Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa:

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 38)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.1.Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa:

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa ở thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, Thanh Trì (Hà Nội) hoạt động từ tháng 8 năm 2007 với chức năng chăm sóc, dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật. Học sinh là những ngƣời khuyết tật do nhiễm chất độc màu da cam, bẩm sinh, tai nạn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đến với Quỳnh Hoa, ngƣời khuyết tật đƣợc dạy nghề miễn phí, đƣợc tạo việc làm và có thu nhập, đƣợc hỗ trợ tiền ăn và không phải đóng góp các khoản chi phí sinh hoạt nào khác.

Ngƣời thành lập và trực tiếp làm giám đốc Trung tâm là cô Đoàn Thị Hoa. Cô Hoa vốn là một nông dân thực thụ với một trang trại lợn. Năm 2005 trong một lần đi giúp một trung tâm dạy nghề cho ngƣời khuyết tật và nghĩ tại sao không trực tiếp giúp họ ngay tại nhà mình. Năm 2007, cô Hoa thành lập cơ sở dạy nghề nhân đạo. Một xƣởng may, một dãy nhà ở, một phòng làm thủ công đƣợc xây dựng ngay trên nền đất của gia đình cô. Tháng 8/2007, 15 ngƣời khuyết tật đƣợc đón về trung tâm trong đó có 8 trẻ em khuyết tật. Cô Hoa nhìn bàn tay họ và nhận tất cả những ai có khả năng tự chăm sóc bản thân, dù họ bị khuyết tật vận động, câm điếc hay thiểu năng trí tuệ. Những ngƣời ở gần thì đƣợc gia đình sáng đƣa đến, tối đón về. Còn ngƣời ở xa thì đƣợc bố trí chỗ ăn ở tại chỗ. Họ lao động ra sản phẩm thì đƣợc trả lƣơng. Buổi đầu thành lập với nhiều khó khăn. Trong đó quá trình tìm công việc phù hợp cho các em có thể nói là khó khăn nhất. Ban đầu trung tâm cho các em học máy khâu nhƣng nhiều em không học đƣợc. Sau đó, trung tâm nhận làm móc thảm chùi chân. Làm đƣợc 45 chiếc thì bị lỗi tới 25 chiếc. Ngƣời đặt hàng thƣơng tình không bắt đền nhƣng họ không ký hợp đồng nữa. Vậy là trung tâm xoay sang làm hàng mã. Nhƣng làm mã cũng không ổn, các em lại phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, phẩm màu. Cuối cùng thì mặt hàng thủ công tranh giấy cuộn và con giống làm bằng giấy

39

cuộn là phù hợp với các em hơn cả. Cho đến nay, thủ công giấy cuộn vẫn là nghề chính đƣợc dạy tại trung tâm, có số lƣợng học sinh theo học nhiều, đồng thời tạo ra thu nhập dễ dàng hơn cho các em.

Trung tâm đã hoạt động đƣợc 6 năm, tiếp nhận và đào tạo nghề thành công cho bao thế hệ học sinh khuyết tật. Nhiều em sau khi tốt nghiệp về quê mở cửa hàng thủ công, may vá để duy trì cuộc sống, nhƣng phần lớn ở lại trung tâm làm việc và tiếp tục nâng cao tay nghề, mặt khác, môi trƣờng sống với sự hòa đồng, vui vẻ của những số phận đồng cảnh ngộ phần nào động viên các em cố gắng hơn trong cuộc sống.

2.1.2. Trung tâm dạy nghề nhân đạo

Sau chiến tranh đất nƣớc Việt Nam còn nghèo, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật, mồ côi, cơ nhỡ, từ các tỉnh tìm về Hà Nội kiếm sống bằng đánh giầy, bán báo, nhặt phế thải. Ban đêm các em ngủ ở bến tàu, bến xe, vƣờn hoa, vỉa hè. Các em luôn phải đối mặt với cái đói, cái rét và tệ nạn xã hội. Các em muốn đƣợc học nghề, đƣợc làm việc, để có cuộc sống tốt hơn, đó là vấn đề bức xúc của xã hội. Tháng 8/ 1978 cơ sở ban đầu của trung tâm do thầy giáo Trần Duyên Hải thành lập tại số nhà 33 hàng Đào với 13 trẻ em khuyết tật vận động và khiếm thính.Tại đây, các em đƣợc dạy nghề may thêu. Đầu năm 1982 cơ sở di chuyển sang 18 Trần Quý Cáp. Đến năm 1990 chuyển địa điểm tại 25/48 Linh Quang- Văn Chƣơng. Và đây cũng là địa điểm chính của Trung tâm. Đến năm 2010 trung tâm đã mở cơ sở 2 tại tổ 3 phƣờng Giang Yên - Long Biên - Hà Nội. Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm ra đời trong bối cảnh lịch sử nhƣ vậy, và cũng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật . Mỗi năm trung tâm nuôi dạy và đào tạo gần 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 90% là đối tƣợng trẻ em khuyết tật. Sau khi tốt nghiệp đã có 80% học sinh nhận đƣợc việc làm trong các doanh nghiệp, còn lại 20% do bị thiểu năng trí tuệ và di tật nặng cần phải đƣợc học, năng cao tay nghề chờ cơ hội.

Trung tâm đã đƣợc các cơ quan chức năng, thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, ghi nhận đánh giá tốt, thƣờng xuyên đƣa tin động viên khích lệ. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng triệu thanh thiếu niên khuyết tật, mồ côi, cơ nhỡ, khát khao đƣợc lao động, đƣợc làm việc, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình và những trung tâm nhƣ trung

40

tâm dạy nghề nhân đạo đã trở thành cầu nối trên con đƣờng các em biến ƣớc mơ thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 38)