Nhận xét chung về phần văn học dân gian được đề cập trên Báo

Một phần của tài liệu Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây (Trang 37)

5 Bố cục của luận văn:

1.2.6.Nhận xét chung về phần văn học dân gian được đề cập trên Báo

Báo Giáo dục và thời đại

Các thể loại văn học dân gian được đề cập đến là năm thể loại : Ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ…..Sự có mặt của các thể loại là khá đáng kể, còn thiếu vắng các thể loại: truyện cười, truyện ngụ ngôn, câu đố. Số lượng bài viết về mỗi thể loại không đều nhau:

Thể loại Số bài Ca dao 31 Tục ngữ 5 Truyền thuyết 2 Truyện cổ tích 1 Truyện thơ 1

Những bài viết về ca dao chiếm số lượng nhiều nhất (31 bài), sau đó là những bài viết về tục ngữ (5 bài), thuyền thuyết (2 bài ) và ít nhất là truyện cổ tích và truyện thơ mỗi thể loại chiếm (1 bài)). Mảng ca dao được đề cập đến với số lượng bài viết nhiều và nội dung khá phong phú đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau. Hầu hết các bài viết đều xoay quanh hai vấn đề chính là nội dung và nghệ thuật. Các tác giả đều đóng góp tiếng nói của mình trong việc phân tích cắt nghĩa lý giải từng bài ca dao cụ thể.

1.3.Tiếp cận phần văn học dân gian trên Báo Giáo dục và

thời đại từ góc độ liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy văn học

dân gian ở trường phổ thông

Qua việc khảo sát phần VHDG trên Báo Giáo dục và thời đại, chúng tôi có thể thống kê được tổng số những bài viết về VHDG là 40 bài (trong đó

số bài viết về ca dao là 31, số bài viết về truyền thuyết là 2, số bài viết về tục ngữ là 5, số bài viết về truyện cổ tích là 1, số bài viết về truyện thơ là 1).

Trong tổng số bài trên báo này có 8 bài viết về phần VHDG trong chương trình phổ thông, đó là bài viết:

Ngô Thị Thanh Quý - “Tiếp cận tác phẩm: Hình ảnh mặt trời trong “Thân em chỉ bẳng thân bọ ngựa” có phải là không gian duy nhất ? số 24, ngày 25/2/2003, tr.8.

Phạm Quang Ái - “Bàn thêm về cách cắt nghĩa một bài ca dao”, số 24, ngày 24/2/2005, trang 8

Kiều Văn - “Ý nghĩa sâu xa của bi kịch Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”, số 90, ngày 28/5/2005

Lê Đình Mai - “Cách hiểu khác về bài ca dao ấy”, số 127, ngày 24/10/2006

Trương Khắc Ái - “Nên hiểu bài ca dao theo hướng mở”, số 146, ngày 7/12/20006

Lê Đình Mai - “Cách hiểu khác về một bài ca dao”, số 1, ngày 2/1/2007, trang 8

Nguyễn Hữu Kỳ Quyển - “Một vài lưu ý khi dạy học hiểu văn bản “Tấm Cám”, số 10, ngày 23/01/2007, tr.14

Đỗ Trọng - Tiếp cận tác phẩm “Trèo lên cây bưởi hái hoa”; số 16, ngày 20/4/2008, trang 40

Như vậy có 8 bài viết được đề cập đến trong chương trình THPT chỉ riêng bài viết “Bàn thêm về cách cắt nghĩa một bài ca dao” Phạm Quang Ái, số 24, ngày 24/2/2005, được đề cập đến trong chương trình SGK ngữ văn 7 THCS. Trong tổng số 8 bài viết trên có 4 thể loại được đề cập tới trong sách giáo khoa đó là thể loại: ca dao, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ.

Trong phần này chúng tôi muốn trao đổi với những hướng dẫn trong SGK và SGV. Theo Nguyễn Xuân Lạc: sách giáo khoa viết cho học sinh, vì

vậy chức năng quan trọng của nó là hướng dẫn giúp học sinh học tập – mà ở đây là cách học để nắm kiến thức. Đối với sách giáo khoa văn học thì cách học chủ yếu là cách tiếp cận tác phẩm văn chương để chiếm lĩnh nó. Giúp học sinh tìm hiểu cái bên ngoài và cái bề mặt của tác phẩm, SGK có hai kênh : Tiểu dẫn và chú thích, nhưng hướng dẫn các em khám phá ra vẻ đẹp bên trong và bề sâu tác phẩm thì phải nhờ đến kênh hướng dẫn học bài và hướng dẫn đọc thêm. Đây là phần quan trọng nhất để đạt được yêu cầu sư phạm của cuốn sách và yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi nó kết hợp nhuần nhị, khéo léo với yêu cầu khoa học, với kiến thức cơ bản. Có nghĩa là phần hướng dẫn học bài (hoặc học thêm) phải có tính gợi mở trên cơ sở thi pháp của thể loại và bám sát vào văn bản tác phẩm. Có những câu hỏi đã kết hợp phần khoa học cơ bản (ở đây là thi pháp thể loại) sự gợi mở dẫn dắt khá hợp lý như câu hỏi 3 khi tìm hiểu bài ca dao: Rủ nhau xuống bể mò cua ….: “ Hãy giải thích nghĩa của cụm từ “chua ngọt đã từng’’. Hai câu mở đầu của bài ca dao có liên quan như thế nào với cụm từ đó? Sự liên quan đó nói lên đặc điểm gì về cách mở đầu của ca dao nói chung? Tuy chưa phải là tất cả, nhưng có một số kiểu câu như thế và những câu hỏi này thực sự đã giúp học sinh “mở cửa” để đi vào thế giới tác phẩm văn học dân gian để khám phá chúng theo thi pháp thể loại.

Tuy nhiên một số bài viết cũng đặt vấn đề trao đổi với các soạn giả viết sách giáo khoa và sách giáo viên. Bài viết của tác giả Lê Đình Mai “Có cách hiểu khác về bài ca dao ấy” và Trương Khắc Ái “Nên hiểu bài ca dao theo hướng mở” đã trao đổi về bài ca dao trong sách Ngữ văn 10:

Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi

Mặt trăng sánh với mặt trời Sao hôm sánh với sao mai chằng chằng

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời

Sách hướng dẫn học bài thì hỏi: “Mặc dầu lỡ duyên tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung. Điều đó nói lên bằng một hệ thống so sánh ẩn dụ như thế nào? ” (Sách học sinh trang 84). Rõ ràng câu hỏi này mang tính áp đặt cảm thụ đối với học sinh.

Sách hướng dẫn dạy thì gợi ý: “Chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng mình ….Mặc dầu bị lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững thủy chung như thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng (….) như mặt Trăng sánh với mặt Trời, như sao Hôm với sao Mai, tình nghĩa đôi ta là như vậy không thể nào khác được. “ Sánh với” được láy lại hai lần lại thêm “chằng chằng” nhấn mạnh điều đó” (Sách GV trang 110).

Tóm lại người viết SGK đã hướng dẫn dạy và học bài ca dao theo ý tưởng sau: Nhân vật chủ thể là chàng trai, cảnh ngộ của chàng trai bị lỡ duyên. Phẩm chất của chàng trai là có tình yêu bền vững thủy chung .

Tác giả Lê Đình Mai đưa ra một cách hiểu rất khác với SGK. (Nhân vật chủ thể là phụ nữ. Cảnh ngộ của nhân vật không phải bị lỡ duyên). Còn theo tác giả Trương Khắc Ái: Cần hiểu bài ca dao theo hướng mở.

Qua hai bài viết này niềm mong muốn của tác giả là trong SGK ý phải chuẩn xác, lời phải mẫu mực. Phải chăng SGK ngữ văn hiểu khác về một bài ca dao?

Cũng trong bài viết “Cách hiểu khác về bài ca dao” tác giả Lê Đình Mai đã trao đổi với phần hướng dẫn học sinh và hướng giáo viên về bài ca dao số bốn trong sách Ngữ văn 10. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Đêm nằm thì ngáy o o

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà. Đi chợ thì hay ăn quà,

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu

Ông căn cứ vào Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê để lý giải các từ ngữ “đỏng đảnh”, “vô duyên” và đưa ra một cách hiểu khác về bài ca dao này. Bài viết của tác giả Lê Đình Mai là lời đối thoại với tác giả viết sách giáo khoa nhằm đưa ra một cách hiểu riêng của mình để mọi người cùng trao đổi.

Bài viết “Một vài lưu ý khi dạy đọc hiểu văn bản Tấm Cám” của Nguyễn Hữu Kỳ Quyển chưa đề cập đến chi tiết cuối của truyện Tấm trả thù mẹ con Cám. Theo tác giả Hồ Quốc Hùng. (Tạp chí Nghiên cứu văn học. Mấy vấn đề về SGK lớp 10 thí điểm phần văn học dân gian). “Chi tiết này từng gây tranh cãi khiến người dạy nao núng. Bởi vì ngay từ đầu người ta đã hướng đến vấn đề giáo dục và cho rằng như thế là dễ kích động bạo lực và hỏng mỹ cảm đạo đức thì đâu còn là đặc trưng thể loại……. Kiểu trả thù của Tấm thuộc phạm trù thời đại. Người xưa giết người bằng hình thức chém treo cổ là chuyện bình thường. Điều này học sinh có thể liên hệ qua các phương tiện thông tin đại chúng, việc gì phải tước bỏ một chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa giáo dục như vậy”.

Công việc biên soạn SGK hết sức khó khăn và phức tạp. Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với người biên soạn. Vì vậy những vấn đề chúng tôi nêu ra chỉ mang tính phát hiện, đối thoại để chỉnh sửa, nâng cao, chúng ta ai cũng mong tiến tới sự hoàn thiện.

Thực tế hiện nay còn rất nhiều vấn đề còn vướng mắc trong thực tế giảng dạy văn học dân gian mà chưa được đề cập. Theo Nguyễn Thị Dung Ths- Khoa Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội: hiện nay vẫn phổ biến cách dạy văn học dân gian (VHDG) như văn học viết (VHV) tức là chỉ phân tích VHDG trên văn bản ngôn từ của văn bản và áp dụng một cách máy móc thi pháp của VHV chứ không phải thi pháp của VHDG để tìm hiểu tác phẩm.

Cách dạy này đã biến VHDG thành VHV. Ở đây người dạy đã tự ý “phủ” lên tác phẩm dân gian màu sắc hiện đại hóa và tước bỏ đi sắc thái phôncơlo vốn là vẻ đẹp độc đáo và ý vị nhất của những câu chuyện cổ tích, những câu tục ngữ bài vè,…v.v Nhiều giáo viên vẫn còn nhầm lẫn giữa đối tượng thẩm mỹ của ca dao với thơ, từ đó dẫn đến việc giảng dạy ca dao như dạy thơ hoặc dạy tác phẩm văn học VHDG một cách đơn giản như phân chia nhân vật cổ tích thành hai tuyến thiện ác và gán cho nhân vật cuộc sống nội tâm phức tạp như nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết v.v (Nguyễn Thị Dung- Tiếp nhận và giảng dạy văn học dân gian- NCVH số 3/2005).

Thực tế khi giảng dạy cho học sinh một số giáo viên vẫn còn băn khoăn về vấn đề thể loại. SGK hiện hành không có bài khái quát cũng như không có bài giới thiệu về các thể loại . Nhưng khi bắt đầu vào một thể loại mới, SGK có phần “Tiểu dẫn” trình bày những kiến thức chung về thể loại, tuy rất sơ lược nhưng là những kiến thức cần thiết .Giảng cho học sinh về thể loại truyện cổ tích giáo viên thường nói khái niệm: truyện cổ tích là thể loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng với sự bất công. Trong khái niệm giáo viên nhấn mạnh truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường kỳ ảo nhưng khi giảng về truyện cổ tích sinh hoạt thì không có yếu tố này, điều này gây những khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi tiếp cận.

Khi giảng dạy văn học dân gian chúng ta cần đặt trong tổng thể văn hóa dân gian để phân biệt nó với văn học viết. Đặt VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian, ta sẽ thấy rằng nó là một nghệ thuật mang tính nguyên hợp và đây chính là đặc điểm cơ bản của văn hóa dân gian.

Giảng dạy VHDG theo tinh thần tiếp cận một tác phẩm phôncơlo không thể chỉ khai thác văn bản ngôn từ một cách cô lập như một yếu tố duy nhất, mà ở cấp độ tổng quát đòi hỏi người dạy phải đặt tác phẩm vào môi trường hành động thực tiễn (những yếu tố ngoài văn bản ) và ở cấp độ cụ thể phải đặt các yếu tố nghệ thuật vào một môi trường liên tưởng ngữ nghĩa của một cộng đồng (Ví dụ như khi giảng dạy sử thi Đăm Săn, chúng ta cần đặt tác phẩm trong sinh hoạt khan Xinh Nhã, Đăm Di….gắn với các lễ hội Êđê, văn hóa Tây nguyên mới cảm nhận hết vẻ đẹp hào hùng của nó). Nếu tách một tác phẩm VHDG ra khỏi môi trường sống (diễn xướng, sinh hoạt) của nó thì tác phẩm chỉ còn lại cái xác khô cứng.

Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung trong sách Văn học ở nhà trường phổ thông chỉ thực sự mang một vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn và đem đến cho chúng ta những cảm nhận đúng đắn về quan niệm nghệ thuật, thẩm mỹ mà ngườixưa đã gửi gắm trong đó nếu đặt nó sống trong, sống cùng, sống với lễ hội truyền thống (Lễ hội Đa Hòa, Dạ Trạch, Tự Nhiên – Hưng Yên ).

Nhầm lẫn của người hướng dẫn cho giáo viên các trường cấp III khi dạy truyền thuyết này cho học sinh chính là chỗ đã tiếp cận không đúng văn bản về truyền thuyết, chưa chú ý sự biến thiên của nó qua thời gian bao bọc trong đó là tầng tầng lớp lớp văn hóa, tín ngưỡng đã lắng đọng, truyền thuyết này cũng đã không được đặt vào vị trí tổng thể của văn hóa dân gian (các lễ hội, các bản kể về Chử đồng Tử - Tiên Dung). Gắn kết truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung trong tổng thể văn hóa dân gian chúng ta sẽ thấy được sự tích hợp các lớp tín ngưỡng trong đó (Ngô Đức Thịnh – Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Nxb, KHXH, HN, 2001).

Một vấn đề mà hiện nay nhiều giáo viên vẫn còn nhầm lẫn trong việc giảng dạy ca dao và thơ, lấy thi pháp của thơ (VHV) để áp dụng vào việc giảng dạy ca dao mà không lấy thi pháp của ca dao để dạy ca dao. Nguyên

nhân chủ yếu của việc tiếp cận ca dao chưa đúng là do chưa nắm vững đối tượng tiếp cận.

Tác giả Nguyễn Xuân Lạc đã chỉ ra mô hình tiếp cận VHDG theo phương pháp hệ thống . Mô hình đó có sáu bước sau đây:

1. Tìm hệ thống dị bản của tác phẩm

2. Từ hệ thống dị bản, định hướng đối tượng thẩm mỹ cho tác phẩm 3. Tìm ra các yếu tố trong văn bản của tác phẩm

4. Tìm ra các yếu tố bên ngoài văn bản của tác phẩm

5. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản của tác phẩm .

6. Tổng hợp lại tìm ra vẻ đẹp phôncơlo, đánh giá tác phẩm.

Trong sách Văn học của nhà trường phổ thông, giáo viên sẽ giảng những câu ca dao nói về chủ đề thân phận người phụ nữ. Giảng cái gì và giảng như thế nào đối với bài ca dao quá ngắn, ý tứ quá rõ ràng. Ví dụ như khi giảng dạy về những câu ca dao như: Thân em như dải lụa đào. Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; hoặc: Thân em như hạt mưa sa…Thân em như giếng giữa đàng… Để lý giải được những câu ca dao trên, buộc người giáo viên phải tìm cho ra hệ thống dị bản tương ứng với những câu ca dao đó. Nói cách khác, phải xác định được những câu ca dao có chung chủ đề về thân phận người phụ nữ và mở đầu bằng công thức truyền thống “thân em như….”

Khi đặt bài ca dao vào hệ thống dị bản của nó để khảo sát, ta sẽ có điều kiện để xác định hướng thẩm mỹ (hướng tiếp cận) và có cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm , giải mã xuất xứ tác phẩm và nội dung thẩm mỹ mà tác giả dân gian đã truyền tải trong đó. Sau đó, chúng ta đi vào tìm hiểu các yếu tố nằm ngoài bài ca dao và cần chú ý hơn cả đến tính dân gian của các yếu tố này. Đặc biệt phải kể đến hệ thống môtíp. Ca dao có nhiều môtíp đã trở nên quen thuộc với chúng ta như: con thuyền, bến nước, cây đa…Trong những câu ca

dao trên, các hình ảnh như: “dải lụa đào”, “hạt mưa”, “bông hoa”….cũng là

Một phần của tài liệu Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây (Trang 37)