có năng lực, uy tín trên thế giới đảm nhận những vị chí chủ chốt trong các tập đoàn, những doanh nghiệp quốc doanh lớn, làm được như vậy sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục được sự yếu kém trong tổ chức quản lý sản xuất, đồng thời ta cũng học hỏi được kinh nghiệm quý báu của họ.

Thứ tư, hạn chế tối đa những lãng phí, thất thoát trong sản xuất, đầu tư,

xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, do quản lý nhà nước đối với các quá trình sản xuất kinh doanh còn nhiều yếu kém, cộng với việc thực thi pháp luật còn chưa thực sự nghiêm minh nên đã dẫn đến tình trạng những lãng phí, thất thoát không nhỏ trong sản xuất, do vậy biện pháp trước mắt là xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam (Trang 72)