II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Kết luận chương 2
Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu tổ chức quản lý sân chơi điển hình, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho tổ chức quản lý sân chơi trẻ em ở khu vực nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, cơ chế chính sách về “quản lý không gian công cộng trong các không gian sống “của Nhà nước đóng vai trò quyết định đến việc triển khai thực hiện.
- Thứ hai, sân chơi trong các khu sống không chỉ đơn thuần là xây dựng nhằm phục vụ một đối tượng nhất định mà nó còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. - Thứ ba, các khu tập thể, chung cư là phải biết khai thác hết tiềm năng về không gian sân chơi sẵn có bằng việc tổ chức những mô hình vui chơi tiên tiến, phù hợp
- Thứ tư, nhìn nhận, hiểu biết đúng về tác dụng của sân chơi trong các khu dân cư giúp cho người dân và Nhà nước có được đánh giá đúng đắn, là mấu chốt quan trọng để cải tạo, hoàn thiện những sân chơi còn thiếu sót.
- Thứ năm, Nhà nước tham gia vốn vào việc tổ chức quản lý các mô hình sân chơi cho trẻ em là vô cùng quan trọng.
Từ thực tế đã cho thấy vấn đề tổ chức quản lý sử dụng sân chơi công cộng trong khu chung cư đã và đang là vấn đề nan giải, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đô thị. Thừa nhận vấn đề thiếu sót trong quản lý sử dụng sân chơi, học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những mô hình quản lý sử dụng sân chơi tiến bộ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG SÂN CHƠI CHO KHU TẬP THỂ THANH XUÂN BẮC. 3.1. Giải pháp đối với cải tạo
3.1.1. Phương án cải tạo
Qua việc khảo sát sinh hoạt và đánh giá nhu cầu của những người dân sống xung quanh sân chơi B6, sẽ cải tạo sân với tiêu chí: “ Sân chơi đáp ứng được nhiều lứa tuổi của dân cư trong khu vực, đảm bảo tính hiệu quả về sử dụng, kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và bảo vệ môi trường”
Hình 3.1: Kích thước sân B6
Sân chơi B6 chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của các nhà B4, B5, B6 và B7. Với nhu cầu sử dụng sân của 160 hộ sống xung quanh thì hiện trạng cơ sở vật chất của sân không thể đáp ứng được hết, do đó cần phải bổ sung và sửa chữa sân chơi. Tuy nhiên, đây là sân chơi nhỏ trong khu tập thể nên việc áp dụng các tiêu chuẩn về quy hoạch sân chơi cộng cộng là không cần thiết. Nên việc cải tạo và bố trí sân chỉ cần thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của người dân nhưng không được vi phạm quy định của chính quyền địa phương đã đề ra
Theo hiện trạng cơ sở vật chất của sân, để đáp ứng tiêu chí trên cần phải bố trí thêm:
- Nhà để xe: Do không gian trong các nhà tập thể không thể đáp ứng được nhu cầu để xe của người dân sống trong đó; ngoài ra khu vực này còn có các quán ăn uống nên việc quy định chỗ đỗ xe cụ thể sẽ giảm hiện tượng để xe không theo quy định trong sân chơi, gây ảnh hưởng đến những người đang sử dụng sân chơi.
- Khu vực phơi quần áo: Việc người dân phơi quần áo trên sân là một việc không thể cấm được do không gian trong nhà chật hẹp nên nếu bố trí được khu vực phơi quần áo hợp lý sẽ tạo điều kiện cho người dân sống xung quanh.
- Không gian xanh: Đối với sân B6, ngoài những cây lâu năm (xà cừ) thì sân chơi không còn cây xanh nào, do đó việc trồng thêm các loại cây cũng là một việc quan trọng để cải thiện cảnh quan của sân chơi.
- Sân chơi dành cho nhiều đối tượng: cần phải bố trí các đồ chơi ngoài trời cho trẻ em, các sân chơi thể thao dành cho người thanh niên, không gian ngồi nghỉ, đi bộ cho người lớn tuổi
- Tu sửa và thay thế những cơ sở vật chất xuống cấp: tường rào, mặt sàn,… - Bố trí thùng rác hợp lý để không làm ô nhiễm xung quanh, có hệ thống đèn chiếu sáng, ghế đá….
Từ đó đưa ra phương án như sau:
a) Phương án 1: Xây mới sân chơi
- Tường rào quanh sân sẽ được thay bằng bồn hoa hoặc thảm cỏ. Lối vào của sân được bố trí lại. Do với mật độ sử dụng của sân việc có nhiều lối vào là không cần thiết nên từ 5 cửa vào sẽ giảm xuống còn 3 cửa vào (một cửa phía trên hướng đông bắc, một cửa bên phía tây, một cửa dưới phía tây nam)
- Phần phía đông của sân là khu vực vui chơi của trẻ em: trong khu vực có bố trí bãi cát, cầu trượt, đu quay, …. Đây là các đồ chơi không cố định vị trí để nên người dân có thể tự sắp xếp vị trí trong khu vực dành cho trẻ em sao cho hợp lý.
Hình ảnh 3.3: Mô hình đồ chơi trẻ em
- Tiếp giáp với khu vui chơi cho trẻ em, 2 sân cầu lông được bố trí ở giữa để phục vụ cho cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi.
- Phần phía tây là khu vực chơi tự do, không có đồ chơi. Khu vực này có thể để trẻ chơi đá bóng, đi xe đạp hoặc để người lớn tuổi đi bộ.
- Các ghế đá được đặt ngay dưới các gốc cây để có bóng mát, đặt gần sân cầu lông để phục vụ cho người chơi.
- Bóng điện được lắp ở đầu sân, giữa sân và cuối sân.
- Nhà xe được bố trí ở phía đông, bên ngoài sân chơi và có mái che. Do khu vực này còn nhiều đất trống và gần ngay đường lớn vào khu tập thể nên có thể bố trí nhà xe ở đây.
- Thùng rác: sử dụng thùng rác có nắp đậy và có phân loại rác, được đặt trong khu vực để xe.
Hình ảnh 3.5: Phân mảng sân chơi
Bố trí các khu vực sân chơi theo nhu cầu và lứa tuổi : Việc phân mảng sân chơi như vậy sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng sân chơi đúng trong khu của mình, không ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Phân mảng sân chơi chỉ có tính tương đối, có thể thay đổi theo nhu cầu và mục đích sử dụng.
Với phương án này sẽ phải xây mới toàn bộ sân, mua thêm các cơ sở vật chất mới cho sân chơi. Như vậy sẽ rất tốn kém và không được nhiều người dân trong khu vực đồng ý
b) Phương án 2: Cải tạo, chỉnh trang sân chơi
- Tường rào: Khác với phương án 1, ở phương án này không bỏ tường rào để thay thế bằng thảm cỏ mà tu sửa lại, xây lại những chỗ tường bị nứt. Những chỗ nào hư hại nặng có thể xây mới lại.
- Lối vào sân chơi cũng được thay đổi như phương án 1.
Hình 3.6: Phân tích hành vi tâm lý của người sử dụng
Sau khi nhóm tiến hành quan sát người sử dụng sân, các đường đi xe máy và đi bộ được thể hiện lại như trên hình vẽ. Qua đó thấy rằng cửa số 1, số 3, số 4, số 5 sử dụng nhiều nhất, có thể bỏ cửa số 2. Với cửa số 5, để tăng diện tích đặt đồ vui chơi cho trẻ em của khu vực này, có thể bỏ lối cửa này, như vậy khi đặt đồ sẽ không cản trở đường đi. Còn lại cửa số 1, 3 và 4 sẽ được giữ để làm lối vào cho sân chơi.
- Xử lý rêu mốc bám trên tường và nền sân: Cạo sạch lớp ngoài của tường và nền bị bám rêu mốc, xử lý bề mặt tường và nên với các dung dịch diệt nấm, chống ẩm mốc và tiến hành trát, láng lại.
- Xây bồn hoa xung quanh tường rào để tạo thêm không gian xanh cho sân chơi. Sử dụng các loại hoa bụi nhỏ, thấp như: hoa dừa cạn, hoa cúc bướm, hoa cẩm chướng, phăng xê, hoa bóng nước, hoa bỏng… Nên sử dụng nhiều loại cây trồng 40
vào các mùa khác nhau để có thể có hoa trong tất cả các mùa. Dưới đây là thông tin một số loại cây có thể trồng:
+ Cây hoa bướm: Đường kính từ 2 – 8cm, Chiều cao thân từ 10 – 25cm, cây có thể chịu rét nên đặt cây ở vị trí dễ thoát nước và có đầy đủ ánh sáng. Cây nở hoa từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau.
+ Hoa dừa cạn: Cây bụi thân hóa gỗ cao 30-60cm. Lá đơn mọc gần đối hình trái xoan dài từ 3-4cm và rộng từ 1,5-2cm, mặt bóng. Cây rụng lá trơ cành vào mùa đông. Hoa nở quanh năm có nhiều màu sắc. Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn. Thường được trồng thành thảm, bồn làm cảnh.
- Bố trí đồ chơi cho trẻ em trong sân gồm: Xích đu,
cầu trượt, bãi cát,…Tùy theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng sân có thể thếm một vào đồ chơi nữa.
+ Xích đu: Do vốn đầu tư vào việc cải tạo không lớn nên đối với xích đu ta có thể không cần mua lớn mà có thể tự chế. Có thể sử dụng lốp xe, ống sắt hay gỗ để làm xích đu. Bố trí những xích đu này trên bãi cát để trẻ em không bị thương nếu ngã và phải có không gian xung quanh rộng rãi, không cản trở tầm quay của xích đu.
Hình 3.7: Minh họa xích đu làm bằng lốp ô tô
+ Cầu trượt: Mua mới và không thể tự làm được. Cầu trượt cũng sẽ được bố trí gần hố cát để trẻ em trượt xuống cát, đảm bảo an toàn khi chơi.
+ Trên sân có thể kẻ sẵn các trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy lò cò... để giúp trẻ em vẫn biết đến các trò chơi dân gian.
Hình 3.8: Minh họa các trò chơi dân gian
- Sân chơi cho người lớn tuổi và thanh thiếu niên: Sân cầu lông, xà đơn, xà kép…
+ Sân cầu lông: Người dân có thể tự kẻ sân theo đúng tiêu chuẩn. Người lớn tuổi và thanh thiếu niên đều có thể sử dụng. Sân cầu lông đặt theo hướng bắc – nam để không ảnh hưởng bởi mặt trời khi đang chơi.
+ Xà đơn, xà kép: Có thể tự làm bằng cách hàn các ống nước, chủ yếu để thanh thiếu niên sử dụng nên không cần đặt trên nền cát. Ngoài ra thời gian sử dụng của các xà đơn này tập trung vào buổi sáng sớm và chiều tối nên trong những khoảng thời gian trống có thể để người dân sử dụng vào việc phơi chăn màn. Xà đơn được đặt cố định do đó các xà đơn được đặt ở nơi có thể đón được nhiều nắng thuận lợi cho việc phơi chăn màn, khi sử dụng vào mục đích thể thao hầu như là thời gian ít nắng nên không ảnh hưởng.
Hình 3.9: Minh họa xà đơn –xà kép tự làm
Khu sân chơi cho các đối tượng cũng được bố trí như phương án 1 gồm: khu sân chơi tự do, khu sân chơi cho người lớn, khu sân chơi cho trẻ em.
- Ghế đá: được đặt xung quanh sân, dưới các gốc cây. Ghế đá trong sân chơi chưa đến mức hư hỏng nặng nên chỉ cần sửa chữa lại. Nếu được, có thể vận động người dân tặng ghế đá mới.
- Chiếu sáng : Có thể được treo luôn trên cây và có chụp đèn. Bố trí đèn ở đầu sân và cuối sân.
- Khu vực để xe: Dựa vào việc phân tích đường đi của xe máy, khu vực để xe được bố trí phía đông, bên ngoài sân. Hiện trạng của chỗ này là đất trống nên bố trí chỗ để xe ở đây không ảnh hưởng đến khu vực khác. Đối với chỗ để xe chỉ cần kẻ vạch chia ô để xe, nếu dân có nhu cầu có
thể bố trí thêm mái nhà xe. Bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu người dân sống trong các chung cư B5, B6, B7 là chủ yếu do ban tự quan sân chơi sẽ quản lý.
- Thùng rác: Được bố trí xung quanh sân chơi, phục vụ cho những người đang sinh hoạt trong sân chơi. Thùng rác phải có nắp đậy và có ngăn phân loại rác để tránh bốc mùi khó chịu đối với người sử dụng sân chơi xung quanh.
Bố trí các khu vực sân chơi theo nhu cầu và lứa tuổi:
Hình ảnh 3.10: Phân mảng cải tạo sân chơi
Phân mảng của phương án 2 khác phương án 1 ở việc sân chơi dành cho người lớn được bố trí sang phần phía tây của sân. Như vậy trong khi chơi (cầu lông) sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ em như ở phương án 1, và trẻ em cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc chơi của người lớn. Sân chơi tự do được chuyển vào giữa, với khu vực này có thể là nơi giao thoa của cả sân chơi người lớn và trẻ em.
Bố trí cụ thể các hoạt động chính trong sân chơi:
Hình ảnh 3.11: Bố trí cải tạo sân chơi
- Ưu điểm của phương án này là chỉ cải tạo dựa trên hiện trạng vốn có của sân chơi nên không tốn kém chi phí nhiều.
c) Phương án chọn
Khu nhà tập thể được xây dựng từ những năm 1970-1980, hiện đang bị xuống cấp và đối mặt với nhiều nguy cơ về hạ tầng kĩ thuật cũng như không gian sân chơi. Hiện nay tuy chưa có dự án cải tạo cụ thể nhưng trong tương lai khu vực này sẽ có phương án quy hoạch mới.
Bảng 3.1: Số lượng người đồng ý phương án cải tạo sân chơi
Phương án 1 Phương án 2
Số lượng người đồng ý
(%) 35,3 64,7
Sau khi nhóm tiến hành khảo sát số lượng người đồng ý lựa chọn phương án cải tạo bằng cách sử dụng bảng hỏi, có 35,3% người lựa chọn phương án 1, 64,7% người lựa chọn phương án 2. Số người lựa chọn phương án 2 gấp gần 2 lần phương án 1, như vậy sẽ chọn phương án 2 làm phương án cải tạo.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong khu vực, với chi phí cải tạo phù hợp sẽ chọn phương án 2 “Cải tạo chỉnh trang sân chơi B6”trên nền hiện trạng cũ.
3.1.2. Tính khả thi của phương án
a) Chi phí cải tạo sân
Dự tính chi phí cải tạo sân:
Bảng 3.2: Tính toán sơ bộ chi phí cải tạo sân
Tên vật liệu Đơn giá (đồng) Số lượng Thành tiền (đồng)
Cầu trượt bằng
composite CT01 7.000.000 1 cái 7.000.000
Xích đu tự làm 1.000.000 1 1.000.000
Xà đơn 500.000 1 500.000
Hoa giống 500.000 500.000
Vật liệu sửa chữa
khác 3.000.000 3.000.000
Tổng 12.000.000
b) Nguồn chi phí cải tạo sân
Theo thống kê điều tra xã hội học sau khi đưa ra phương án cải tạo sân nhận được sự ủng hộ từ các hộ gia đình sống trong chung cư B5, B6, B7 và một số người đang sinh hoạt trong sân chơi B6 như sau:
Bảng 3.3: Đóng góp chi phí cải tạo sân 200 (nghìn đồng) 300 (nghìn đồng) 400 (nghìn đồng) 500 (nghìn đồng) Số hộ dân 44 23 21 12
Từ bảng 3.3. cho thấy mức phí cải tạo có thể thu từ các hộ dân sống trong chung cư B6, B4, B5, B7 là 200.000VNĐ/ hộ gia đình.
Có khoảng 50 hộ dân sử dụng sân chơi, mức đóng góp: 200.000 x 50 = 10.000.000 vnđ. Theo kết quả trên bảng 3.3 có thể nhận được thêm sự đóng góp tích cực từ các cá nhân ủng hộ và mong muốn cải tạo sân chơi, bên cạnh đó cũng có những hộ gia đình ít sử dụng sân không muốn đóng góp nên có sự vận động và truyền đạt thông tin tới những hộ gia đình này để có sự thống nhất của cộng đồng dân cư sống trong chung cư xung quanh sân chơi B6.
Tổng số vốn dự tính cải tạo sân khoảng 12.000.000 vn đ. Số tiền còn thiếu có thể xin ủy ban nhân dân Phường Thanh Xuân Bắc hỗ trợ.