Các hoạt động hỗ trợviệc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 40)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.Các hoạt động hỗ trợviệc làm cho trẻ em khuyết tật tại hai trung tâm

cứu

2.2.1. Tư vấn, hướng nghiệp

Tƣ vấn, hƣớng nghiệp là hoạt động nhằm hỗ trợ ngƣời nào đó định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lại hoặc lựa chọn cơ hội nghề nghiệp tốt và phù hợp. Tƣ vấn hƣớng nghiệp tập trung chủ yếu vào những vấn đề nhƣ khám phá các cơ hội nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp cá nhân và những vấn đề khác liên quan đến nghề nghiệp. Trên thế giới, tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc quan tâm nhƣ là một khoa học từ những năm đầu của thế kỷ XX và đƣợc coi là một trong những hoạt động quan trọng của xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề hƣớng nghiệp đã đƣợc bàn luận đến từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cho đến nay, tƣ vấn hƣớng nghiệp là vấn đề đƣợc toàn xã hội quan tâm, nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc phân công lao động xã hội trong phát triển nguồn nhân lực của cả nƣớc. Việc nghiên cứu đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, định hƣớng cho học sinh trong việc tiếp tục học lên cao hay đi vào cuộc sống lao động có ý nghĩa to lớn và cấp thiết. Giáo dục hƣớng nghiệp đƣợc đƣa vào trung học phổ thông nhƣ một hoạt động hữu ích cho học sinh trƣớc khi tốt nghiệp nhằm trang bị cho các em một nền tảng về nghề nghiệp. Tƣ vấn hƣớng nghiệp không chỉ cần thiết đối với các em học sinh trung học phổ thông, sinh viên đại học mà cần thiết với bất cứ ai, khi họ chƣa tìm đƣợc công việc phù hợp, hoặc muốn có cơ hội tốt hơn cho bản thân đặc biệt cần thiết với ngƣời khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng. Nhận biết đƣợc vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp, nhiều trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật đã chú trọng hoạt động này.

Nhƣ bao trẻ em khác, trẻ em khuyết tật có quyền đƣợc học tập, đƣợc dạy nghề để tham gia vào các hoạt động lao động trong tƣơng lai. Và trƣớc khi bƣớc chân vào các trƣờng, trung tâm dạy nghề, các em cũng cần đƣợc hƣởng các dịch vụ tƣ vấn, hƣớng nghiệp để lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp nhất với đặc điểm thể chất mà vẫn đáp ứng đƣợc nhu

41

cầu cá nhân đồng thời tạo niềm yêu thích, say mê công việc của các em. Định hƣớng và tƣ vấn nghề nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, tƣ vấn là cầu nối giữa định hƣớng và tuyển chọn nghề nghiệp. Định hƣớng, tƣ vấn hƣớng nghiệp cho trẻ em khuyết tật thƣờng dựa trên các yếu tố: Thứ nhất là dựa vào yếu tố thể lực, năng lực của cá nhân trẻ khuyết tật: trẻ em khuyết tật thƣờng mang trên mình ít nhiều những khiếm

khuyết. Có trẻ bị khuyết tật vận động tay, chân, có trẻ bị khuyết tật trí tuệ, khiếm thị hoặc khiếm thính. Những khiếm khuyết này là yếu tố cản trở các em theo đuổi nghề nghiệp mà các em mong muốn. Tình trạng sức khỏe cũng không cho phép các em học làm những công việc có tính chất nặng nhọc. Sự tƣ vấn từ cán bộ, giáo viên trong trung tâm sẽ thực sự cần thiết để giúp gia đình và trẻ định hƣớng con đƣờng đi mới cho trẻ phù hợp hơn; Thứ hai là dựa vào nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và truyền thống gia đình: Khi trẻ khuyết tật tham gia học nghề tại trung tâm, bản thân trẻ và gia đình có những nguyện vọng nhất định. Nghề nghiệp định theo học có thể xuất phát từ ƣớc mơ của trẻ, cũng có thể xuất phát từ sự kì vọng, mong muốn của gia đình dựa trên điều kiện của gia đình và tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cán bộ tƣ vấn tôn trọng nguyện vọng, mong muốn của trẻ; Thứ ba là dựa vào nhu cầu sử dụng lao động của thị trƣờng lao động: Giáo dục, đào tạo, dạy nghề nói chung nhằm mục đích cung cấp cho thị trƣờng lực lƣợng lao động cần thiết để đảm bảo các hoạt động kinh tế luôn diễn ra và phát triển. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lực lƣợng lao động dƣ thừa là những con số khiến cả thế giới phải lo lắng thì lao động khuyết tật càng có ít cơ hội hơn. Chính vì thế, việc đảm bảo sau khi tốt nghiệp các em tìm đƣợc việc làm là yếu tố vô cùng quan trọng.

Định hƣớng, tƣ vấn hƣớng nghiệp có khả năng điều chỉnh động cơ chọn nghề nghiệp của học sinh khuyết tật theo nhu cầu lao động và sự phân công lao động của xã hội. Ngƣời tƣ vấn, hƣớng nghiệp có vai trò vô cùng to lớn và cần thiết hiện nay trong các trung tâm dạy nghề cho trẻ em khuyết tật. Là ngƣời định hƣớng nghề nghiệp cho các em dựa trên sự kết hài hòa của ba yếu tố trên hỗ trợ các em lựa chọn đƣợc nghề phù hợp nhất.

Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa và Trung tâm Dạy nghề nhân đạo: Hằng năm, mỗi trung tâm đều đón nhận những học viên mới. Để các em cùng ngƣời thân trong gia đình lựa chọn đƣợc ngành nghề phù

42

hợp thì tƣ vấn hƣớng nghiệp là hoạt động không thể thiếu. Có nhiều hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc thực hiện ở mỗi trung tâm ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình từ khi trẻ bƣớc vào trung tâm cho đến khi trẻ tốt nghiệp.

Thứ nhất, giới thiệu về trung tâm nhƣ hoạt động đầu tiên cho trẻ khuyết tật và gia đình hiểu đƣợc chức năng hoạt động, vai trò và các ngành nghề đƣợc dạy trong trung tâm. Đây là hoạt động nhỏ nhƣng không thể thiếu. Đảm nhiệm công việc này ở Trung tâm dạy nghề nhân đạo là cán bộ tuyển sinh, ở trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Hoa giám đốc trung tâm trực tiếp thực hiện. Hoạt động diễn ra tự nhiên nhƣ một buổi trò chuyện. Trong đó, lịch sử hình thành trung tâm, đối tƣợng tuyển sinh, các nghề đƣợc đào tạo đồng thời những hình thức trợ giúp, giúp đỡ đối tƣợng đƣợc giới thiệu một cách cụ thể. Sau đó, cán bộ trung tâm dạy nghề sẽ đƣa học sinh và gia đình thăm quan một vòng trung tâm bao gồm nơi ăn ở, sinh hoạt cho các học sinh nội trú, phòng học tập, trang thiết bị phục vụ việc học, công xƣởng nơi các em trực tiếp thực hành và làm việc.

Thứ hai, tìm hiểu nghiên cứu về tình trạng khuyết tật của trẻ khuyết tật và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ cùng gia đình để tƣ vấn ngành nghề phù hợp: Sau khi trẻ khuyết tật và gia đình đã có cái nhìn tổng quan, định hình đƣợc chức năng hoạt động của trung tâm dạy nghề. Cán bộ trung tâm tiếp tục có những buổi làm việc với trẻ và gia đình để tìm hiểu về tình trạng khuyết tật của trẻ. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết vì mỗi dạng khuyết tật cho phép trẻ chỉ tham gia học một số ngành nghề nhất định. Sau khi đọc hồ sơ về đối tƣợng, cán bộ tuyển sinh phải gặp gỡ trực tiếp gia đình, ngƣời thân từng trẻ khuyết tật. Trƣớc đây ngoài dạy may, thêu, đan, trung tâm dạy nghề nhân đạo còn có cơ sở dạy nghề mộc ở Gia Lâm, công việc này nặng nhọc đòi hỏi sức khỏe ổn định, nhiều trẻ

khuyết tật nam chỉ thích học nghề mộc mặc dù thể trạng yếu, nếu nhận vào sẽ không đảm bảo việc học tập đồng thời sẽ làm tình hình sức khỏe của trẻ xấu đi. Hoạt động này gặp không ít khó khăn vì cán bộ trung tâm phải dung hòa giữa nguyện vọng, nhu cầu của trẻ với loại khuyết tật mà trẻ gặp phải. Nếu trẻ thích học nghề này mà sức khỏe không đảm bảo chuyển trẻ sang học nghề khác mà không tƣ vấn cẩn thận sẽ làm trẻ thật vọng, chán nản. Trường hợp em P 16 tuổi, bị bệnh xương thủy tinh chia sẻ: Trước đây em muốn học

43

léo dùng sức lực đục đẽo làm nên những tủ, kệ, bàn học em cũng mơ ước mình có thể trở thành người thợ mộc giỏi. Nhưng được anh Kiên trong trung tâm dạy nghề Nhân đạo tư vấn chân thành, em quyết định chọn nghề may và trang trí váy cô dâu để học. Đến nay sau 6 tháng, em tìm được niềm đam mê trong công việc này và thấy nó nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân.Với những trẻ khi vào trung tâm mà điều kiện sức khỏe đảm bảo, trung

tâm tôn trọng và khuyến khích lựa chọn của trẻ và gia đình, vì nó là ƣớc mơ, mong muốn của bản thân trẻ. Em C, 17 tuổi ở trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa không may mắn bị liệt

nửa người bẩm sinh, tay bị khèo đã vào trung tâm được hơn 2 năm. Nhà em ở gần phố cổ Hà Nội, thỉnh thoảng được bố mẹ đưa đi dạo chơi, em đã chú ý đến những sản phẩm thủ công làm từ giấy bày bán khắp các con phố cổ cho khách nước ngoài. Em thích thú tìm hiểu và được biết những sản phẩm đó được làm bởi bàn tay khéo léo của những người khuyết tật như em. Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình mãi mãi, em đã xin bố mẹ vào trung tâm để học nghề thủ công giấy cuộn với ước mơ khi nào thành thạo sẽ mở một cửa hàng bán chính những sản phẩm mà mình và các bạn làm ra. Đó là một trong những động lực lớn thôi thúc em luôn cố gắng học hành chăm chỉ.

Thứ 3, tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất thủ công và may mặc: Đây là một trong những hoạt động ngoại khóa chính của trung tâm dạy nghề Nhân đạo cho trẻ em khuyết tật. Mỗi học sinh sẽ đƣợc đi tham quan 1 đến 2 cơ sở sản xuất mà trung tâm liên kết trong toàn bộ khóa học. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn đối với việc định hƣớng công việc cho trẻ sau khi tốt nghiệp, đồng thời nuôi dƣỡng ƣớc mơ, củng cố tinh thần cố gắng học tập của các em trong tƣơng lai, mở ra một hƣớng đi mới sau khi tốt nghiệp. Hiện nay số lƣợng trẻ em khuyết tật theo học ở trung tâm chủ yếu học nghề may. Một trong nhƣng công ty may mà trung tâm hợp tác đó là thƣơng hiệu nổi tiếng may 10. Đƣợc vào tham quan cơ sở may của May 10, đó là niềm vinh dự mà bất cứ học sinh nào cũng háo hức chờ đợi từ khi bƣớc vào trung tâm. Do không gần trung tâm thành phố nên hoạt động này ở Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên mà thƣờng kết hợp với các buổi ngoại khóa hoặc khi có đoàn sinh viên tình nguyện vào trung tâm hỗ trợ. Đầu năm 2013, trung tâm cùng với đoàn sinh viên tình nguyện của trƣờng y tế cộng đồng cũng đã thuê xe và đƣa toàn bộ các học sinh của trung tâm đi thăm xƣởng

44

may ở….Qua chuyến đi, nhiều trẻ khuyết tật có ý định về quê mở cửa hàng may đã quyết định ở lại Hà Nội xin vào công ty làm thêm để nâng cao tay nghề sau đó mới về. Thấy đƣợc môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, phù hợp với đặc điểm cơ thể mà vẫn có thu nhập cùng cảm giác đƣợc thuộc về một tập thể, đƣợc tôn trọng đã thôi thúc các em cố gắng hơn trong việc học và vạch ra hƣớng đi rõ ràng cho bản thân trong tƣơng lai gần. Thứ tƣ, giao lƣu với những tấm gƣơng vƣợt khó: Hằng ngày tại trung tâm thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, hoặc các hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức bởi sinh viên tình nguyện đến từ các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ Đại học Lao động xã hội, đại học y tế công đồng, trẻ em khuyết tật tại trung tâm đƣợc chia sẻ những câu chuyện về các tâm gƣơng vƣợt khó vƣơn lên thành công trong cuộc sống. Những tấm gƣơng sống và gần gũi với bao thế hệ ngƣời Việt Nam nhƣ thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhân dịp Nick Vujicic, chàng trai kỳ diệu nổi tiếng khắp thế giới sang Việt Nam, Trung tâm dạy nghề nhân đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện cũng tổ chức cho các em tham dự buổi giao lƣu đƣợc tổ chức ở sân vận động quốc gia. Nick là một tấm gƣơng về sự nỗ lực hết mình vƣợt qua những khuyết tật trên cơ thể, sự kỳ thị của xã hội để sống có ích và thành công. Mọi trẻ khuyết tật đều nhắc đến Nick với sự ngƣỡng mộ. Niềm tin của những tấm gƣơng nhƣ Nick góp phần cổ vũ, định hƣớng rất nhiều cho những trẻ em khuyết tật khi đứng trƣớc cuộc sống nhiều khó khăn và rào cản.

Thứ năm, tƣ vấn nghề nghiệp trƣớc khi tốt nghiệp: Trƣớc khi ra trƣờng, không phải bất cứ học sinh khuyết tật nào cũng có nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn. Trong giai đoạn nền kinh tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn, hiện tƣợng thất nghiệp gia tăng, nó đe dọa cuộc sống của bất kỳ ai trong đó có ngƣời khuyết tật. Mặc dù đƣợc nhà nƣớc và xã hội quan tâm, nhiều chính sách chƣơng trình hỗ trợ trẻ khuyết tật về dạy nghề và việc làm. Song không phải trẻ em khuyết tật nào cũng có cơ hội tiếp cận. Có nhiều trẻ sau khi học nghề do chƣa có kinh nghiệm nên đi xin việc thƣờng bị từ chối hết lần này đến lần khác. Để đem lại niềm tin cho các em, trung tâm thƣờng cho các em cơ hội đƣợc làm việc tại xƣởng sản xuất của trung tâm, vừa để các em tích lũy kinh nghiệm, vừa học hỏi thêm, nguồn thu nhập tuy ít ỏi nhƣng đủ để các em trang trải cuộc sống. Anh Nguyễn Hữu Tuấn phụ trách mảng hành chính của trung tâm cho biết: Chỉ khoảng 25/35 học sinh tốt nghiệp mỗi khóa ra trƣờng có thể xin việc làm tại các công ty may hoặc xƣởng sản xuất đồ thủ

45

công. Còn lại một số em về quê tự kinh doanh, đa số xin học thêm hoặc ở lại làm việc tại xƣởng của trung tâm để có cơ hội nâng cao tay nghề. Trung tâm luôn dang rộng vòng tay chào đón các em quay trở lại, là điểm đến mỗi khi các em gặp khó khăn. Mỗi khóa học sinh sắp tốt nghiệp, trung tâm lại tổ chức một buổi thảo luận chia sẻ về những tấm gƣơng thành công của các thế hệ trƣớc. Đồng thời đƣa ra cho các em những cơ hội việc làm mà các em có thể có trong tƣơng lai. Giám đốc trung tâm cô Quỳnh Hoa sẵn sàng dành thời gian tƣ vấn riêng để các em có lựa chọn đúng đắn nhất trong tƣơng lai.

Công tác giáo dục hƣớng nghiệp hiện nay còn hạn chế do thiếu biên chế dành cho giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp, nhiều trƣờng phổ thông nói chung và các trƣờng cao đẳng, đại học, dạy nghề nói riêng chƣa quan tâm đến chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp. „Chúng ta đang thiếu một khung chính sách về giáo dục hƣớng nghiệp và chƣa có đội ngũ đƣợc đào tạo về tƣ vấn hƣớng nghiệp‟, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chủ nhiệm khoa Sƣ phạm (ĐHQG Hà Nội) đã nhâ ̣n đi ̣nh nhƣ thế ta ̣i hội thảo "Đối thoại về các vấn đề và hướng đi của khoa học và giáo dục hướng nghiệp", tổ chức tại Hà Nội [24, tr.1].

Trao đổi tại hội thảo, Thứ trƣởng bộ GD&ĐT Trần Văn Nhung cho biết: chỉ tính riêng trong hệ thống giáo dục phổ thông và ĐH mà chúng ta hiện có, với nhu cầu mỗi trƣờng cần có ít nhất một cán bộ đƣợc đào tạo về giáo dục và tƣ vấn hƣớng nghiệp, thì nhân lực cho công tác này đã cần tới trên 10.000 ngƣời [24, tr1]. Không nằm ngoài thực trạng chung, trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa và trung tâm dạy nghề nhân đạo cũng không có chuyên viên tƣ vấn hƣớng nghiệp. Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở cả hai trung tâm đƣợc thực hiện bởi chính các lãnh đạo, cán bộ, thầy cô giáo trong trung tâm, ngoài ra còn đƣợc hỗ trợ bởi một số sinh viên tình nguyện. Đây là hoạt động quan trọng

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (Trang 40)