Giải pháp đối với quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tạo và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sân chơi khu vực Thanh Xuân Bắc (Trang 46)

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp đối với quản lý

a) Đưa ra nội quy sân chơi

Dựa trên nội quy cũ của sân chơi B6, bổ sung thêm một số nội dung sau để đảm bảo sân chơi B6 được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo vệ tốt cơ sở vật chất

- Sân được sử dụng để hội họp, vui chơi thư giãn, rèn luyện sức khỏe do vậy, nghiêm cấm hiện tượng bẻ cây, hái hoa, xả rác, phóng uế…

- Nghiêm cấm đun nấu, để xe trong khu vực sân chơi - Được phép phơi chăn màn trong thời gian từ 8h – 16h

- Người sử dụng sân chơi không được phép làm ồn, đặc biệt trong giờ nghỉ trưa (12h – 14h), nghỉ tối (sau 22h)

- Chiếu sáng: buổi sátng: 4h30-5h30 (mùa hè), 5h-6h (mùa đông); buổi chiều: 6h30 – 10h (mùa hè), 5h30 – 9h30 (mùa đông)

- Cho thuê sân, tổ chức các lớp học để thu tiền làm kinh phi duy tu, bảo dưỡng, quản lý sân chơi và tổ chức các chương trình trong các dịp lễ, tết

- Ban cán bộ tổ dân phố nhà b6 có trách nhiệm quản lý sân chơi, phân công lực lượng vệ sinh hàng ngày, theo dõi, động viên mọi người thực hiện nội quy này, ai vi pham sẽ bị phê bình, làm hỏng vật liệu, cây cối phải sửa chữa lại như cũ. b) Lập ban tự quản

Để duy trì hoạt động cũng như bảo vệ sân chơi cần phải có tổ chức đứng ra quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra trong khu vực sân chơi. Phạm vi sân chơi tương đối nhỏ, các hình thức giải trí đơn giản chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân sống trong các nhà chung cư xung quanh sân B6 nên có thể áp dụng hình thức tự quản lý. Có thể bầu ra ban tự quản là người dân sống trong nhà B6, đối tượng phù hợp với vai trò này nên là các cụ già đã về hưu có nhiều thời gian, hoạt động sôi nổi, nhiệt tình với công việc. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc được xây dựng từ những năm 80, và được phân công cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước nên hiện này sẽ tập trung nhiều cụ già đã nghỉ hưu có thể đảm nhận tốt công việc quản lý sân chơi.

Cũng có thể lập ra ban tự quản mà trong đó người dân nhà B6 sẽ thay phiên nhau quản lý theo tuần, tháng hoặc quý. Như vậy sẽ đảm bảo về việc quản lý sân chơi cũng như có thể đưa ra nhiều phương án mới trong tổ chức các hoạt động.

Từ đó có thể đề ra nội quy chung cho sân chơi, các ngày dọn dẹp vệ sinh khu vực, chăm sóc hay trồng cây mới, chặt cành và dọn dẹp cây vào mùa mưa bão tránh hiện tượng đổ cây, gãy cành gây nguy hiểm, các hoạt động không được sử dụng sân chơi, ...

c) Tổ chức hoạt động vui chơi

Nên tổ chức các hoạt động thường niên, các hoạt động vào này lễ để tăng sự gắn kết cộng đồng dân cư trong khu vực, tạo ra môi trường sống thân thiện.

Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè, trung thu các ngày lễ. Dịp nghỉ hè là lúc trẻ em có nhiều thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nhưng phụ huynh vẫn phải đi làm nên chủ yếu trẻ em chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc các sân chơi tập thể. Vì vậy các dịp này nên tổ chức hoạt động vui chơi bổ ích cho trẻ em, có thể tổ chức các trò chơi tập thể, các trò chơi dân gian, các cuộc thi nhỏ về vẽ tranh, gấp giấy, giáo dục về an toàn giao thông... Tạo ra một sân chơi lành mạnh có ích đối với sự phát triển trí óc cũng như thể lực.

Hình ảnh 3.12: Một số hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em

Vào dịp trung thu, tết thiếu nhi có thể tổ chức các buổi múa lân, văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ cho các em trong khu tập thể có cơ hội hòa nhập với nhau, tạo ra môi trường phù hợp đối với từng lứa tuổi.

Các dịp lễ khác như ngày quốc tế phụ nữ, 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11... có thể tổ chức các cuộc thi nấu ăn, cắm hoa, hát... để tạo không khí vui vẻ của ngày lễ, tăng sự hòa nhập cộng đồng trong khu tập thể.

e) Tổ chức các lớp

• Lớp aerobic, khiêu vũ,...

Tổ chức các lớp aerobic, khiêu vũ ... phục vụ đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên có thể vừa tập thể dục vừa giải tỏa căng thẳng sau mỗi ngày làm việc. Thời gian tập có thể bố trí vào các buổi chiều trong tuần từ 17h- 18h mỗi ngày hoặc 3 ngày trong tuần.

Hình ảnh 3.13: Lớp khiêu vũ

Ban tự quản sân có thể tự tổ chức ra lớp học và mời những người có kinh nghiệm đến dạy hoặc đề cử những người đã từng tham gia các lớp học này ra đứng lớp cho mọi người. Các lớp học này có thể thu phí, chi phí này đảm bảo thiết bị tập, chi phí cho người giảng dạy, chi phí bảo trì sân,...

• Lớp võ Vovinam, Vịnh xuân quyền, Karatedo...

Các lớp võ hướng đến đối tượng thiếu nhi, thanh thiếu niên trong khu vực và các vùng lân cận. Học võ để nâng cao tinh thần, thể chất cũng như ý chí con người, tạo ra môi trường sống lành mạnh.

Thời gian tổ chức các lớp học vào lúc 19h – 20h30, nên tập 3 ngày/tuần

• Lớp tập thể dục dưỡng sinh

Tập thể dục dưỡng sinh hướng đến đối tượng người cao tuổi, tập thể dục duy trì sức khỏe, sự nhanh nhẹn cho các cụ già. Môi trường tập thể dục cũng là nơi những người cao tuổi có thể trao đổi , trò chuyện...

Hình ảnh 3.15:Minh họa tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng

Thời gian tập dưỡng sinh vào các buổi sáng trong tuần từ 5h – 7h sáng.

 Ban tự quản khu nhà tập thể có thể đứng ra lập các lớp học này hoặc có thể cho thuê sân để tổ chức lớp học. Kinh phí thu được dùng để bảo trì, bảo vệ, mua sắm thiết bị phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng dân cư khu vực này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tạo và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sân chơi khu vực Thanh Xuân Bắc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w