Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Khánh Hà (Trang 34)

5. Kết cấu khóa luận

2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

2.3.3.1 Các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính

Bảng 2.6: Bảng phân tích các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính

Chỉ tiêu Năm 2009 (%) Năm 2010 (%) Năm 2011 (%) So sánh Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 +/- % +/- % 1 2 3 4 5= 3-2 6= 5/2 7= 4-3 8= 7/3 Hệ số nợ 70,83 70,48 45,62 -0,35 -0,49 -24,86 -35,27 Hệ số VCSH (hệ số tự tài trợ) 29,17 29,52 54,38 0,35 1,2 24,86 84,2

Năm 2009 trong một đồng vốn kinh doanh công ty đang sử dụng có 0,7083 đồng được hình thành từ các khoản nợ của công ty, năm 2010 là 0,7048 đồng và năm 2011 là 0,4562 đồng nợ. Công ty được đánh giá là công ty có hệ số nợ cao so với ngành, năm 2009 và năm 2010 đều trên 70%. Năm 2011, hệ số nợ giảm 35,27% so với năm 2010 cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ đã giảm, hệ số tự tài trợ đã tăng , công ty đã tự chủ hơn về tình hình tài chính của mình. Sử dụng đòn bẩy tài chính đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng đồng nghĩa với việc chịu rủi ro cao, do vậy mà doanh nghiệp cần ổn định tình hình tài chính để tránh mất khả năng thanh toán khi rủi ro xảy ra. Công ty sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, vốn vay ngắn hạn chủ yếu chuyển vào tài sản ngắn hạn, dùng để mua hàng, trả tiền nhập khẩu, hàng tồn kho dự trữ, chi trả các khoản chi phí phát sinh như chi phí mua hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty không có các khoản nợ dài hạn, có thể thấy công cụ nợ dài hạn chưa được công ty sử dụng, mặc dù đây là công cụ tài trợ nguồn vốn lớn cho công ty đồng thời các khoản nợ dài hạn ít chịu ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá hơn các khoản nợ ngắn hạn, trong các năm tới công ty cần chú ý đến việc cân đối giữa các khoản nợ vay để đạt hiệu quả kinh doanh lớn nhất.

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.7: Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 – 2009 Năm 2011 -2010 +/- % +/- % 1 2 3 4 5 = 3-2 6 = 5/2 7 = 4-3 8 = 7/3 1. Hê số khả năng thanh

toán tổng quát 1,411 1,418 2,19 0,007 0,496 0,772 54,44 2. Hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn 1,4 1,3 2 - 0,1 -7,14 0,7 53,85 3. Hệ số thanh toán

nhanh 0,36 0,34 1,07 -0,02 5,55 0,73 214,7 4. Khả năng thanh toán

bằng tiền 0,004 0,04 0,098 0,036 90 0,058 145 5. Khả năng thanh toán

lãi vay 1,81 2,43 1,86 0,62 34,25 -0,57 -23,46

Năm 2011, khả năng thanh toán tổng quát là cao nhất, năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 54,44%, điều này cho thấy công ty ngày càng hoạt động tốt, khả năng đáp ứng các khoản vay đến hạn nhanh chóng, điều này cũng tạo uy tín đối với các tổ chức tín dụng cho vay để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ số cho biết khả năng đáp ứng thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn, được đo bằng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Năm 2011 hệ số là cao nhất cho thấy khi các khoản nợ đến hạn trả công ty có thể bỏ ra ngay 2 đồng tài sản ngắn hạn cho 1 đồng công nợ. Năm 2010 hệ số này có giảm nhưng tới năm 2011 tăng cao nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2010 cao nhất là 76.873.828.082 đồng, trong khi nguồn vốn kinh doanh của năm 2011 đã được tài trợ một lượng lớn bởi nguồn vốn chủ sở hữu, công ty đã giảm được các khoản vay ngắn hạn, điều này cũng cho thấy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn, làm tăng uy tín thị trường.

Hệ số thanh toán nhanh năm 2009 và năm 2010 có thể nói là rất thấp cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn hạn chế nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho lớn chưa có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng để trả nợ ngay, năm 2011 có sự tăng đáng kể, lượng hàng tồn kho giảm, các khoản vay ngắn hạn giảm. Lượng hàng

tồn kho nhiều sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn giảm mà họat động chủ yếu của công ty là nhập khẩu sắt, thép có thời gian vận chuyển lâu, chi phí lưu kho nhiều và thu hồi vốn chậm do giá trị lớn, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, do vậy công ty cần nâng cao quản lý hàng tồn kho để đảm bảo khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán tức thời cũng rất thấp, khả năng các khoản tiền và tương đương tiền trả cho các khoản nợ đến hạn của công ty là không cao, tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Những năm gần đây hệ số thanh toán bằng tiền có xu hướng tăng nhưng vẫn thuộc nhóm thấp so với ngành. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty không ổn định, năm 2010 là cao nhất tăng 34,25% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm 23,46%, nguyên nhân là do chi phí lãi vay cao. Công ty cần có các biện pháp để đảm bảo khả năng trả nợ, xác định cơ cấu vốn vay hợp lý, nâng cao khả năng thanh toán để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường.

2.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng VKD

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

So sánh 2011/2010 Chênh lệch % 1 2 3 4 = 3-2 5 = 4/2 1. Tổng VKDBQ 109.062.622.542 100.918.557.177 -8.144.065.365 -7.47 2.DTTBH &CCDV 329.872.994.517 761.599.587.416 431.726.592.899 130.87 3. LNTT 7.251.019.779 11.149.750.775 3.898.730.996 53.77 4. LNST 5.438.264.834 8.362.313.081 2.924.048.247 53.77 5.Hệ số DT/VKDBQ 3.025 7.547 4.522 - 6. Hệ số LNST/VKDBQ 0.05 0.083 0.033 - 7.Hệ số LNTT/VKDBQ 0.066 0.11 0.044 -

Tổng VKDBQ của công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm 8.144.065.365 đ, tỷ lệ giảm 7.47% .

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 tăng 431.726.592.899 đ , tỷ lệ tăng 130.87% cho thấy tình hình bán hàng của công ty có tiến triển đáng kể, lượng hàng hóa bán ra nhiều hơn, giải quyết lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.898.730.996 đ, tỷ lệ tăng 53.77% (nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 130.87%). Việc tăng doanh thu chưa thực sự mang lại hiệu quả tương ứng với mức tăng của lợi nhuận. Do công ty phải mất chi phí nhiều hơn bao gồm chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí khác nên làm giảm lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm hàng hóa. Doanh nghiệp cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.924.048.247đ , tỷ lệ tăng 53.77% cho thấy sự phát triển của công ty xong tốc dộ tăng của lợi nhuận chưa thỏa đáng với tốc độ tăng của doanh thu. Công ty cần xem xét việc quản lý hiệu quả chi phí kinh doanh của mình.

Hệ số DT/VKDBQ của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 4.522 lần. Một đồng vốn kinh doanh năm 2011 bỏ ra thu được 7.547 đồng doanh thu cao hơn so với năm 2010 chỉ thu được 3.025 đồng doanh thu.

Hệ số LNTT/VKDBQ năm 2011 so với năm 2010 tăng 0.044 lần. Trong một đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011 thì có 0.11 đồng vốn kinh doanh tăng 0.044 lần so với năm 2010.

Hệ số LNST/VKDBQ năm 2011 so với năm 2010 tăng 0.033 lần. Trong một đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011 thì có 0.083 đồng vốn kinh doanh tăng 0.033 lần so với năm 2010.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÓNG GÓP VÀO HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KHÁNH HÀ 3.1. Các phát hiện qua nghiên cứu

Căn cứ các kết quả phân tích, tổng hợp ở chương 2, đi sâu vào tìm hiểu em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã tương đối hợp lý song bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện quy trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm mục tiêu giúp công ty sử dụng vốn một cách có hiệu quả, em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét của bản thân về công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau:

3.1.1. Những kết quả được trong công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty doanh tại công ty

Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động, có thuận lợi xong cũng không ít khó khăn, năm 2012 có những dấu hiệu nền kinh tế khó khăn khi mà hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, lãi suất thị trường bất ổn, chỉ số giá tiêu dùng tăng… tuy nhiên với nỗ lực của toàn thể công ty cán bộ nhân viên, công ty TNHH thương mại Khánh Hà vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh và có lợi nhuận tăng. Đó là thành tựu đáng ghi nhận của công ty. Công ty vẫn đảm bảo được sự an toàn về tình hình tài chính. Đó là điều kiện tốt cho công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Ban lãnh đạo công ty đã có sự quan tâm hơn tới công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy công tác mới được thực hiện gần đây xong cũng đã đạt được kết quả nhất định. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã chỉ ra những thay đổi trong cơ cấu vốn, sự biến động của nguồn vốn trong kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn giúp ban giám đốc công ty nắm được khả năng thanh toán, khả năng thu hồi nợ, hiệu quả hoạt động. Từ đó thấy được những nguy cơ và thách thức công ty có thể gặp phải để có hướng khắc phục.

Công ty đã có nhiều biện pháp, chính sách thích hợp và không ngừng điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp biểu hiện ở khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo, việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Tuy nội dung phân tích vẫn còn thiếu sót nhưng công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã giúp nhận thức, đánh giá một cách đúng dắn, toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh bao gồm: Tổng số VKD bình quân, vốn lưu động, vốn cố định . Từ đó phân tích, đánh giá được những nguyên nhân ảnh hưởng, tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

3.1.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty và nguyên nhân. doanh tại công ty và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành công đạt được kể trên thì công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Việc tiếp cận công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mới chỉ diễn ra vài năm gần đây, công ty chưa cử được cán bộ chuyên trách, do phòng kế toán đảm nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng phân tích.

Thông tin sử dụng trong phân tích còn sơ sài và chưa đầy đủ kịp thời. Thông tin sử dụng chủ yếu của công ty vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được sử dụng. Thời gian hoàn thành của báo cáo tài chính thì đến tháng 3 năm sau mới hoàn thành, điều này gây khó khăn cho việc lập kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Mặt khác lại không có các thông tin về chỉ tiêu tài chính trong ngành cũng như nhìn nhận đánh giá về môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế đến hoạt động kinh doanh, khi đó sẽ khó khăn cho việc đối chiếu thông tin tài chính của công ty để đánh giá và nhận xét tình hình tài chính hiện tại và tương lai.

Về phương pháp phân tích: Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, chưa quan tâm sử dụng các biện pháp hiện đại như phương pháp Dupont, phương pháp kinh tế lượng …

* Về tình hình sử dụng vốn kinh doanh công ty còn có các mặt hạn chế như sau: Tới năm 2012 công ty mới có các khoản đầu tư tài chính dài hạn, trong khi đó nguồn tài trợ chủ yếu của công ty là các khoản vay ngắn hạn, công cụ nợ dài hạn chưa được công ty sử dụng, mặc dù đây là nguồn tài trợ vốn lớn cho công ty.

Hệ số thanh toán bằng tiền thấp so với ngành, tỷ trọng tiền thấp chiếm một lượng nhỏ trong giá trị tổng tài sản, trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ

trọng cao, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu bị giảm, việc tăng vốn chủ sở hữu và sử dụng vốn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi.

3.1.3. Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

3.1.3.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới

Chiến lược của Công ty trong năm 2013 là tiếp tục tập trung vào mặt hàng loại 2 (thép cuộn, kiện cán nóng, cán lạnh loại 2, thép cuộn mạ), mặt hàng loại 1 tập trung cuộn cán nóng, cán nguội, bên cạnh đấy mặt hàng mạ sẽ khai thác và mở rộng thị trường trong năm 2012-2013.

Trong năm 2013, Công ty tập trung cung cấp hàng hóa cho các đối tác có uy tín trên thị trường. Thị trường đầu vào của Công ty vẫn là các đối tác truyền thống từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan … Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh đề ra, khắc phục tình trạng thắt chặt cho vay tại các ngân hàng, công ty cũng chủ động tìm kiếm các nguồn hàng trong nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 là gấp 3.9 lần so với năm 2012.

Mục tiêu chung của công ty trong dài hạn là đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao khả năng tài chính, mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới, nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường, chiến lược phát triển của ngành và các đối thủ cạnh tranh để có thể cung cấp thêm nhiều nhu cầu khách hàng, phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần.

3.1.3.2. Quan điểm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty.

Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty về công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD, qua những đánh giá hạn chế trong công tác tổ chức phân tích hiệu quả sử dụng VKD, những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty như sau:

Một là, xác định tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD cho ban lãnh đạo thấy rõ lợi ích cũng như kết quả phân tích mang lại. Tiếp theo xây

dựng quy trình phân tích chặt chẽ và quyền lợi cũng như trách nhiệm của từng cán bộ tham gia phân tích.

Hai là, chuẩn bị một lực lượng tham gia vào phân tích có đào tạo chuyên môn. Ba là, giải quyết việc hoàn thiện từng bước trong công tác phân tích hiệu quả sử

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Khánh Hà (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w