Tổng quan về công nghệ T-MPLS

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG MANE CHO VIỄN THÔNG TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2013 2015 (Trang 42)

Ngày nay, việc truyền tải dịch vụ qua mạng MPLS đang dần trở nên phổ biến. Với việc chỉnh sửa MPLS thì T-MPLS đã ra đời. T-MPLS sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ giảm được chi phí đầu tư, chi phí vận hành. Hiện tại, công nghệ T-MPLS được ITU chuẩn hoá.

Cơ bản về mạng truyền tải

Mục đích của mạng truyền tải là làm trong suốt các tín hiệu của khách hàng giữa các điểm cuối trong mạng. Một đặc tính quan trọng của mạng truyền là khả năng duy trì tính toàn vẹn các tín hiệu (dữ liệu) của khách hàng (ví dụ luồng của các PDU khách hàng) giữa các cổng ra và vào của mạng truyền tải.

Mạng truyền tải phải cung cấp phương tiện để chuyển đổi (commit) mục tiêu chất lượng dịch vụ tới khách hàng. Ngoài ra, mạng truyền tải phải cung cấp phương tiện giám sát dịch vụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Mạng truyền tải sử dụng việc đóng gói và tập hợp để mang tín hiệu (dữ liệu) của khách hàng : đầu tiên tín hiệu (dữ liệu) khách hàng được đóng gói để cho phép

GVHD: TS. Nguyễn Cảnh Minh HVTH: Nguyễn Duy Tâm

Luận Văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật Trang Lớp Kỹ Thuật Điện Tử K19

giám sát. Sau đó dữ liệu đã được đóng gói được tập hợp cho (for) truyền tải qua mạng để thu được việc quản lý mạng tối ưu. Tại tất cả các chặng (hop) tín hiệu đã được tập hợp có thể tập hợp xa hơn ngang qua kết nối vật lý (physical link) Tại biên của miền tập hợp dữ liệu khách hàng đã đóng gói được giải nén và chuyển đến khách hàng hoặc được chuyển tiếp tới miền khác. Trong mạng lõi chỉ có dữ liệu được tập hợp mới được giám sát, dữ liệu riêng lẻ của khách hàng được giám sát tại mạng biên.

Mô hình truyền tải gói tin được thể hiện trên hình 2.16.

Hình 2.16 : Mô hình mạng truyền tải

Tóm lại, mạng truyền tải có hai thuộc tính quan trọng đó là lớp mạng server và lớp mạng client phải độc lập; tương thích với các mô hình quản lý và vận hành của các mạng truyền tải đang tồn tại.

Giới thiệu về T-MPLS

T-MPLS được ITU-T định nghĩa là công nghệ truyền tải gói kết nối định hướng kết nối dựa trên định dạng khung MPLS. Không giống MPLS, T-MPLS không hỗ trợ mode kết nối không định hướng, bớt phức tạp trong vận hành và quản

GVHD: TS. Nguyễn Cảnh Minh HVTH: Nguyễn Duy Tâm

Luận Văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật Trang Lớp Kỹ Thuật Điện Tử K19

lý dễ dàng hơn. Đặc tính lớp 3 bị loại trừ, mặt phẳng điều khiển sử dụng IP một mức tối thiểu - điều này giúp cho giá thành thiết bị rẻ hơn, phát huy mạng gói.

T-MPLS tương thích với các công nghệ truyền tải kênh mà có cùng kiến trúc, mô hình quản lý và vận hành với nó.

T-MPLS hoạt động độc lập với client và mạng liên kết quản lý, điều khiển.T- MPLS có thể hoạt động trên bất kỳ môi trường vật lý nào, bao gồm các khả năng chuyển mạch gói để xử lý các dịch vụ khác nhau và các công cụ để giám sát mạng.

Trong một miền kết nối định hướng T-MPLS, một luồng dữ liệu người dùng luôn xem xét toàn bộ (traverses a common), quyết định đường thông qua việc thiết lập một đường chuyển mạch nhãn LSP. Tại switch đầu vào, mỗi gói được gán một nhãn và được truyền đi tiếp. Tại mỗi switch thuộc đường chuyển mạch nhãn, nhãn được sử dụng để chuyển gói tới chặng tiếp theo.

T-MPLS định nghĩa khả năng OAM (Khả năng OAM được cấu trúc trong định nghĩa của các khung và công cụ, mô tả việc sử dụng của các khung và chỉ ra địa điểm mà chúng được áp dụng)

T-MPLS sử dụng kiến trúc với các dịch vụ khác nhau để quản lý lưu lượng. Tại node vào, các gói được phân loại và đánh dấu với một mã tương ứng với hoạt động thu gom chúng (dựa trên chính sách cấu hình dịch vụ). Tại mỗi node chuyển tiếp, mã được sử dụng để xác định việc xử lý gói thích hợp tại các chặng tiếp theo (trong một số trường hợp gói có thể bị loại bỏ). Kiến trúc này giúp việc thực hiện QoS.

Một số đặc tính của T-MPLS :

 Khả năng mở rộng.

 Giá thành thấp.

 Độ sẵn sàng cao do khả năng bảo vệ và phục hồi cao.

 Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ

 Quản lý đơn giản

Hiện nay, ITU đã khuyến nghị cho công nghệ này được thể hiện theo bảng 2.1.

GVHD: TS. Nguyễn Cảnh Minh HVTH: Nguyễn Duy Tâm

Luận Văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật Trang Lớp Kỹ Thuật Điện Tử K19

Khuyến nghị Nội dung

G.8110.1 Kiến trúc phân lớp mạng T-MPLS

G.8112 Phân cấp giao diện cho T-MPLS

G.8114 Vận hành và duy trì cho T-MPLS

G.8121 Đặc tính của các khối chức năng thiết bị T-MPLS

G.8131 Bảo vệ chuyển mạch đường cho T-MPLS

G.8132 Bảo vệ chuyển mạch ring cho T-MPLS

Bảng 2.1: Khuyến nghị của ITU-T cho công nghệ T-MPLS

2.4.2 Công nghệ T-MPLS

Với việc gia tăng các công nghệ mạng gói, ITU-T rất quan tâm tới việc làm thể nào để công nghệ MPLS phù hợp với việc truyền tải và kết quả là công nghệ T- MPLS ra đời. Phần này sẽ trình bày kiến trúc và hoạt động của T-MPLS theo khuyến nghị của ITU-T

Các khái niệm cơ bản

Đơn vị lưu lượng thông tin tương thích mạng T-MPLS (TM_AI_D) bao gồm trường S và dữ liệu của người dùng

S Payload

Đơn vị thông tin đặc tính mạng phân cấp T-MPLS (TM_CI_D) bao gồm trường TTL và một TM_AI_D

S TTL Payload

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG MANE CHO VIỄN THÔNG TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2013 2015 (Trang 42)