Thí nghiệm 2: Khử trùng mẫu cấy

Một phần của tài liệu tài lieu công nghe sinh hoc (Trang 30 - 40)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thí nghiệm 2: Khử trùng mẫu cấy

Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố quyết định độ sạch khi đưa mẫu vào môi trường nuôi cấy, Trước tiên là môi trường sống của cây mẹ, tránh thu mẫu ở những vùng có dấu hiệu bệnh lý và tránh thu mẫu vào lúc trời mưa vì thời gian này có rất nhiều nấm mốc và vi khuẩn...thì tỷ lệ nhiễm khi xử lý rất cao. Sau đó là thời gian xử lý mẫu cấy, điều quan trọng khi thu mẫu lan là qủa lan phải kín, không có lỗ hoặc các nấm mốc có thể xâm nhập vào các hạt lan để tránh khả năng nhiễm khuẩn khi xứ lý.

Sau khi thu mẫu trong vòng một tuần phải đưa mẫu vào môi trường dinh dưỡng để đảm bảo khả năng sống sót của mẫu. Thực nghiệm cho thấy nếu mẫu đưa vào khử trùng với thời gian cao thì mức độ thành công rất lớn, ngược lại nếu khử trùng mẫu với thời gian thấp thì mức độ đạt được rất kém.

Vì hạt lan được bao phủ bởi một lớp vò dày nên khi xử lý không ảnh hưởng nhiều đến hạt và không làm chết hạt.

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy khi khử trùng mẫu bằng quả lan với thời gian trên 60 phút hoặc chúng ta quan sát mẫu lúc khử trùng thấy vết cắt được bám dính bởi chất khử trùng có màu trắng sữa khoảng 1mm-2mm thì xem như khử trùng mẫu là tốt nhất. Mặt khác cũng không thể khử trùng thời gian quá lâu, vì như thế các chất xác khuẩn có thể thấm sâu vào bên trong quả và sẽ dễ làm ảnh hưởng đến hạt, vì hạt lan có kích thước rất nhỏ giống như hạt bụi.

Trong thí nghiệm với thời gian xử lý như trên thì khả năng khử trùng mẫu cấy đạt 70% không bị nhiễm khuẩn và tỷ lệ mẫu sống rất cao.

Sau khi được khử trùng mẫu hạt được đưa vào môi trường MS có bổ sung các chất hữu cơ và 3mg/l BA. Quan sát cho thấy sau 20 ngày cấy thì hạt bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng và sau 30 ngày thì chuyển sang màu xanh. Sau 60 ngày cấy thì thấy xuất hiện dạng protocorm rất nhiều, sắp xếp chồng chất lên nhau tạo thành cụm protocorm.

4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợpvới IBA lên sự tạo chồi từ protocorm. với IBA lên sự tạo chồi từ protocorm.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng hình thành chồi từ protocorm sau 60 ngày nuôi cấy.

Nghiệm thức Số chồi (chồi) TLTCC (gam) HSNC (chồi/tháng) D1 D2 D3 D4 7a 10b 18c 30d 0.965b 1.09c 1.42d 2.5a 4.1a 5.2a 10c 16.5b ANOVA ** ** **

Trong cùng một cột các số tận cùng không cùng một chữ khác biệt có ý nghĩa ở mức P ≤ 0.01.

HSNC: hệ số nhân chồi

TLTCC: trọng lượng tươi cụm chồi

Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhìn chung khi tăng hàm lượng BA trong môi trường có hàm lượng 0.2 mg/l IBA thì sự phân chia nhanh và sớm tạo chồi

Kết quả bảng 4.2 cho thấy sự khác biệt về chỉ tiêu số chồi và trọng lượng tươi cụm chồi và hệ số nhân chồi của nghiệm thức D3 (5mg/l BA + 0.2mg/l IBA) và D4 ( 10mg/l BA + 0.2mg/l IBA) so với nghiệm thức D1, D2 là có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong cả 4 nghiệm thức thì nghiệm thức D4 (10 mg/l BA + 0.2mg/l IBA) cho số chồi, trọng lượng tươi cụm chồi và hệ số nhân chồi cao (lần lượt là 30 chồi, 2.5 g và 16.5 chồi/tháng) và có sự sai khác rất lớn so với các nghiệm thức còn lại.

Còn ở nghiệm thức D2 (3mg/l BA + 0.2mg/l IBA) cho các chỉ tiêu về số chồi, trọng lượng tươi cụm chồi và hệ số nhân chồi làn lượt là 10 chồi, 1.09g và 5.2 chồi/tháng; đồng thời nghiệm thức D1 (1mg/l BA + 0.2mg/l IBA) cho hiệu quả nhân chồi thấp nhất với các chỉ tiêu về số chồi, trọng lượng tươi cụm chồi và hệ số nhân chồi lần lượt là 7 chồi, 0.965g và 4.1 chồi/tháng. Hai nghiệm thức này cho hiệu quả nhân chồi thấp nhất do hàm lượng BA trong môi trường nuôi cấy thấp nên quá trình phân chia tế bào theo hướng tạo chồi giảm so với các nghiệm thức khác.

4.4. Thí nghiệm 4 : Hiệu quả của các chất hữu cơ không xác địnhtrên sự sinh trưởng của giống lan Dendrobium lai. trên sự sinh trưởng của giống lan Dendrobium lai.

Bảng 4.3. Hiệu quả của các chất hữu cơ không xác định trên sự tăng trưởng chiều cao, số rễ, số chồi sau 60 ngày nuôi cấy trên giống Denbrobium lai

Môi trường MS bổ sung Chiều cao gia tăng (cm)

Số rễ/cây Số chồi gia tăng Đường 20 g/l Nước mía (200ml/l) Đường thốt nốt (30g/l) Chuối (100g/l) + đường (10g/l) 1,16bc 0,83c 1,76a 1,66ab 0.7b 1,30b 1,00a 1,40a 11,60b 19,52b 29,80a 29,60a ** ** **

Ghi chú **: là khác biệt có ý nghĩa.

Trong cùng một cột các số trung bình có các chữ số theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy sự gia tăng chiều cao, số rễ/cây, số chồi gia tăng, ở các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa. Sau 60 ngày nuôi cấy cụm chồi có sự thay đổi về kích thước một cách rõ rệt. Trong đó nghiệm thức bổ sung đường thốt nốt 30g/l cho kết quả cao nhất về chiều cao (1,76) và số chồi gia tăng (29,8). Điều này cho thấy đường thốt nốt có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng gia tăng chiều cao và số chồi gia tăng

Nghiệm thức bổ sung 100g/l chuối + 10g/l đường cho kết quả gia tăng chiều cao (1,66) và số chồi gia tăng (29,6) không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung đường thốt nốt. Điều này cho thấy hàm lượng đường cao có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của cụm chồi nhưng không có hiệu quả cao trong sự tạo rễ. Mặc dù nghiệm thức bổ sung chuối 100g/l + 10g/l đường cho kết quả về số rễ /cây là tốt nhất (1,4), nhưng về mặt thống kê lại không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung nước mía 200ml/l (1,3). Việc bổ sung nước mía 200ml/l đã làm tăng số rễ trên cây, và số cây con/cụm (6,6). Từ đó cho thấy nước mía có ảnh hưởng tốt đến sự tạo rễ của cụm chồi. Khả năng kích thích tạo rễ của nước mía có lẽ là do hàm lượng đường trong nước mía thấp hơn các nghiệm thức còn lại.

Ở nghiệm thức đối chứng (đường 20 g/l) gây ra sự tạo rễ trên cụm chồi nhưng ít hơn so với các nghiệm thức khác.

Hình 4.1 Protocorm mọc trên môi trường có bổ sung 3mg/l BA sau 60 ngày nuôi cấy.

Hình 4.2 Chồi mọc trên môi trường bổ sung 1mg/l BA + 0.2mg/l IBA sau 60 ngày nuôi cấy.

Hình 4.3 Chồi mộc trên môi trường bổ sung 3mg/l BA + 0.2mg/l IBA sau 60 ngày nuôi cấy.

Hình 4.4 Chồi mộc trên môi trường bổ sung 5mg/l BA + 0.2mg/l IBA sau 60 ngày nuôi cấy.

Hình 4.5 Chồi mọc trên môi trường bổ sung 10mg/l BA + 0.2mg/l IBA sau 60 ngày nuôi cấy.

Hình 4.6 Sự sinh trưởng của cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung đường 20g/l

Hình 4.7 Sự sinh trưởng của cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung nước mía 200ml/l

Hình 4.7 Sự sinh trưởng của cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung đường thốt nốt 30g/l

Hình 4.7 Sự sinh trưởng của cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung chuối 100g/l + đường 10g/l

Một phần của tài liệu tài lieu công nghe sinh hoc (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w