Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG MANE CHO VIỄN THÔNG TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2013 2015 (Trang 32 - 35)

Nhãn: Nhãn là một thực thể có độ dài ngắn và cố định không có cấu trúc bên trong. Nhãn không trực tiếp mã hóa thông tin của tiêu đề như địa chỉ lớp mạng.

Nhãn được gói vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho một FEC mà gói tin đó đã được ấn định. Thông thường một gói tin được ấn định một FEC (hoàn toàn hoặc một phần) dựa trên địa chỉ đích lớp mạng của nó.

Tiêu đề nhãn: MPLS định nghĩa một header nhãn. Nó dài 32 bits và được tạo ra tại LSR lối vào. Dạng của nhãn phụ thuộc vào phương thức truyền tin mà gói tin đó được đóng gói. Ví dụ, các gói ATM sử dụng giá trị VPI/VCI làm nhãn, với Frame Relay là DLCI…

EMBED Visio.Drawing.11

Hình 2.6 : Cấu trúc nhãn MPLS Mỗi header nhãn gồm có 4 trường:

 Trường Label: 20 bit, chứa giá trị thật của nhãn MPLS.

 Trường CoS: 3 bit, ảnh hưởng đến hàng đợi và các thuật toán loại bỏ được áp dụng cho các gói tin khi được truyền trên mạng.

 Trường S: 1 bit, dùng để hỗ trợ các ngăn xếp nhãn được phân cấp.

 Trường TTL: 8 bit, xác định giới hạn bao nhiêu chặng (hop) mà một gói tin MPLS có thể đi qua. Giới hạn này là cần có vì trường IP TTL sẽ không được xem xét bởi các LSR nội bên trong một mạng MPLS.

Đối với các gói tin ATM thì nhãn của chúng là VCI hoặc VPI/VCI và các trường TLL, S không được hỗ trợ.

Ngăn xếp nhãn (Label Stack): Một tập hợp có thứ tự các nhãn gắn theo các gói tin để chuyển tải thông tin về nhiều FEC và về các LSP tương ứng mà gói sẽ

đi qua. Ngăn xếp nhãn cho phép MPLS hỗ trợ định tuyến phân cấp (Một nhãn cho EGP và một nhãn cho IGP) và tổ chức đa LSP trong một trung kế LSP.

LSR và LER: Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR - Label Switching Router) là thiết bị định tuyến hay chuyển mạch sử dụng trong mạng MPLS để chuyển các gói tin bằng phương pháp phân phối nhãn. Một LSR thông thường là một thiết bị chuyển mạch tốc độ cao trong một mạng đường trục của mạng MPLS.

Bộ định tuyến nhãn ở biên (LER – Label Edge Router) là một thiết bị họat động tại biên giới giữa mạng truy cập (Access network) và mạng MPLS.

Lớp chuyển tiếp tương đương FEC: FEC là một khái niệm mô tả sự kết hợp các gói tin rời rạc với nhau có cùng một địa chỉ đích, thông thường là người nhận cuối cùng trong luồng. FEC cho phép nhóm các gói vào trong các lớp và có những đối xử như nhau. Từ nhóm này, giá trị FEC trong gói có thể được sử dụng để thiết lập mức độ ưu tiên cho việc điều khiển các gói, FEC có thể hỗ trợ hiệu quả hoạt động QoS. Thông thường các thông số sau được sử dụng để ánh xạ một nhãn thành FEC đối với các gói tin trên Internet:

 Địa chỉ IP nguồn và đích.

 Cổng nguồn và đích

 Nhận dạng giao thức IP (PID)

 Luồng

Đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP: Một đường dẫn đi xuyên qua mạng được gọi là LSP. Nó được xác định bằng một trong hai cách sau. Cách thứ nhất, các giao thức định tuyến cổ điển như OSPF hay BGP. Cách thứ hai, LSP có thể được tạo ra theo các quy tắc của định tuyến ràng buộc CR (Constraint-base routing).

Một LSP nối từ đầu cuối đến đầu cuối được gọi là đường hầm LSP (LSP tunnel), đây là một chuỗi các đoạn LSP giữa các node. Đặc điểm của đường hầm LSP, như cấp phát băng thông, được xác định thông qua việc thương lượng giữa các node với nhau.

Bảng chuyển tiếp chuyển mạch nhãn (LSFT) :Là bảng chuyển tiếp nhãn có chứa thông tin về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra và địa chỉ của node tiếp theo mà gói tin sẽ được chuyển đến.

Bảng cơ sở thông tin nhãn: Mỗi LSR xây dựng một bảng thông tin liên quan đến nhón, địa chỉ và đường dẫn để xỏc định rừ ràng cỏch thức mà một gúi dữ liệu được chuyển tiếp như thế nào. Bảng thông tin đó được gọi là cơ sở thông tin nhãn LIB và gồm các thông số sau đây:

 Nhãn đầu vào

 Đường dẫn đầu ra

 Tiền tố địa chỉ (Address Prefix)

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG MANE CHO VIỄN THÔNG TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2013 2015 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w