DỊCH VỤ MẠNG MAN-E
3.1.1 Giới thiệu chung về dịch vụ mạng MAN-E
Bản thân Ethernet là cung cấp kết nối chứ không phải dịch vụ. Với sự xuất hiện các dịch vụ Metro Ethernet, các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu dùng công nghệ kết nối Ethernet để cung cấp các “dịch vụ” Ethernet. Vì vậy, các dịch vụ MAM-E cũng dùng tới thuật ngữ “thuộc tính dịch vụ” giống như các dịch vụ MAN/WAN.
Hình 3.1 : Mô hình dịch vụ MAN-E
Dưới đây là một số thuật ngữ liên quan tới mạng MAN-E
CE là thiết bị phía khách hàng. CE kết nối tới MEN tại UNI dùng các khung Ethernet chuẩn.CE có thể là:
Router
GVHD: TS. Nguyễn Cảnh Minh HVTH: Nguyễn Duy Tâm
Luận Văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật Trang Lớp Kỹ Thuật Điện Tử K19
IEEE 802.1Q bridge (switch)
UNI là giao diện mạng
Là biên giữa mạng khách hàng và nhà cung cấp
Được cung cấp bởi nhà cung cấp
Tuân theo chuẩn IEEE 802.3 Ethernet PHY and MAC
Giao diện vật lý với tốc độ có thể là 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps hoặc 10Gbps
Metro Ethernet Network (MEN): có thể dùng nhiều công nghệ phân phối dịch vụ và vận chuyển khác nhau : SONET/SDH, WDM, RPR, MAC-in-MAC, Q- in-Q, MPLS...
EVC là sự kết hợp của 2 hay nhiều UNI. Nói theo cách khác, EVC là đường hầm logical kết nối 2 (P2P) hay nhiều sites (MP2MP) cho phép truyền các khung Ethernet giữa chúng. EVC cũng hoạt động như là sự tách biệt giữa các khách hàng khác nhau, cung cấp tính riêng biệt dữ liệu và bảo mật như là :
Frame Relay hay là ATM PVCs. Có 3 kiểu EVC được thể hiện trên các hình sau :
* Điểm - điểm EVC:
Hình 3.2: EVC điểm-điểm
* Đa điểm - đa điểm EVC:
GVHD: TS. Nguyễn Cảnh Minh HVTH: Nguyễn Duy Tâm
Luận Văn Thạc Sĩ Kỹ Thuật Trang Lớp Kỹ Thuật Điện Tử K19
Hình 3.3 : EVC đa điểm-đa điểm
* Điểm - đa điểm:
Hình 3.4: EVC điểm-đa điểm