Hiệu quả của hoạt động hỗ trợviệc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 62)

1. Lý do chọn đề tài

2.3. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợviệc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm

đảm bảo đặc biệt trong giai đoạn trẻ đi xin việc và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.

2.3. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm tâm

2.3.1. Tư vấn hướng nghiệp

Mỗi năm trung tâm dạy nghề Nhân đạo nhận và đào tạo 86 ngƣời khuyết tật trong đó 60 đối tƣợng là trẻ em khuyết tật. Trẻ em khuyết tật đến học nghề tại trung tâm đƣợc tƣ vấn, định hƣớng, dạy nghề hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó trẻ khuyết tật còn đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc hỗ trợ chi phí ở, ăn uống, sinh hoạt, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Văn phòng tƣ vấn việc làm của trung tâm dạy nghề Nhân đạo với chức năng tƣ vấn, định hƣớng, giới thiệu việc làm mỗi năm hỗ trợ gần 2000 lƣợt ngƣời ngƣời

khuyết tật, ngƣời lao động có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ em khuyết tật đang học tại trung tâm đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nƣớc với những dạng khuyết tật khác nhau nhƣng đều có chung mục tiêu đƣợc học nghề để tự lập trong cuộc sống. Khi đến với trung tâm, các em có những nhu cầu, nguyện vọng về ngành nghề các em dự định theo học. Cùng với sự hỗ trợ của văn phòng tƣ vấn việc làm, cán bộ giáo viên trong trung tâm, các em cùng gia đình lựa chọn đƣợc ngành nghề thích hợp. Tuy không có kiến thức chuyên môn về tƣ vấn hƣớng nghiệp nhƣng kinh nghiệm cùng nhiệt huyết đã giúp các cán bộ nhân viên luôn cố gắng hỗ trợ trẻ khuyết tật tìm đƣợc đúng hƣớng đi về nghề nghiệp trong tƣơng lai. Trung tâm đảm bảo 100% trẻ khuyết tật đƣợc tƣ vấn trƣớc khi vào trung tâm và trƣớc thời kỳ tốt nghiệp.

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa không có văn phòng tƣ vấn việc làm nhƣng hoạt động này cũng đƣợc trung tâm chú trọng. 100% trẻ khuyết tật đến với trung tâm đƣợc tƣ vấn rất kỹ trƣớc khi lựa chọn đƣợc ngành nghề mà các em theo học. Đồng thời trƣớc khi tốt nghiệp, các em đƣợc tƣ vấn, định hƣớng khi đứng trƣớc những quyết định nhƣ về quê, ở lại trung tâm hay đi làm ở các công ty, doanh nghiệp.

Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở hai trung tâm dạy nghề tuy chƣa thực sự chuyên nghiệp nhƣng đã phát huy hiệu quả rõ ràng. Đầu tiên, nó giúp trẻ em khuyết tật và gia

63

đình đƣa ra lựa chọn về nghề nghiệp phù hợp nhất với nhu cầu và đặc điểm thể chất của trẻ. Trong khi nếu không nhận đƣợc sự tƣ vấn, định hƣớng của các cán bộ, giáo viên trong trung tâm, các em sẽ không đƣa ra đƣợc quyết định tốt nhất cho mình. Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho trẻ em khuyết tật cả hai trung tâm đều đảm bảo 100% trẻ khuyết tật vào trung tâm đều đƣợc tƣ vấn kỹ lƣỡng. Thứ hai, tƣ vấn hƣớng nghiệp giúp trẻ khuyết tật lựa chọn đƣợc công việc phù hợp với bản thân, định hƣớng bƣớc đi đúng đắn trong sự nghiệp. Khi sắp tốt nghiệp, các em thƣờng có nhiều băn khoăn, dự định, một số lại lo lắng vì thiếu cơ hội có việc làm. Đƣợc sự tƣ vấn nhiệt tình của cán bộ trung tâm, các em dễ dàng vƣợt qua đƣợc những khó khăn và nhận đƣợc nhiều cơ hội có việc làm hơn, do đó hạn chế tỷ lệ trẻ thất nghiệp khi ra trƣờng.

2.3.2. Dạy nghề

Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm dạy nghề Nhân đạo, năm 2012 có 60 trẻ khuyết tật đƣợc đào tạo nghề. Trong đó có 40 em học nghề may công nghiệp, 10 học nghề trang trí váy cô dâu, 10 em học nghề thủ công đan thêu. Ngoài ra, trung tâm còn tạo điều kiện cho các em có nhu cầu có thể học song song nhiều nghề khác nhau. Báo cáo cũng đƣa ra 20/40 học sinh của lớp may công nghiệp dành 1-2 tiếng/ ngày học trang trí váy cô dâu hoặc đan thêu. Hơn 80% học sinh hai lớp đan thêu, trang trí váy cô dâu tham gia học song ngành. Trung tâm chỉ đồng ý hỗ trợ trẻ khuyết tật theo học cùng một lúc nhiều ngành khi các em có ý thức học nghiêm túc, học tốt ngành đăng ký theo học và đảm bảo yêu cầu về sức khỏe. Thời gian 1 khóa học may kéo dài 12 tháng. Các em đƣợc đào tạo từ những kiến thức cơ bản về nghề may, những thao tác đầu tiên nhƣ cách sử dụng máy khâu, máy vắt sổ đến cách may quần áo theo dây chuyền sản xuất, may quần áo kiểu cách. Phƣơng pháp đào tạo mạnh về thực hành để rèn luyện tay nghề. Do đó khi tốt nghiệp các em có thể tự tin vào làm việc tại các doanh nghiệp luôn mà không cần thời gian học việc [39]

Theo báo cáo tổng kết của trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa năm 2012, sau 5 năm hoạt động đã có hơn 130 trẻ khuyết tật và hàng trăm ngƣời có hoàn cảnh gia đình khó khăn đến học tập và làm việc tại trung tâm. Trong năm 2012, trung tâm đã kết hợp với các đơn vị bạn tổ chức ba lớp dạy nghề cho ngƣời khuyết tật trên địa bàn Hà Nội nhƣ

64

lớp may công nghiệp 15 ngƣời khuyết tật, lớp nấu ăn 15 ngƣời, lớp thủ công mỹ nghệ 30 ngƣời. Sau khi tốt nghiệp đƣợc cấp chứng chỉ và giới thiệu việc làm. Năm 2012, trung tâm đã đào tạo nghề cho 40 trẻ khuyết tật. 98% các em tốt nghiệp với tay nghề thành thạo, chỉ còn lại 2% trẻ em khuyết tật trí tuệ và sức khỏe yếu phải nghỉ học nhiều nên phải kéo dài thời gian đào tạo. Năm 2013, trung tâm nhận đào tạo nghề cho 35 trẻ khuyết tật. Trong đó có 20 em theo học lớp may, 15 em theo học lớp thủ công giấy và làm hoa lụa. Các em vẫn đang trong quá trình học và thực hành. Cũng nhƣ trung tâm dạy nghề Nhân đạo, trung tâm Quỳnh Hoa tập trung nhiều vào thực hành để nâng cao tay nghề cho các em. Song song với hoạt động dạy nghề, trung tâm tổ chức cho các em đi tham quan những công ty, xƣởng sản xuất để làm quen với môi trƣờng làm việc trong tƣơng lai [40]

Có thể nói dạy nghề là hoạt động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi trung tâm xúc tiến việc làm cho trẻ khuyết tật. Chất lƣợng của công tác dạy nghề quyết định tay nghề và cơ hội việc làm của các em trong tƣơng lai. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, hiện tƣợng thất nghiệp gia tăng, hoạt động dạy nghề cho ngƣời khuyết tật càng trở nên quan trọng. Với kết quả đã đạt đƣợc nhƣ trên, trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa và trung tâm dạy nghề Nhân đạo đã mở ra nhiều cơ hội đƣợc học nghề và có việc làm cho nhiều trẻ em khuyết tật đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nƣớc.

2.3.3. Tạo việc làm

Trong năm 2012, trung tâm dạy nghề Nhân đạo hỗ trợ giới thiệu và tạo việc làm cho 55 trên tổng số 60 trẻ khuyết tật học nghề tại trung tâm. Sau khi tốt nghiệp, trung tâm hỗ trợ giới thiệu và tạo việc làm cho những trẻ có nhu cầu ở lại làm việc tại Hà Nội. Một số trẻ tự kinh doanh hoặc về làm việc tại gia đình đƣợc trung tâm sẵn sàng đào tạo nâng cao tay nghề nếu có mong muốn. Trong năm 2013, trung tâm tuyển sinh và đào tạo 59 trẻ khuyết tật. Trong kế hoạch hoạt động của Trung tâm năm 2013-2014, trung tâm sẽ đào tạo 100% trẻ khuyết tật và ra trƣờng giới thiệu công việc phù hợp.Các giáo viên, cán bộ ở Trung tâm đã tƣ vấn nghề, xây dựng giáo án riêng và có phƣơng pháp dạy phù hợp với mỗi ho ̣c viên. Với thời gian học kéo dài từ 6 - 12 tháng, khi nào tay nghề học viên vững mới cung ứng lao động cho các doanh nghiệp nên có trên 90% học viên có việc làm khi ra trƣờng.Trong quá trình học nghề, các em đƣợc miễn đóng tiền học phí và hỗ trợ tiền

65

ăn, ở; đƣợc khám và điều trị kịp thời khi đau ốm. Trung tâm còn dạy các em kĩ năng sống, giao tiếp, trang bị kiến thức xã hội, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giúp các em xóa đi mặc cảm, tự tin nói lên nguyện vọng của mình lúc phỏng vấn xin việc. Không chỉ đào tạo nghề, Trung tâm còn liên kết với các công ty, xí nghiệp trong thành phố Hà Nội tìm việc làm cho các em khi hoàn thành khóa ho ̣c . Đối với những em không xin đƣơ ̣c viê ̣c, Trung tâm đƣ́ng ra nhâ ̣n các hợp đồng sản phẩm để các em vừa đƣợc thực hành vừa có thêm thu nhập. Theo anh Nguyễn Trung Kiên – nhân viên phòng tƣ vấn giới thiệu việc làm của trung tâm dạy nghề Nhân đạo thống kê, trẻ khuyết tật nếu ở lại làm việc ở trung tâm mức lƣơng các em nhận đƣợc là 1.500.000-2.000.000đ/ tháng. Còn với các em đi làm ở các công ty, doanh nghiệp tƣ nhân khác, mức lƣơng có thể cao hơn, dao động từ 1.500.000 đến 4.500.000đ. Một yếu tố cản trở nữa đó là những công ty lớn, mức lƣơng ổn định chỉ nhận những trẻ khuyết tật đã đủ 18 tuổi trở lên vào làm việc và yêu cầu tay nghề cao.

Đối với Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, từ những thông tin thu thập đƣợc qua các cuộc phỏng vấn sâu lãnh đạo trung tâm và cán bộ hành chính, quản lý đời sống và báo cáo hoạt động của trung tâm cho thấy tỷ lệ trẻ khuyết tật có việc làm sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 70-80%, cũng nhƣ trung tâm dạy nghề Nhân đạo, những trẻ chƣa có cơ hội xin việc sẽ ở lại trung tâm học thêm hoặc làm việc trực tiếp tại trung tâm. Tuy nhiên mức lƣơng các em khi làm việc tại trung tâm thƣờng thấp hơn nhiều so với trung tâm dạy nghề Nhân đạo. Cô Hoa cho biết, với những em nhanh nhẹn, thành thạo có thể nhận đƣợc 1.500.000đ/ tháng, nhƣng một số em trí tuệ chậm phát triển, mặc dù đã học đến 2 năm một tháng các em chỉ nhận đƣợc 300.000đ đến 500.000đ. Thu nhập của trẻ khuyết tật sau khi tốt nghiệp tại trung tâm là một trong những trăn trở lớn của lãnh đạo mỗi trung tâm dạy nghề, nó là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hỗ trợ việc làm cho trẻ khuyết tật.

Từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật theo mô hình của hai trung tâm dạy nghề Nhân đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa. Vừa đƣợc học nghề, vừa đƣợc hỗ trợ việc làm, phần lớn trẻ khuyết tật đến với trung tâm đã tự lo đƣợc cho bản thân mà không cần sự trợ giúp nào của gia đình,

66

thậm chí các em còn có khoản tiền tiết kiệm. Có nghề, có việc làm và đƣợc hòa mình vào môi trƣờng sống tập thể là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ khuyết tật. Tuy mức thu nhập không cao do năng suất lao động còn thấp, mặt khác chƣa nhận đƣợc nhiều cơ hội vào làm ở các doanh nghiệp lớn, chƣa thực sự đƣợc ƣu tiên hơn các lao động bình thƣờng nhƣng các em vẫn luôn cố gắng để hoàn thành công việc và vƣơn lên.

Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại trung tâm dạy nghề Nhân đạo và trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa nhìn chung khá đa dạng và phong phú. Trung tâm không chỉ đào tạo nghề miễn phí mà còn tƣ vấn cho các em lựa chọn ngành nghề phù hợp và giới thiệu, tạo việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp. Tuy số ngành nghề đào tạo chƣa nhiều, quy mô trung tâm nhỏ nhƣng hàng năm, hai trung tâm cũng đã hỗ trợ cho hàng trăm trẻ em khuyết tật đến từ nhiều nơi trên cả nƣớc có việc làm, đƣợc hòa nhập. Nếu nhƣ trƣớc kia chƣa đƣợc vào trung tâm, các em là những đứa trẻ luôn sống trong tuyệt vọng, rất nhiều trẻ ngay cả những nhu cầu cơ bản nhƣ ăn, mặc, ở hay nhu cầu an toàn cũng không đƣợc đáp ứng, gia đình, xã hội nhìn các em với ánh mắt kỳ thị đã làm gia tăng sự tự ti, mặc cảm. Mỗi con ngƣời đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần cần đƣợc đáp ứng, các nhu cầu đó thƣờng rất đa dạng và phong phú. Để tồn tại, con ngƣời cần phải đƣợc đáp ứng các nhu cầu về sự sống nhƣ ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế…để phát triển , con ngƣời cần đƣợc đáp ứng các nhu cầu cao hơn nhƣ nhu cầu đƣợc an toàn, nhu cầu đƣợc học hành…Trẻ khuyết tật cũng vậy, các em có rất nhiều nhu cầu. Vào trung tâm dạy nghề, các em có cơ hội đƣợc thỏa mãn những nhu cầu mà trƣớc đó các em không đƣợc đáp ứng đầy đủ. Trung tâm hỗ trợ các em 100% chi phí sinh hoạt, nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Đƣợc sống trong môi trƣờng đầy sự tƣơng thân tƣơng ai, các em có cảm giác đƣợc thuộc về một nhóm, một tổ chức trong đó bản thân các em đƣợc tôn trọng, đƣợc nhìn nhận nhƣ một thành viên. Những nhu cầu ở mức cao hơn cũng đƣợc đáp ứng nhƣ đƣợc học nghề, có việc làm, trung tâm cũng tạo nhiều cơ hội cho các em hoàn thiện, phát triển bản thân ở mức cao hơn. Môi trƣờng hòa nhập tại mỗi trung tâm dạy nghề là nơi nhìn nhận tôn trọng các em nhƣ một con ngƣời hoàn thiện, giúp các em có cái nhìn tích cực hơn đối với chính bản thân mình, từ đó lấy lại sự tự tin khi bƣớc ra xã hội.

67

2.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm

1, Về đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ công tác dạy nghề: Một trong những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động dạy nghề đó là nguồn nhân lực phục vụ công tác dạy nghề. Theo báo cáo dạy nghề năm 2011 của Tổng cục dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: một số đƣợc đào tạo từ các trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật, cao đẳng sƣ phạm kỹ thuật; một tỷ lệ khá lớn là những ngƣời đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng nghề và nghiệp vụ sƣ phạm để trở thành giáo viên; một số giáo viên dạy thực hành đƣợc tuyển chọn từ công nhân có tay nghề cao, nghệ nhân... nên trình độ, năng lực cũng rất khác nhau. Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa và Trung tâm dạy nghề nhân đạo có đến 90% giáo viên đƣợc phỏng vấn trả lời không có nghiệp vụ sƣ phạm và bằng cấp chuyên môn mà chủ yếu là ngƣời có tay nghề cao đang làm việc tại doanh nghiệp hoặc tự kinh doanh vào trung tâm để dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Có kinh nghiệm và giàu lòng nhiệt huyết, nhƣng do không có nghiệp vụ sƣ phạm, không qua quá trình đào tạo chuyên môn trong trƣờng lớp nên dẫn đến hạn chế lớn trong quá trình truyền tải kiến thức đến học sinh, đặc biệt lại là đối tƣợng học sinh khuyết tật gồm nhiều thành phần khuyết tật, khả năng nhận thức khác nhau. Giáo án đƣợc biên soạn dựa trên kinh nghiệm nên thiên về thực hành, thực hành nhiều giúp nâng cao tay nghề song nếu cơ cấu bài học không hợp lý sẽ không cung cấp đủ cho trẻ kiến thức nền tảng, yếu mảng này nhƣng quá mạnh về mảng kia. Bên cạnh đó, làm việc với trẻ khuyết tật đòi hỏi nhiều kỹ năng, hiểu biết về tâm lý trẻ khuyết tật. Trong khi toàn bộ cán bộ, giáo viên trong hai trung tâm không qua bất kỳ một khóa đào tạo nào về những kỹ năng đó. Có thể thấy vấn đề đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề ở hai trung tâm còn nhiều thiếu sót cần đƣợc tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)