5 Bố cục của luận văn:
2.1.1 Giới thiệu tờ Tạp chí Văn học và tuổi trẻ
Từ khi có quyết định thành lập 20/3/1993 đến nay,Tạp chí Văn học và tuổi trẻ đã trải qua 15 năm không ngừng phát triển. Hơn một trăm số tạp chí đã được xuất bản. Hàng năm bạn đọc vẫn luôn gắn bó thủy chung, đồng hành cùng với nó qua mỗi chặng đường. Có biết bao học trò từ khi đọc những số tạp chí đầu tiên đến nay đã trưởng thành rồi làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, có biết bao thầy cô giáo nay đã nghỉ hưu, bao bạn đọc dù trải qua bao biến động thăng trầm của cuộc sống vẫn hướng về Văn học và tuổi trẻ với tấm lòng tha thiết quý mến rồi từng tháng vẫn mong đón đọc nâng niu.
Thể theo yêu cầu của bạn đọc muốn có một cuốn sách tập hợp những bài viết hay từng đăng trên Tạp chí, nên cuốn sách Tuyển tập 15 năm Tạp chí Văn học và tuổi trẻ đã ra đời vào tháng 6/2008. Cuốn sách được chia làm hai tập. Tập 1: Chân dung văn học. Tập 2: Đi tìm vẻ đẹp văn chương. Cuốn sách đã tuyển chọn được những bài viết hay, thể hiện được những cảm nhận riêng những phát hiện mới về vẻ đẹp, những tầng nghĩa ẩn trong các tác phẩm văn chương.
Trong 15 văm qua, với sự hiện diện của chuyên mục “Đi tìm vẻ đẹp văn chương”, Văn học tuổi trẻ đã góp phần không nhỏ vào một công việc có ý nghĩa đó là nhân lên cảm hứng say mê, tình yêu văn chương cho biết bao độc
giả. Có lẽ là lý do vì sao Văn học và tuổi trẻ thường nhận được những lá thư cảm ơn của bạn đọc với những lời bộc bạch chân thành
2.1.2. Tiếp cận phần văn học dân gian trên Tạp chí Văn
học và tuổi trẻ từ góc độ thể loại
Trong tiểu mục này chúng tôi phân tích những thể loại nào được đề cập
2.1.2.1.Những bài viết về ca dao dân ca
Tìm hiểu phần văn học dân gian trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ
trong thời gian 10 năm trở lại đây, chúng tôi thấy có 10 bài viết về ca dao dân ca như sau:
“Về phần văn học dân gian Việt Nam trong sách văn học 10, tập 1”, Nguyễn Xuân Lạc, năm 2000
“Một cách tiếp cận văn học dân gian” - Lê Trường Phát, số 3, năm 2002, tr19 – 23
“Nét đẹp mới của bài ca dao cổ”- Hữu Nam (Viện Khoa học giáo dục), số 8, 2002, tr.16 - 17
“Phần văn học dân gian trong chương trình và sách giáo khoa, Ngữ văn 6, tập 1” - Nguyễn Xuân Lạc, số 10, tháng 10, 2002
“So sánh ẩn dụ trong ca dao”- Đào Thị Thùy Dung; số 11; năm 2004, tr38 - 40
“Hình thức lấp lửng của lời tỏ tình trong bài ca Xin áo”- Phan Huy Dũng ; số tháng 12, 2004, tr9 -12).
“Những câu hát than thân thi liệu và tình duyên” - Nguyễn Thị Nhàn, số 10, năm 2004, tr12 - 15
“ Vẫn là cô Tấm thảo hiền”- Nguyễn Minh Khuê, số 11, 2006, tr6 -7) “Mười tay - bài ca dao hay về mẹ” -Vũ Nho, số 13, 2006, tr19 – 20) “Vẻ đẹp của một bài ca dao” –Bùi Văn Thuận, số tháng 11/2007, tr 13 -14
Trong số các bài ca dao đã nêu, các tác giả đề cập chủ đề tình yêu, gia đình và chủ đề than thân. Hầu hết các bài viết trên xoay quanh hai nội hướng chính: những bài viết về nội dung, những bài viết về thi pháp.
*Những bài viết về thi pháp
Nghiên cứu thi pháp của thể loại trong VHDG, chúng tôi xin bàn về vấn đề ca dao. Hiện nay nó là thể loại hay loại hình. Chúng tôi cần phân biệt ca dao với thơ, với tục ngữ, câu đố.
Khi bàn về vấn đề này, Vũ Ngọc Phan có nói: “Trong khi biểu hiện tình cảm và ý nghĩ của mình, nhân dân thường cụ thể hóa tình cảm ý nghĩa của họ chính vì họ là người đấu tranh trực tiếp sản xuất trong xã hội…”( Bài viết của Vũ Ngọc Phan đăng trên Báo Văn nghệ số 129 – 15/11/1983). Có lẽ nguồn gốc của lối cụ thể hóa tư tưởng, tình cảm thành hình tượng bắt nguồn từ VHDG, từ cách nói năng diễn đạt của nhân dân lao động thời cổ và các nhà thơ đã trực tiếp thu thể thơ lục bát trong ca dao để làm thành một thể thơ trong nền văn học thành văn vậy.
Chính vì giữa ca dao và thơ lục bát có những điểm tương đồng như thế cho nên mới cần phân biệt. Có lẽ sự khác nhau giữa ca dao và thơ lục bát không phải ở chỗ có cụ thể hóa hay không mà ở chỗ cách thức cụ thể hóa tư tưởng, tình cảm. Mặt khác hiện tượng ưa dùng “môtíp” quen thuộc, cổ truyền là một đặc điểm nổi bật của ca dao. Ca dao cổ có đặc điểm này. Ca dao mới (từ 1945 đến nay) cũng ưa vận dụng những hình thức có sẵn trong ca dao cổ, khiến cho những nhóm cùng một kiểu kiến trúc như nhau trong ca dao cổ ngày càng có thành viên mới gia nhập. Trái lại thơ lục bát của các nhà thơ lại phát triển trên con đường cá tính hóa. Thơ của họ mang phong cách riêng của từng người không ai giống ai và không giống ca dao. Bài “Việt Bắc” của Tố Hữu có nhiều tính chất ca dao, đọc qua nghe phảng phất ca dao, song đọc kỹ thì thấy cái riêng của Tố Hữu rõ rệt và trở thành cái chủ yếu của bài thơ, những yếu tố của ca dao chỉ là thứ yếu, bởi vì Tố Hữu không rập khuôn ca
dao mà tiếp thu ca dao một cách sáng tạo. Ngoài ra còn nhiều điểm khác nhau nữa nhưng chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài tiêu chí để phân biệt ca dao với thơ lục bát.
Trong tục ngữ người Việt, có một số câu có hình thức thơ lục bát. Những câu này nhiều khi được gọi là ca dao vì ca dao thường được sáng tác theo thể lục bát. Do tính chất súc tích của nội dung, nhiều lời văn vốn là ca dao cũng đồng thời được dùng như tục ngữ:
+ Tranh quyền cướp nước gì đây Coi nhau như bát nước đầy thì hơn
+ Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy, cực còn theo sau.
Trên đây là những trường hợp khó xác định ranh giới thể loại vì chúng mang tính chất của hai thể loại. Còn nhìn chung, người ta phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao ở chỗ: Tục ngữ thiên về lý trí, cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn hóa, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm. Tục ngữ dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào giữa câu nói bình thường khác.
Với những đặc điểm của ca dao như đã nói ở trên, khi đưa nó vào để so sánh với câu đố, chúng ta sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Mặc dù câu đố có lúc được thể hiện bằng hình thức lục bát (giống lục bát trong ca dao), nhưng về nội dung chuyển tải lại hoàn toàn khác. Câu đố thường thiên về lý trí, buộc con người phải tư duy trả lời hay nói cách khác là giải đáp những gì mà câu đố đưa ra.
Như vậy từ việc nhìn nhận phân biệt ca dao với thơ, với tục ngữ, câu đố, chúng ta sẽ thấy được điểm riêng biệt của ca dao. Ca dao tồn tại trên thực
tế với tư cách là một thể loại. Vì vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số bình diện chủ yếu của thi pháp ca dao.
Nó bao gồm những đặc trưng nghệ thuật gì? Ở điểm này chúng tôi dựa theo Nguyễn Xuân Kính, tác giả cuốn “Thi pháp ca dao” (Nxb ĐHQG – Hà Nội, 2007). Tác giả đã đi vào một số bình diện chủ yếu của thi pháp ca dao như : không gian thời gian nghệ thuật, dị bản, ngôn ngữ, biểu tượng, hình ảnh....
Trong số 10 bài viết về phần ca dao được đề cập, chúng tôi chỉ bắt gặp có hai bài viết về thi pháp ca dao. Đó là bài: “Hình thức lấp lửng của lời tỏ tình trong bài ca xin áo” và bài “So sánh ẩn dụ trong ca dao” .
Hai bài viết này đều nói đến không gian thời gian nghệ thuật trong ca dao. Ở ca dao, thời gian nghệ thuật là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Trong cuốn sách nổi tiếng “Thi pháp văn học Nga cổ”, Likhatrốp đã viết về thời gian diễn xướng của thơ ca dân gian. Tác giả cho rằng, trong thơ ca dân gian, tác giả với tư cách là một cá thể, là cái tôi trữ tình không thể biểu lộ ra. Đây là tính chất độc đáo của việc thơ ca dân gian thể hiện thời gian. Trong thơ ca dân gian, không chỉ có việc sáng tạo bằng văn bản tác phẩm mà còn có cả khâu diễn xướng tác phẩm. Người diễn xướng rất quan trọng. Ai hát, hát trong hoàn cảnh nào là những điều rất đáng chú ý. Do sự có mặt của tác giả với tư cách là người đầu tiên sáng tạo nên văn bản lời ca, ở đây không có khoảng cách giữa thời gian của tác giả với thời gian của người đọc, người thưởng thức như trong văn học viết, trong thơ bác học. Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của “người đọc”( người thưởng thức) hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại.
Những nhận xét trên của Likhatrốp có giá trị phổ quát không chỉ đúng với thơ ca dân gian Nga, mà còn đúng với ca dao, dân ca người Việt, đặc biệt là đối với ca dao về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại. Dấu hiệu này trong một số trường hợp được bộc lộ trực tiếp
bằng các từ “bao giờ”, “hôm nay”. Những từ “hôm qua” cho thấy thời gian sự việc xảy ra, hành động được miêu tả không phải là qúa khứ xa xôi mà là thời gian sát gần với hiện tại
Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Có dị bản cho rằng câu mở đầu là: “Đêm qua tát nước đầu đình” Chứ không phải là: “Hôm qua tát nước đầu đình”
Nhưng dù sử dụng dị bản nào: “đêm qua”, hay “hôm qua” thì chúng ta cũng thấy được rằng: Thời gian xảy ra sự việc, hành động không phải ở qua khứ xa xôi mà ở thời gian sát gần với hiện tại. TS. Phan Huy Dũng trong bài “Hình thức lấp lửng của lời tỏ tình trong bài ca xin áo”, đã viết: “Thời gian xác định, không gian cũng xác định. Thậm chí rất xác định cả vị trí vắt chiếc áo và nhất là giữa không gian và thời gian kia với bao công việc của chàng trai có mối quan hệ tự nhiên, thân thuộc”.
Ở phần đầu bài ca trong lời tỏ tình hệ thống tín hiệu ngụy trang và hệ thống tín hiệu thực gài vào nhau. Càng về cuối, những tín hiệu ngụy trang càng có vẻ thưa thớt và nhấp nháy của những tín hiệu thực xuất hiện ngày một dày. Có lẽ điều này cũng phản ánh rất đúng một logich tình cảm: Người ta càng nói càng say và câu nói càng có vẻ “đơn nghĩa” hơn.
Bên cạnh yếu tố không gian, thời gian trong ca dao được xây dựng bằng các biểu tượng hình ảnh. Có thể nói ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ biểu tượng. Biểu tượng là những dạng thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, dùng hình ảnh cụ thể để nói về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng trong ca dao là những hình ảnh ẩn dụ được một cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi, phổ biến mang tính truyền thống . Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao phần lớn làm cho ngôn ngữ của loại hình này mang tính đa nghĩa và giàu sức gợi. Bài viết “So sánh ẩn dụ trong ca dao” của Đào Thị Thùy Dung bắt đầu bằng việc phân tích hình ảnh biểu tượng “con cò” trở thành hình ảnh ngụ ngôn để
nói về cuộc sống của những người dân lao động. Qua đó thể hiện tâm tư tình cảm triết lý sống cao đẹp. Biểu tượng “con cò” có nhiều trong ca dao, chẳng hạn con cò do thân hình mảnh mai, sống trong sạch dùng để nói về những người dân lao động chân chính nhưng nghèo khổ. Dùng hình ảnh con cò để gợi hứng, để thể hiện nông nỗi khổ cực của mình là câu ca như:
“Con cò lăn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Ở câu ca dao này, con cò được nhân cách hóa thành hình ảnh người phụ nữ tần tảo trong xã hội phong kiến
Trong bài viết, tác giả còn nói đến nhiều hình ảnh ẩn dụ khác: Khách bộ hành – cây đa, con đò – bến cũ….. Đó đều là những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống làng quê, trong đó hình ảnh thuyền và bến là hình ảnh phổ biến rộng rãi nhất:
“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Thuyền và bến là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm đôi lứa. Câu ca dao cất lên thể hiện nỗi nhớ mong, hy vọng và cả sự thủy chung sâu sắc của người con gái. Đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa sống giàu tình mà cũng nặng nghĩa. Dung lượng bài viết khá dài cho chúng ta một cách hiểu mới về bài ca dao vốn còn nhiều cách hiểu.
* Những bài viết về nội dung
Tám bài ca dao còn lại đều là những bài ca dao quen thuộc gần gũi trong tâm trí con người Việt Nam. Nội dung các bài viết khá phong phú đa dạng.
Về chủ đề tình cảm gia đình, có một bài ngợi ca tấm lòng cao cả của mẹ, đó là bài viết : Mười tay – bài ca dao hay về mẹ. Trong ca dao ta từng bắt gặp những Mười thương, Mười nhớ, Mười cái trứng …..và bây giờ là Mười tay. Mười tay không phải con số thật mà là con số ao ước. Bài viết đã lý giải
vì sao mẹ có mười tay? Phần cuối bài viết tác giả có so sánh với một bài thơ của dòng văn học viết “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa viết về mẹ như lời tri ân của người con với tấm lòng cao cả vô bờ của Mẹ. Bài viết ngắn gọn mà sâu sắc cách phân tích và lý giải rất phù hợp với dung lượng bài viết
Chủ đề than thân là một trong những chủ đề lớn nhất của ca dao người Việt, gắn liền với bản chất trữ tình của ca dao, là lời tâm tình bộc lộ, giãi bày tình cảm của người dân xưa. Bài viết Những câu hát than thân thi liệu và tình duyên phân tích chúng vừa là lời than thân của người nghèo khó, vừa là lời than của người con gái. Trong bài viết, tác giả phân tích lời than thân của người nghèo khó qua bài ca dao Mười cái trứng . Tình cảnh cùng quẫn đã đeo bám con người ngay từ đầu năm và kéo dài mãi đến những tháng tiếp theo:
Tháng giêng/tháng hai/thángba/tháng bốn/tháng khốn/tháng nạn….
Đây không phải cái nghèo khó tạm bợ mà là cái khốn khó triền miên. Trong hoàn cảnh đó người nông dân đã phải tự cứu mình để xoay chuyển tình thế. Đi vay tạm được một con gà về nuôi nó đẻ ra trứng, trứng nở thành con. Nhưng rỗi niềm hy vọng cứ lụi dần theo từng quả trứng ung. “Nỗi ước vọng nhỏ nhoi, tội nghiệp của người nghèo khó cứ dềnh lên dạt xuống tận đáy vực, không phải một lần mà rất nhiều lần, cái vận đen đủi rủi ro đã quỵ ngã khi ba con gà cuối cùng bị tha, lôi, và bị xơi mất!
Bài ca là một bài học, lời nhắn gửi đối với ai còn đang gặp những gian nan cần phải vượt qua trong đời, triết lý giản dị của người xưa luôn là một phương châm ứng xử. Nó là liều thuốc quý tiếp thêm sức mạnh cho con người vươn lên trong cuộc sống.
Ca dao là những câu, những bài thơ dân gian có hình thức ngắn gọn