II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.3. Các VBQPPL
• Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định: trẻ em có quyền vui chơi, giải trí.
• Quyết định số 37/2010/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22-4-2010 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em cũng nêu rõ: phải tạo môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em, để tất cả trẻ em đều có sự khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống, có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách.
• Nghị định 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến túc, cảnh quan đô thị
Tại điều 12, chương II: Quy định đối với cảnh quan công viên, cây xanh, cảnh quan nhân tạo
1. Cây xanh trong đô thị phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành.
2. Cây cổ thụ trong đô thị, trong khuôn viên các công trình, trong các vườn tự nhiên, biệt thự, nhà vườn, chùa, đền, am, miếu, nhà thờ, các di tích lịch sử - văn hoá, công trình công cộng đô thị được bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của đô thị, khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hoà, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.
4. Đối với cảnh quan nhân tạo như ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây xanh, giả sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của đô thị, khu vực đô thị
Tại điều 30, chương IV: Quản lý duy tu, bảo trì công trình, cảnh quan đô thị 1. Chính quyền đô thị quy định quy trình, thời hạn duy tu, bảo trì công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong sử dụng và duy trì mỹ quan đô thị.
2. Khi công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị bị xuống cấp, hư hỏng trước thời hạn quy định bảo trì, chính quyền đô thị hoặc cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm thông báo và chỉ đạo chủ sở hữu hoặc người đang sử dụng, cơ quan quản lý công trình kịp thời khắc phục, sửa chữa.
• Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN số 4449-1987 về Quy hoạch xây dựng đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế.
• Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD, tập I 2.4.2 Các quy định về quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở
Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận thực tế gần nhất) không lớn hơn 300m.
- Diện tích đất đơn vị ở tối thiểu là 8m2/người. Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình của toàn đô thị phải không lớn hơn 50m2/người. Trường hợp đặc biệt (đô thị du lịch, đô thị miền núi, đô thị có điều kiện khí hậu đặc biệt, điều kiện tự nhiên đặc biệt...) phảicó luận cứ để lựa chọn chỉ tiêu thích hợp.
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong nhóm nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người.
2.10 Quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị 2.10.1 Quy định chung
- Các quy định về quy hoạch cải tạo được áp dụng cho các khu vực:
+ Cải tạo chỉnh trang, phá dỡ các công trình hiện hữu để xây dựng lại hoặc xây dựng các công trình chức năng mới trong các khu vực hiện hữu;
+ Các khu vực xây dựng xen cấy vào các quỹ đất trống có quy mô dưới 4ha trong các khu vực hiện hữu.
- Quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị cần đảm bảo:
+ Phù hợp với điều kiện hiện trạng cũng như quy hoạch xây dựng của các khu vực lân cận và các khu vực có liên quan về: mật độ và tầng cao xây dựng; cảnh quan đô thị; hệ thống hạ tầng xã hội và các chức năng sử dụng đất khác;
+ Phù hợp với giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và chất lượng của các công trình hiện có;
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần được cải tạo đồng bộ, lộ giới đường giao thông
trong nhóm nhà ở hiện trạng cải tạo phải đảm bảo ≥4m, đường cụt một làn xe không được dài quá 150m và phải có điểm quay xe;
+ Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, bãi đỗ xe, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, vệ sinh môi trường...
• Nghị định số 62/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị
• Pháp lệnh của Nhà nước về quyền trẻ em
Điều 8- Chương II: Các quyền cơ bản của trẻ em
Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh. Nhà nước, công đoàn, hợp tác xã, các tổ chức văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm sản xuất đồ chơi, ra sách báo, tranh ảnh, trang bị các phương tiện cần thiết khác và tổ chức những nơi vui chơi, giải trí, luyện tập dành riêng cho các em. Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP.Hà Nội
• Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD) Về việc ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư
Điều 24: Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư
Cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức, đụ phá, cải tạo, tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư;
Phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định;Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư;Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung.
Quảng cáo, viết, vẽ trái quy định hoặc có những hành vi khác mà pháp luật không cho phép, sử dụng vật liệu hoặc màu sắc trên mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái với quy định, thay đổi quy định, thay đổi kết cấu, thiết kế của phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng( xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật gắn với phần sở hữu chung, đục phá căn hộ, cơi nới diện tích dưới mọi hình thức);
Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng trái với mục đích quy định;
Nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng( nếu nuôi vật cảnh thì phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật);
Kinh doanh các ngành nghề và các loại hàng hóa dễ gây cháy, nổ( kinh doanh hàng ga, vật liệu nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm khác);
Kinh doanh dịch vụ mà gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường( nhà hàng karaoke, vũ trường, sửa chữa xe máy, ô tô, lò mổ gia súc và các hoạt động dịch vụ gây ô nhiễm khác)
Sử dụng không đúng mục đích kinh phí quản lý vận hành cà kinh phí bảo trì nhà chung cư.
Điều 25. Những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 24 của Quy chế này phải được Ban quản trị hoặc chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư thông báo trực tiếp và công khai đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết và thực hiện.
• Nghị định số 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
• Luật Nhà ở:
Điều 49- Mục 2: Quản lý sử dụng nhà chung cư- Chương III: Sở hữu, quản lý sử dụng nhà ở.
Điều 49. Phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
2. Phần sở hữu chung nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm phần diện tích và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư được quy định như sau:
a) Phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, đường thoát hiểm, hệ thống bể phốt, lối đi bộ, sân chơi chung và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư;
b) Phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Nơi để xe (xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh) được xây dựng theo quy chuẩn xây dựng và có thể bố trí tại tầng hầm hoặc tại tầng một hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đối với khu vực để xe ô tô thì phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng do chủ đầu tư quyết định thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư hoặc thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở.
Phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản này được dùng để sử dụng chung cho các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư.
3. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung nhà chung cư quy định tại Điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.