Nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề từ Hoa tiên đến Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân (Trang 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề từ Hoa tiên đến Truyện Kiều

“Truyện Hoa tiên đã mở đường cho Truyện Kiều, Hoa tiên là truyện thơ Nôm tài tử giai nhân tiêu biểu ở Việt Nam, ra đời trước Truyện KiềuHoa tiên đưa vào văn học Việt Nam một nội dung mới, một nghệ thuật mới khiến cho sau đó Kim Vân Kiều sinh ra” [17, tr. 155]. Thứ nhất, về phương diện nội dung, Hoa tiên đưa vào văn học Việt Nam một nội dung hoàn toàn mới đó là tình yêu của trai tài và gái sắc. Khẳng định cho luận điểm này giáo sư Trần Đình Hượu viết: “tình yêu trai tài gái sắc chắc chắn không phải là điều mới lạ, phải chờ có Hoa tiên ký họ mới được biết đến. Nhưng một tình yêu tinh tế, sâu sắc, phong phú thì phải có một đời sống văn hóa cao mới có được. Mà điều đó thì ít ra trong văn chương chữ Hán chữ Nôm của ta lúc đó chưa hề nói tới…Cái hấp dẫn họ ( nhà nho tài tử) hay chủ đề văn học mà họ theo đuổi là tình yêu và điều đó biểu hiện rõ trong công phu gọt rũa văn chương những đoạn mô tả tình yêu tinh tế sâu sắc” [17, tr.157]. Hơn nữa khi nội dung tươi mới này xuất hiện, nó thu hút được đông đảo các nhà nho tham gia nhuận sắc và dịch các tác phẩm của Trung Quốc. Tham gia nhuận sắc Hoa tiên Nguyễn Thiện và Vũ Đại Vấn rồi Cao Bá Quát. Mục đích của các nhà nho tài tử này khi nhuận sắc Hoatiên là làm “làm chọn vẹn thêm cái đẹp” của nguyên tác, tiêu điểm nhuận sắc của các nhà nho tài tử này là “công phu gọt rũa văn chương những đoạn mô tả tình yêu tinh tế và sâu sắc….theo hướng trau dồi nghệ thuật, trau dồi lời thơ” [17, tr. 158]. Hiệu ứng của nó còn kéo theo cả sự chuyển dịch một loạt các tác phẩm mới và sáng tạo ra những tác phẩm mới, ảnh hưởng sâu sắc đến các văn nhân, thậm chí cả tầng lớp thống trị: “Được cái mới kích thích nhiều người đua nhau dịch các tác phẩm từ ngoài vào để lại cho ta Hoa tiên, Phan Trần, Truyện Kiều, loại mà chúng tôi gọi là “truyện Nôm tài tử giai nhân”. Mê say loại truyện đó không chỉ có các công tử danh sỹ cuối đời Lê mà cả các ông vua đầu đời Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.” [17, tr. 175]. Về mặt nghệ thuật, cũng theo giáo sư Trần Đình Hượu, với Hoa tiên, “Nguyễn Huy Tự đã khai sinh ra loại truyện Nôm tài tử giai nhân…Nguyễn Huy Tự - một Phương Châu Việt Nam lúc đó - đã dốc tài

năng văn chương quốc âm ra làm một việc hoàn toàn mới: chuyển dịch một ca bản chữ Hán ra một truyện thơ” [17, tr. 157]. Tóm lại đánh giá vai trò của Hoa tiên, và ảnh hưởng của Hoa tiên đến Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Hượu khẳng định: “Hoa tiên mở đường cho Truyện Kiều nhưng có Truyện Kiều, Hoa tiên trở thành mờ nhạt; có Thúy Kiều, Dao Tiên trở thành mờ nhạt. Hoa tiên là một chuyện ái tình, một chuyện hôn nhân và gia đình, không phải là một tiểu thuyết xã hội, không chứa đựng nhiều dung lượng xã hội. Nhưng đó là một truyện thơ ái tình đầu tiên và Nguyễn Huy Tự đã có công mở đầu cho một con đường không phải không có ý nghĩa lớn trong cuộc sống tinh thần của xã hội phong kiến nước ta lúc đó…Hoa tiên không hay bằng Truyện Kiều là điều hiển nhiên …Nhưng nếu chúng ta không nhìn sự ra đời của truyện thơ - truyện Nôm tài tử giai nhân - như một bước phát triển đột xuất của văn học Việt Nam, không nhìn việc viết về tình yêu trong đó là một đóng góp lớn vào đời sống tinh thần, không hiểu đúng nguyên tắc “trung hậu” mà Vũ Đại Vấn dùng để chữa nguyên tác, thì chúng ta hiểu không thật đúng nội dung thực của trào lưu văn học từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.” [17, tr. 179].

Năm 2002, công trình Thi pháp Truyện Kiều của nhà thi pháp học Trần Đình Sử ra mắt bạn đọc. Trong chương III : “Truyện Kiều và văn hoá, văn học Việt Nam”, phần “Truyện thơ Nôm và Truyện Kiều” của cuốn sách này, tuy ông Trần Đình Sử không trực tiếp đưa ra vấn đề đánh giá ảnh hưởng của Hoa tiên với Truyện Kiều, nhưng liên quan đến hướng nghiên cứu của mình, tác giả cũng thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của Hoa tiên đối với Truyện Kiều. Thứ nhất, là những dấu vết những câu Kiều đã có trước đó trong Hoa tiên (Theo Hoàng Xuân Hãn, Truyện Hoa tiên ra đời trước Truyện Kiều 40, 50 năm. Theo Đào Duy Anh, thì khoảng 30, 40 năm) : “ảnh hưởng của Truyện Hoa tiên đối

với Truyện Kiều là có thể xác định được, bởi không chỉ có mối quan hệ quê hương, thuộc

“Văn phái Hồng Sơn” mà còn có thể tìm thấy những câu thơ trong Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự làm ta nhớ đến những câu Kiều. Chẳng hạn: “Thiên nhiên sẵn đúc dày dày, Mực hoen sá thấm phấn rơi thông giồi” của Nguyễn Huy Tự sẽ làm ta nhớ tới câu của Nguyễn Du: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Day dày sẵn đúc một toà thiên nhiên” Hoặc câu thơ của Nguyễn Huy Tự: “Nỗi riêng riêng chạnh đòi nau một mình” làm ta nhớ đến câu Kiều: “Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình”. Nguyễn Huy Tự đã tạo ra

hàng loạt từ vựng mà Nguyễn Du đã kế thừa, tạo ra hàng loạt thế câu miêu tả, biểu cảm mà Nguyễn Du hấp thụ..” [45, tr. 103]. Thứ hai, ảnh hưởng về mặt chương pháp: “Mở đầu của Truyện Hoa tiên thường là tả cảnh thì mở đầu Truyện Kiều cũng như vậy, đó là điều ít có ở các truyện Nôm khác” [45, tr. 104]. Đánh giá chung về ảnh hưởng của truyện thơ Nôm đối với Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Xét về nội dung

Truyện Kiều tiếp tục những vấn đề của ngâm khúc và truyện Nôm trước nó, đặc biệt là

của Hoa tiên để đạt được đỉnh cao của thể loại truyện Nôm” [45, tr. 104].

Một phần của tài liệu Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân (Trang 54)