III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Bằng thực nghiệm thấy rõ được đặc tính chỉnh lưu dong điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết về dòng điện trong chất bán dẫn giải thích được kết quả thí nghiệm.
- Củng cố kỷ năng sử dụng dụng cụ đo điện như vôn kế, ampe kế, bước đầu làm quen voqí dao động ký điện từ.
2. Kỹ năng
- Lắp đặt thí nghiệm, đo các đại lượng và tính kết quả.
- Làm được một bản báo cáo thí nghiệm: Vẽ được đường đặc trưng Vôn – ampe qua thí nghiệm. B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a) Kiến thức và đồ dùng:
- Thí nghiệm khảo sát đặc tính của điôt và tranzito. - Một số hình vẽ cách làm thí nghiệm.
b) Phiếu học tập:
P1. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữ hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0. C. UAK < 0 thì I = 0. B. UAK > 0 thì I = 0. D. UAK > 0 thì I > 0.
P2. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữ hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0.
B. UAK > 0 và tăng thì I > 0 và cũng tăng C. UAK > 0 và giảm thì I > 0 và cũng giảm D. UAK < 0 và giảm thì I < 0 và cũng giảm
P3. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ và một ampe kế đo cường độ dòng điện IC qua côlectơ của tranzito. kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì IC tăng. B. IB tăng thì IC giảm.
C. IB giảm thì IC giảm. D. IB rất nhỏ thì IC cũng rất nhỏ.
P4. Dùng một mili ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một vôn kế đo hiệu điện thế UCE giữa côlectơ và emitơ của tranzito mắc E chung. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì UCE tăng. B. IB tăng thìUCE giảm. C. IB giảm thìUCE tăng.
D. IB đạt bão hoà thì UCE bằng không. c) Đáp án phiếu học tập:
P1 (B); P2 (D); P3 (B); P4 (A). d) Dự kiến ghi bảng: (Chia làm 2 cột)
Bài 25: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính
khuếch đại của tranzito
1) Mục đích: SGK 2) Cơ sở lý thuyết: SGK 3) Phương án và tiến hành:
A. Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn:
a) Dụng cụ: SGK b) Tiến hành: + Kiểm tra dụng cụ
+ Lắp đặt thí nghiệm, kiểm tra… + Điều chỉnh máy phát xung…
+ Quan sát đồ thị dòng điện trước và sau điôt + Ghi kết quả…Xử lí số liệu…
B) Khảo sát đặc tuyến của tranzito: (Các bước trong SGK)
4) Báo cáo thi nghiệm: (Mẫu trong SGK)
+ Vẽ sơ đồ. 2. Học sinh
- Đọc và chuẩn bị bài thực hành, báo cáo thí nghiệm. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về tiến hành thí nghiệm.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(…phút): Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Kiểm tra tình hình HS.
- Nêu câu hỏi về mục đích và cơ sở lý thuyết. - Nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2 (…phút): Bài mới: Bài 25: Thực hành…
Phần 1: Tiến hành thí nghiệm và đo kết quả.
Chia nhóm, mỗi nhóm tiến hành theo một phương án. Lần lượt với điôt và tranzito.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK. - Thảo luận.
- Nêu phương án thí nghiệm và cách tiến hành. - Lắp đặt thí nghiệm theo phương án.
- Cân chỉnh thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm,, đo các đại lượng.
- Tiến hành đo các đại lượng, mỗi gia trị đo ít nhất 3 lần.
- Ghi chép kết quả - Đọc SGk.
- Xủ lí kết quả đo được. Xác định giá trị các đại lượng
- Thảo luận xác định các đại lượng đo được trước và sau.
- Tính toán, ghi chép kết quả. - Nhận xét kết quả.
- Yêu cầu HS đọc SGK. - Yêu cầu và hướng dẫn HS - Hướng dẫn. - Quan sát. - Nhắc nhở (nếu cần) - Nhận xét kết quả. - Yêu cầu HS. - nhận xét kết quả. Hoạt động 3 (…phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏivà bài tập về nhà.
Ghi nhớ lời nhắc của GV.
- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập). - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau.