ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh
Giải pháp 1: Về tổ chức bộ máy kế toán
Thực tế hoạt động kế toán tại công ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh cho thấy được khối lượng công việc phát sinh nhiều, các nghiệp vụ kinh tế xảy ra thường xuyên, do vậy với một bộ máy kế toán với bốn (04) người không đủ để đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán. Với khối lượng công việc nhiều, song ít người, các kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh có nguy cơ bị quá tải và mệt mỏi, nhất là vào các thời điểm hoàn thiện quyết toán cuối tháng, năm. Chính vì vậy, công ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh cần xem xét tuyển thêm hai, ba kế toán nữa và có sự điều chỉnh về công tác kế toán cho các kế toán viên. Trên cơ sở tính cân đối giữa chi phí và lợi nhuận, việc tuyển thêm một số kế toán viên có thể không làm tăng nhiều chi phí nhưng có thể làm cho khối lượng công việc tớnh trờn mỗi kế toán viên giảm đi, đẩy nhanh thời gian hoạt động và tăng được hiệu quả công việc kế toán.
Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của công ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh được phân thành từng hoạt động cụ thể, song với thực tế công ty, công ty TNHH Dược Phẩm Mai Linh nên tổ chức bộ máy kế toán theo từng phần hành cụ thể như kế toán thanh toán. Với việc tổ chức như thế, có thể tránh được sự chồng chéo về mặt công việc của kế toán, đồng thời tăng tính chuyên môn hoá của công tác kế toán. Bên cạnh đó, có thể duy trì các kế toán của các hoạt động, đảm bảo cho việc theo dõi các thông tin kế toán được duy trì đúng và chính xác.
Giải pháp 2: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán tại công ty
Nhìn chung hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với thực tế tại công ty, hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đúng theo quy định của BTC, chế độ kế toán hiện hành nhưng còn một số tồn tại trong việc lập các sổ chi tiết trong kế toán kết quả kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng tới việc tìm kiếm, kiểm tra thông tin lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi có nhu cầu sử dụng thông tin do thông tin không được
ghi chép chi tiết cụ thể. Vì vậy, công ty cần tiến hành lập bổ sung một số sổ chi tiết liên quan.
Bổ sung các sổ chi tiết:
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá: để theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng, giá trị của từng hàng hoá. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu xuất, nhập hàng hoá thực tế.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán): để theo dõi tình hình thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo của ngân hàng,…khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+Sổ chi tiết bán hàng: mở chi tiết cho từng sản phẩm, hàng hoá đã bán mà khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc đã chấp nhận thanh toán.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho,…
Giải pháp 3 :Thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các quỹ doanh nghiệp
Khi dự phòng được trích lập tuy làm tăng chi phí kinh doanh nhưng về lâu dài nếu có rủi ro xảy ra thì quỹ dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đồng thời, công ty cần tiến hành trích lập các quỹ doanh nghiệp:Trích lập các quỹ doanh nghiệp như các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… phản ánh trên các TK tương ứng TK 418, TK 3531, TK 3532 đảm bảo cho sự hoạt động ổn định, quyền lợi của người lao động trong công ty.
Giải pháp 4: Chiết khấu thanh toán cho khách hàng: Công ty có thể áp dụng
chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán tiền trước hạn hoặc có những ưu đãi nhất định đối với khách hàng chấp thuận ứng trước tiền. Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế toán hạch toán khoản chiết khấu này vào chi phí tài chính, sủ dụng tài khoản 635.
cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, cũng như giảm đáng kể khối lượng ghi chép. Hiện nay tên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ.