Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ Hải quan

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH TÀU CHỢ VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG TÀU CHỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT LƯỚI SÀI GÒN (Trang 43)

Khái niệm

Ở mỗi nước, Chính phủ đều tổ chức ra một bộ phận để quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, bộ phận đó được gọi là Hải quan.

Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Hải quan có đề ra các thủ tục, hồ sơ, chứng từ mà các đối tượng chịu sự quản lý của Hải quan phải xuất trình, thủ tục đó được gọi là thủ tục Hải quan.

Chức năng

Điều 73, luật Hải quan Việt Nam quy định các chức năng của Hải quan bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam.

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về Hải quan. Quy định về tổ chức hoạt động của Hải quan. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Hải quan.Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ cùng với phương pháp quản lý Hải quan hiện đại.

Thống kê nhà nước về Hải quan.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về Hải quan.

Hợp tác quốc tế về Hải quan.

Nhiệm vụ

Điều 11, luật Hải quan Việt Nam quy định nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam bao gồm: Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải và con người.

Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH TÀU CHỢ VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG TÀU CHỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT LƯỚI SÀI GÒN (Trang 43)