Trước thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam (Trang 31 - 45)

2.1.1. Giai đoạn 1954-1975

Trong những năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với việc tạo ra những quan hệ sản xuất mới, phần nào đã tạo ra không khí tích cực trong lao động sản xuất, nhất là trong điều kiện đất nước có chiến tranh, do vậy lực lượng sản xuất đã có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, Đảng ta cũng đã mắc một số sai lầm trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới đó.

Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, nhân dân ta đã hoàn thành xuất sắc cuộc kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc từng bước chuyển sang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, miền Nam nước ta trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Do đó, Đảng xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau tiến hành đồng thời ở mỗi miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cả nước; cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân tộc và dân chủ trong cả nước.

Với miền Bắc, Đảng đặt ra nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách là phải khôi phục kinh tế, lấy khôi phục sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm. Việc khôi phục nông nghiệp có liên quan mật thiết với vấn đề ruộng đất và vấn đề giải

phóng lực lượng sản xuất của hàng triệu nông dân. Vì vậy, nhiệm vụ khôi phục kinh tế mà trọng tâm là khôi phục nông nghiệp đã tiến hành đồng thời với cải cách ruộng đất. Nhờ có cải cách ruộng đất mà người nông dân đã có trong tay những tư liệu cần thiết để tiến hành sản xuất. Quá trình cải cách này bước đầu đã thu được những thành tựu quan trọng. “Đến cuối 1957, đã có 85% ruộng hoang được khôi phục... sản lượng lương thực trung bình hàng năm đạt gần 4 triệu tấn, vượt mức trước chiến tranh (năm 1939 chỉ đạt 2,4 triệu tấn” [7, tr.124].

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, trước nhiệm vụ phải giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và trước không khí lao động khẩn trương ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc đó, làm nảy sinh tâm lý nóng vội trong lãnh đạo dẫn đến thay đổi chủ trương: “từ củng cố miền Bắc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội”(Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ VIII khoá II tháng 8-1955) thành “đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XIV tháng 4-1958) [7, tr.126]. Trong kế hoạch đầu tiên đi lên chủ nghĩa xã hội, kế hoạch 3 năm 1958-1960, Đảng đưa ra chủ trương hợp tác hoá, đồng thời đặt ra vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Tới Đại hội III tháng 9-1960, Đảng chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa được Đảng ta nhấn mạnh như sau: “Cần phải đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở

hữu xã hội chủ nghĩa để giải phóng sức sản xuất, mở đường cho sản xuất phát triển” [17, tr.180].

Trên cơ sở xác định rõ nước ta là một nước nông nghiệp, lực lượng nông dân chiếm đại đa số lực lượng lao động của cả nước, nên Đảng khẳng định cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958-1960, công cuộc cải tạo nông nghiệp được Đảng chủ trương tại Đại hội III tiến hành theo phương thức hợp tác hoá nông nghiệp. “Hợp tác hoá nông nghiệp là một cuộc vận động cách mạng nhằm biến chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong nông nghiệp thành chế độ sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa” [17, tr.59]. Đảng ta lựa chọn bần nông và trung nông lớp dưới làm chỗ dựa trong cuộc vận động cách mạng này. Sự lựa chọn này được Đảng giải thích như sau: “bần nông và trung nông lớp dưới là những người ít tư liệu sản xuất nhất ở nông thôn, thiết tha và kiên quyết nhất đi vào con đường chủ nghĩa xã hội” [17, tr.60].

Đảng chủ trương phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được thực hiện theo ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ trong đó mấu chốt là “nguyên tắc tự nguyện”. Theo đánh giá của một số tài liệu thì trên thực tế cả ba nguyên tắc này đều đã bị vi phạm trong và sau phong trào hợp tác hoá, không những trong nông nghiệp mà cả trong một số lĩnh vực kinh tế khác [7, tr.128]. Đối với hầu hết các thành phần kinh tế khác hoạt động ngoài lĩnh vực nông nghiệp cũng được Đảng chủ trương cải tạo theo phương thức hợp tác hoá. Riêng đối với kinh tế tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản, Đảng chủ trương cải tạo hoà bình bằng chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản.

Có thể nói, chủ trương hợp tác hoá của Đảng diễn ra trong điều kiện trình độ văn hoá của nhân dân ta còn thấp, lực lượng kỹ thuật do chế độ cũ để lại hầu như không có gì, nhất là về cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, kinh tế miền Bắc lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong khi đó, nền kinh tế

nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, công nghiệp còn phôi thai,... Những điều kiện đó không thể đảm bảo cho các hợp tác xã phát triển mạnh mẽ ngay được. Cho nên, phong trào hợp tác hoá, mà thực chất là tập thể hoá tư liệu sản xuất đã làm suy yếu đi một lực lượng sản xuất to lớn vừa mới được giải phóng sau cải cách ruộng đất, làm giảm hiệu quả kinh tế. “Tốc độ thu nhập tăng chậm hơn tốc độ chi phí sản xuất (1964-1965 chi phí 1 ha tăng 14% trong khi đó thu nhập chỉ tăng 6,58%), do đó hiệu quả kinh tế giảm dần; số hợp tác xã yếu kém còn lớn, chiếm 18% tổng số hợp tác xã. Tỷ lệ xã viên xin ra hợp tác xã tăng” [7, tr.136].

Từ tư tưởng chủ quan nóng vội, duy ý chí đã dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn mối quan hệ có tính quy luật giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đảng chủ trương cách mạng quan hệ sản xuất đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, nên nôn nóng muốn sớm xác lập chế độ công hữu dưới hai hình thức toàn dân và tập thể, muốn xoá bỏ càng nhanh càng tốt các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa để thực hiện bước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà không cần phải trải qua những bước trung gian quá độ. Đảng đã lựa chọn bần nông và trung nông lớp dưới làm chỗ dựa cho phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, đây là những tầng lớp vừa thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, lại ít có kinh nghiệm làm ăn kinh doanh, nhưng lại được chọn làm chỗ dựa. Điều đó thể hiện rõ đường lối giai cấp của Đảng có sự cứng nhắc, nên đã không khai thác được hết tiềm năng của trung nông lớp trên trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.

Nếu đánh giá theo quan niệm mới hiện nay được Đảng ta rút ra từ thực tiễn đất nước là thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm khai thác mọi tiềm năng để làm ra nhiều của cải cho xã hội, không những không nên xoá bỏ các thành phần kinh tế có tính chất trung gian mà còn cần được khuyến khích họ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp

luật, thì chủ trương muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là không thích hợp.

Bên cạnh đó, trong chủ trương phát triển lực lượng sản xuất cũng có những điểm không thích hợp. Đảng khẳng định: “muốn phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, đưa miền Bắc nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thì trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chúng ta phải ra sức phấn đấu để thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” [17, tr.85]. Đảng còn chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Đây là chủ trương không phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta lúc đó, khi mà tiền đề vật chất cần thiết chưa được tạo ra cũng như hoàn cảnh chiến tranh lúc đó chưa cho phép thực hiện.

Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965), công tác tổ chức và quản lý kinh tế gặp nhiều khó khăn do trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế, kỹ thuật của cán bộ nước ta còn thấp. “Cơ chế quản lý kinh tế xã hội nói chung và nhất là về kinh tế, trong đó có quản lý công nghiệp được thiết lập theo cơ chế hành chính quan liêu bao cấp” [7, tr.137]. Đây là cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh là chủ yếu, với hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống, không phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình; các đơn vị kinh tế cơ sở vừa không có quyền tự chủ, vừa không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất, kinh doanh. Do đó, nó không kích thích được sản xuất phát triển.

Tuy có nhiều bất hợp lý trong việc xác lập quan hệ sản xuất, nhưng sau 20 năm cải tạo và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cực kỳ khó khăn, đặc biệt là do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, miền Bắc vẫn đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa. Đến năm 1964, miền Bắc đã tự bảo đảm được lương thực về cơ bản, tự giải quyết được 90%

hàng tiêu dùng, đồng thời đã bắt đầu tạo được nguồn tích luỹ trong nước [18, tr.30]. Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 -1965), trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số thành tựu đáng kể, “cuối năm 1965 có 162 xã gần 700 hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/1 ha cả năm, lương thực bình quân đầu người đạt 15 kg/tháng; đời sống xã viên có tăng, thu nhập của người lao động từ kinh tế tập thể tăng khá, thu nhập bình quân của mỗi nông dân tăng 24%” [7, tr.135]. Nhưng không thể từ đó mà đánh giá rằng có được kết quả tốt đẹp đó là do hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn mang lại, vì thời gian này mức đầu tư cho nông nghiệp tăng đáng kể: “vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng 4,9 lần (riêng trong nông nghiệp), điện cấp cho nông nghiệp tăng 9 lần, số máy kéo tiêu chuẩn tăng 11 lần so với thời kỳ 1958-1960, vốn bình quân cho 1 ha canh tác tăng 2,1 lần... ” [7, tr.135].

Từ năm 1965 trở đi, do cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy vậy, tới năm 1975, đất nước đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội. Số xí nghiệp công nghiệp gấp 16,5 lần số xí nghiệp năm 1955. Nhiều khu công nghiệp mới đã hình thành. Đặc biệt là trong khu vực sản xuất vật chất, 99,7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa [18, tr.29-30], điều đó cũng có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã chiếm vị trí chủ đạo... nhưng dẫu sao, những thành tựu nêu trên hãy còn rất thấp, còn xa với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, nếu xét theo quan điểm nhận thức mới thì trong công cuộc cải tạo và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa hội trong giai đoạn 1954 - 1975 có những điểm không hợp lý, và còn có những vấn đề cần tiếp tục xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Song, những thành tựu và ý nghĩa của nó là không thể phủ nhận được: vào thời kỳ đó, ở miền Bắc nước ta, lực lượng lao động

còn thiếu, sức lao động còn nhiều hạn chế vì miền Bắc lúc đó khoảng 2/3 thanh niên trong toàn dân vào bộ đội, số lao động còn lại chủ yếu là phụ nữ, với 90% nhân dân là nông dân vào hợp tác xã [7, tr.148], đã tạo ra một nguồn sinh lực lớn lao, tạo ra một sự đoàn kết nhất trí trong lao động với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại đồng bào miền Nam ruột thịt”, nên đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Cho dù các hợp tác xã còn non yếu, nhưng hợp tác hoá kết hợp với tinh thần chống Mỹ đã tạo ra được những kết quả lao động tốt và khả năng khắc phục thiên tai địch họa, các điển hình 5 - 6 tấn xuất hiện ở nhiều nơi... mà lực lượng chủ yếu ở nông thôn lúc đó là phụ nữ.

2.1.2. Giai đoạn 1975 - 1986

Trong giai đoạn này, việc nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất đã mắc nhiều sai lầm, những sai lầm đó là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng sản xuất trì trệ, khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng ở nước ta vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

Ngày 30-4-1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình. Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ trương, chính sách của Đảng về việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

Đảng ta nhận thức rõ thực trạng đất nước khi đất nước mới thống nhất: cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém; năng suất lao động thấp, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống và tích luỹ,... Đảng cũng vạch ra những nguyên

nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế có nhiều hạn chế,... [19, tr.15]. Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra. Ở miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ở miền Nam, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở đây là: sử dụng, hạn chế và cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức công tư hợp doanh; chủ

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam (Trang 31 - 45)