VI. RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG
4.3. Làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuế tại chi cục hải quan TPHCM
Rủi ro: Rủi ro khi làm thủ tục hải quan:
Khai thuế: nếu khai sai mã số hàng hóa ( mã HS ) thì ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nếu Hải quan phát hiện ra điều này có nghĩa doanh nghiệp đã vi phạm về khai Hải quan, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp cho nhà nước. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP. Doanh nghiệp vi phạm ngoài việc bị xử phạt thì bị cập nhật vào hệ thống, và thiết bị tiêu chí rủi ro, vì thế sau khi khai Hải quan thì hệ thống sẽ dựa trên tiêu chí rủi ro, vì thế sau này khi khai Hải quan thì hệ thống sẽ dựa trên tiêu chí rủi ro và Doanh nghiệp sẽ bị phân vào luồng Đỏ ( kiểm tra thực tế hàng hóa ) trong vòng 01 năm. ( Lưu ý: mức phạt thì tùy theo hành vi, vi phạm nhiều lần hay lần đầu, việc gian lận làm thiếu số thuế phải nộp nhiều hay ít nữa)
Việc khai số lượng hàng hóa làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, vì thế nếu doanh nghiệp khai không đúng số lượng hàng hóa nhập khẩu nếu bị Hải quan phát hiện thì cũng bị xử phạt theo quy định, cụ thể tại điều 7 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra việc khai sai dẫn đến chậm tiến độ và thời gian thông quan hàng hóa sẽ bị trì trệ, điều này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như tốn kém chi phí lưu cont, lưu bãi cho doanh nghiệp.
Giải pháp:
Doanh nghiệp được phép khai sửa tờ khai, việc khai sửa được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTC, cụ thể:
a) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng hàng hóa chưa được thông quan, việc xử phạt (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan và trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan
thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
b1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan Hải quan;
b2) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp lý của việc khai bổ sung;
b3) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.
Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy định.
4.4. Kiểm tra hàng hóa
Rủi ro 1: Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Giải pháp:
Trường hợp lúc ký kết hợp đồng và trước khi giao hàng:
− Tìm kiếm và thuê hãng tàu đáng tin cậy, tốt nhất nên lựa chọn các hàng tàu nổi tiếng, nên chọn các hãng tàu có văn phòng đại diện tại nước nhập khẩu.
− Mua bảo hiểm cho hàng hóa ( Nhà nhập khẩu nên chọn điều kiện thanh toán theo giá CIF hoặc CIP).
Trường hợp đã nhận hàng:
− Thông báo ngay cho hãng tàu.
− Thông báo ngay cho công ty bảo hiểm để được bồi thường.
Rủi ro 2: Hàng hóa được giao không đúng số lượng và chất lượng như trong hợp đồng Giải pháp:
Trường hợp trước khi giao hàng:
− Nhà nhập khẩu cử đại diện của mình hoặc cơ quan chuyên môn trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra về số lượng và chất lượng hàng để cấp giấy chứng nhận về số lượng và chất lượng hàng hóa, trước khi hàng hóa được giao.
Trường hợp đã nhận hàng: