5 Bố cục của luận văn:
1.2.4. Bài viết về truyện cổ tích
Bên cạnh mảng ca dao được đề cập với số lượng bài viết khá phong phú thì truyện cổ tích được đề cập đến với bài viết: (Một vài lưu ý khi dạy học - hiểu văn bản “Tấm Cám” - Nguyễn Hữu Kỳ Quyển, số 10, ngày 23/01/2007, trang 14).
Trong bài viết này tác giả Nguyễn Hữu Kỳ Quyển - một người đang công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đã đóng góp tiếng nói của mình về những lưu ý khi dạy văn bản Tấm Cám. Tác giả vẫn nhấn mạnh vấn đề đặc trưng thể loại và từ đặc trưng ấy soi chiếu tác phẩm ở những khía cạnh khác nhau: (Đối tượng khám phá “Tấm Cám” hướng tới thế sự. Đó là
những câu chuyện trên mặt đất giữa cuộc đời trần thế với biết bao thiện – ác, tuy nhiên đằng sau đó vẫn lấp lánh ánh sáng của ước mơ, sự chiến thắng cái thiện với cái ác của lẽ công bằng ngay trong trần gian chứ không phải ở đâu khác. Tiếp đó là cảm quan dân gian những vấn đề đời sống cổ tích thần kỳ khám phá dĩ nhiên gắn liền với cảm hứng, sau đó là cảm quan của nhân dân, một cảm quan được chắt lọc từ lao động từ ruộng đồng với biết bao tủi cực nhưng cũng thật lạc quan da diết tình yêu cuộc sống trần thế. Về chất liệu tạo nên truyện Tấm Cám một mặt được tạo nhờ sự đan cài giữa những chi tiết thế sự trong và ngoài gia đình, ở chất liệu thần kỳ, trong Tấm Cám dân gian đã sử dụng nhiều chi tiết hình ảnh có sức biến hóa với một chức năng chung: Soi rọi cuộc sống trần thế trên mặt đất trong đó mạch chảy chính là ước mơ (Nó khác với thần thoại, truyền thuyết…). Tất cả những điều trên đều kết tinh ở các phương diện nghệ thuật có chức năng chuyển tải thông điệp, trong đó đặc biệt là hình tượng nhân vật mang tính chức năng. Nhiệm vụ của người dạy là làm sống dậy hình tượng qua đó hướng tới các thông điệp.
Như vây bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Kỳ Quyền đã đưa ra những suy nghĩ sáng tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT. Đó là vấn đề dạy học tích hợp, tích cực sử dụng các phương tiện dạy học và một phương hướng tiếp cận mới đi sâu vào khai thác các lớp văn bản. Bài viết đã góp thêm một tiếng nói trao đổi với giáo viên THPT khi dạy đọc hiểu văn bản Tấm Cám.
1.2.5. Bài viết về truyện thơ
“Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi” (Nguyễn Xuân Kính - 2008 “Quá trình sưu tầm nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số”, nguồn sáng dân gian, Hà Nội, số 3, tr 74).
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, lịch sử công bố truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được bắt đầu vào nửa cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Trong đó truyện thơ người Thái Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) được công bố đầu tiên, với hai bản dịch tác giả Điêu Chính Ngâu, và Mạc Phi. Đoạn trích “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa” là một đoạn trích tiêu biểu trong truyện thơ (Tiễn dặn người yêu) được đưa vào giảng dạy trong chương trình SGK ngữ văn 10 (bản dich của Mạc Phi).
Trên Báo Giáo dục và thời đại số 24, ngày 25/2/2003 có bài “tiếp cận tác phẩm: “Hình ảnh mặt trời trong “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa” có phải là không gian duy nhất ?” Bài viết hướng tới một chi tiết nghệ thuật đặc sắc đó là sự vận động của hình ảnh mặt trời trong phần đầu của đoạn trích đề hướng tới sự vận động trong tâm trạng nhân vật. Đó là tâm trạng lo lắng phấp phỏng bồn chồn của nhân vật em yêu trong lúc kiếm củi trên nương. Cảnh vật bao giờ cũng hoà nhịp với con người mang nỗi niềm tâm sự con người :
Mặt trời rơi xuống thấp/ Mặt trời sát mặt phai/ Mặt trời lặn, mặt trời không gọi/ Mặt trời đi mặt trời không chờ….
Cảnh mặt trời lặn quyến luyến người thương gợi lên một cái gì thật thong thả mà lại đầy hoang mang, cuống quýt lo sợ…
Người viết có sự đối chiếu so sánh giữa dân ca với truyện thơ Thái qua những câu thơ viết về hình ảnh mặt trời ta càng thấy rõ hơn sự tiếp nối của truyện thơ Thái với thể loại dân ca. Đồng thời tác giả phân tích nhóm những động từ chỉ sự vận động khách quan của thiên nhiên tạo hóa (thấp ,ngang, cuốn, qua…) và nhóm những động từ chỉ sự vận động của con người (đi, gọi, chờ….). Hình ảnh mặt trời được nhân hóa để trở thành mặt trời của tâm trạng. Một tâm trạng bồn chồn lo lắng nuối tiếc một tâm trạng buồn đau vì trống trải cô đơn.
Bài viết đã thể hiện một cách cảm nhận khá tinh tế của tác giả về một chi tiết nghệ thuật trong đoạn trích. Người viết sử dụng thao tác so sánh đối
chiếu và phân tích góp tiếng nói riêng của mình trong cách cảm nhận lý giải về một hình ảnh thơ đặc sắc trong truyện.