Phật giáo đối với văn hóa tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam (Trang 84)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phật giáo đối với văn hóa tín ngưỡng

Văn hóa tín ngưỡng là một hình thức văn hóa đặc thù, bởi tín ngưỡng nếu hiểu theo nguyên nghĩa của từ tiếng Pháp là (Croyance) thì không phải là một từ để chỉ một tôn giáo, tín ngưỡng, trong trường hợp này chỉ nên hiểu là một niềm tin tôn giáo, và mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó đều có

tín ngưỡng của mình, khác với tín ngưỡng của tín đồ một tôn giáo khác, và khi trong các chế định, hiến pháp của các Nhà nước dân chủ có ghi mệnh đề “mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng” thì điều đó có nghĩa là mọi công dân đều có quyền lựa chọn cho mình một niềm tin tôn giáo. Nói cách khác, tín ngưỡng là thuộc tính đương nhiên của mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó.

Tuy nhiện, ngôn ngữ Việt Nam, thường thấy từ tín ngưỡng được dùng để chỉ một niềm tin nào đó tuy có nội dung tôn giáo song không nằm trong một tôn giáo đã định hình nào hoặc chưa đạt tới cấp độ một tôn giáo hoàn chỉnh. Bởi vậy, trong văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo cũng được xác định rất cụ thể và rõ ràng: "Tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội"[9;48]. Hay trong Nghị quyết 24 của Bộ chính trị, ngày 16 tháng 10 năm 1990, về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" cũng nhấn mạnh: "Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Như vậy, đứng dưới góc độ của văn hóa, đạo đức, trên lập trường khoa học mác xít để nhận thức tôn giáo tín ngưỡng Đảng ta đã nhận thấy tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái của văn hóa. Tuy nhiên, so với các hình thái văn hóa khác, như văn hóa sinh tồn, văn hóa xã hội hay văn hóa nghệ thuật thì văn hóa tôn giáo có nhiều nét khác biệt. Đó là, bản thân tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái văn hóa dựa trên quan niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên đối lập và quan hệ chặt chẽ với thế giới trần tục thông qua các hình thức thông quan của con người với thần linh. Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng luôn sản sinh và tích hợp với các hình thức nào đó, như các huyền thoại, thần tích, các bài cúng, lời cầu thần, thánh ca, các hình thức diễn xướng thông qua âm nhạc, múa, các hình thức trang trí,

tranh thờ và tượng thờ, các hình thức ứng xử và nghi lễ của con người trước thần linh, các quan niệm chuẩn mực về cái đẹp, cái thiện và cái xấu, cái ác….Tất cả những cái đó tạo nên cái gọi là văn hóa tôn giáo tín ngưỡng. Phật giáo vào Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình và chính thức có sự dung hợp với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, phát huy tầm ảnh hưởng không nhỏ của mình trong hệ thống văn hóa tín ngưỡng Đại Việt. Bởi vậy, Thời Trần, đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt rất đa dạng và phong phú.

Trong thời kỳ này người Việt Nam vẫn duy trì và phổ biến trong đời sống của mình những tập tục, văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu có từ trước đó, mang đậm màu sắc tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Đó là các tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên, sùng bái tự nhiên: như tập tục thờ cây, thờ đá, thờ sông, suối. Nhà nghiên cứu người Pháp Cadie're khi nghiên cứu về tục thờ này của người Việt, ông cho rằng nó xuất phát từ quan niệm là có các bà cô trên cây hay bắt trẻ con ốm và người ta đốt một hình nhân giống đứa bé để hầu. Trong nhiều làng, vẫn còn những bát hương đặt trên các cây cổ thụ. Dân gian vẫn thường nói: "Thần cây đa, ma cây đề", Cây là nguồn sống chính của con người, do đó nảy sinh huyền thoại về cây vũ trụ, vũ trụ ra đời từ một cái cây lớn. Cây vũ trụ còn in dấu trong cây nêu ngày tết. Còn tục thờ đá, thờ núi, thờ sông cũng rất phổ biến, đặc biệt trong tâm thức dân gian Việt Nam, thần núi, thần sông còn tham gia vào việc bảo vệ nước. Ví như Thần Tản Viên giúp vua Hùng chống ngoại xâm. Vị Thần Sông Tô Lịch biến bùa của Cao Biền thành tro bụi. Cao Biền than: "Ở đây có vị thần rất linh, nếu ta ở đây tất sinh tai vạ"[56;331]. Sau này khi Phật giáo du nhập vào, các tín ngưỡng này có sự hỗn dung và vay mượn lẫn nhau. Trong các chùa, dưới các cây cổ thụ đều đặt bát hương thờ, nhiều chùa còn thờ cả những tảng đá lớn hoặc những con vật bằng đá như: chó đá, nghê đá…

Đặc biệt, tín ngưỡng phồn thực thời Trần cũng vẫn được duy trì và rất phát triển. Trong tín ngưỡng xa xưa, trồng cây ra quả cũng đồng nghĩa với việc trai gái ăn nằm sinh con cái. Cho nên, trong văn hóa nông nghiệp có tín ngưỡng phồn thực, đồng thời đàn bà có chức năng sinh sản, đẻ con cái nên trong tín ngưỡng này phụ nữ sẽ là chủ chốt. Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở việc thờ sinh thực khí và hành vi giao phối. Tục thờ sinh thực khí, đặc biệt là sinh thực khí nam là phổ biến trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Trong nhiều chùa từ thời Lý: Chùa Dạm, Chùa Lý Triều Quốc sư, chùa Láng, chùa Thầy…có thờ cột đá - biểu tượng của sinh thực khí. Sang thời Trần tập tục này vẫn được kế thừa và phát triển.

Việc tôn thờ các hiện tượng tự nhiên liên quan tới nông nghiệp từ xa xưa dưới thời Trần vẫn được duy trì từ chốn cung đình đến chốn dân gian. Ví như, để tránh hạn hán, mất mùa thì nhân dân tôn thờ các hiện tượng mưa, nắng, sấm, chớp…"Ông trăng mà lấy Bà Trời", và nó được dung hợp với nghi lễ của Phật giáo. Các Thiền sư Phật giáo lập đàn tế để cầu quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa… Trong dân gian sự tôn thờ phổ biến là bốn bà: Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp. Sau này Phật giáo vào, với sự hỗn dung với tín ngưỡng dân gian cả bốn bà đều thành Phật và trở thành hệ thống tứ pháp. Bà Mây chuyển thành Pháp Vân thờ ở chùa Dâu, Bà Mưa chuyển thành Pháp Vũ thờ ở chùa Bà Đậu, Bà Sấm chuyển thành Pháp Lôi thờ ở chùa Bà Tướng, Bà Chớp thành Pháp Điện thờ ở chùa Bà Dàn. Vua chúa, quan lại đều phải cầu đến các bà để có được mưa. Họ cầu mưa qua một hòn - đá - Phật, qua một hồn ma, họ vẫn chia sẻ tâm trạng sùng kính thần linh của dân chúng trong khi địa vị của họ đáng lẽ đòi hỏi một thái độ nhiều quyền uy hơn. Thành thử "Điềm" trong quan niệm của thời Trần là "điềm lành", mang ý nghĩa cầu mưa rõ rệt. Ngay đến cả voi trắng cũng là vật báo hiệu mưa trong một truyện Tiền thân. Cho nên ta có thể nhìn lại vị thần chủ trì chính về việc làm mưa của nhà Trần để thấy tính chất phồn

thực trong sự tin tưởng liên quan đến những vị thần khác, có tên hay vô danh, của thời đại đó.

Như vậy, trong một thời gian dài dưới thời Trần bên cạnh sự phát triển của tín ngưỡng thờ Phật vẫn còn sôi động một quan niệm thần linh chiết tỏa cuộc sống thường nhật trong tâm thức người Việt và mang tính phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp từ thấp đến cao trong xã hội, trong đó lẫn lộn đậm nét những tư tưởng xưa cũ hoặc còn lưu giữ được những nét cốt yếu hay đã chuyển hóa ra đầu phục các hệ thống tôn giáo, làm ảnh hưởng và biến dạng các hệ thống này. Điều này được thể hiện trong tâm thức văn hóa tín ngưỡng thời Trần còn xuất hiện những con vật lạ, vật linh, những chuyện lạ, nhất là vào lúc đất nước rối loạn: hổ đen xuất hiện ở kinh thành (1354), chim trắng vào đầu nhà Hồ (1400). Có điều những ghi nhận lúc này quan tâm đến con người nhiều hơn: chuyện đổi giống, sinh dính liền…Lại có thêm những ảnh hưởng mới từ phương Nam: cá voi chết cũng được ghi nhận (1287) ở cửa sông danh tiếng Bạch Đằng, nhưng mở đường cho việc phong thần đền cửa Càn (1312), cùng một lúc trước hai lần có tin quân Nguyên Mông xâm lăng.

Các dị vật hình: cau nhiều thân, rùa nhiều đầu, ngựa nhiều móng, hổ, voi, sen trắng, hươu trắng, hươu đen… không được giải thích về mặt lệch lạc sinh học mà như là những "điềm" báo sự tốt đẹp. Điều này có thể ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa tín ngưỡng trong đạo Phật, Đức Phật xuất hiện cũng gắn liền với những điềm báo như: voi trắng, hoa sen, vầng hào quang…Chính vì vậy, dười thời Trần, đạo Phật có ưu thế nên không lấy làm lạ rằng các điềm, vật lạ trong văn hóa tín ngưỡng người Việt thời kỳ này có ảnh hưởng từ tôn giáo này. Trong đời Trần phần lớn các con vật được coi là lạ và linh thiêng, trong văn hóa tín ngưỡng đều gì mang màu trắng được đặt ở vị thế cao quý, được thờ phụng ở mọi nơi, từ đình, đền, chùa…Ví như hính tượng voi trắng là gốc ở tin tưởng về chuyện Tiền thân

(Jataka), từ chuyện mẹ đức Thích Ca thấy voi trắng chui vào mình mà hoài thai Phật. Con voi trắng linh thiêng có thể nhận lãnh sự sùng kính thay cho con bò thần (trắng) Nadin, vật cưỡi của thần Shiva.

Mặt khác, văn hóa tín ngưỡng quen thuộc nhất của người Việt dưới thời Trần chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Thành Hoàng làng. Hai loại hình tín ngưỡng này cũng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo nhập thế thời Trần.

Tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Phật giáo khi vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II cho đến thời Lý, đã có sự hội nhập bước đầu với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy nhiên chỉ đến thời Trần, sự ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét nhất. Do ảnh hưởng của Phật giáo, nên người chết được tổ chức lễ cầu siêu ở chùa và được gửi vào chùa để đức Phật che chở, những tín ngưỡng linh hồn cha ông tác động đến con cháu vẫn còn. Hình thức thờ cúng này ở Việt Nam biểu hiện đầy đủ nhất. Nó phổ biến nhất, vì người Việt dù theo Nho, Phật, Lão vẫn thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Bàn thờ cha mẹ có mặt ở mọi nhà, mọi gia đình đều mời anh em thân tộc của mình đến dự lễ giỗ tưởng nhớ ngày ông bà, cha mẹ, tổ tiên mình mất. Người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm nền tảng đạo lý. Biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ngày tưởng nhớ cha mẹ mất cùng với anh em, họ hàng, cháu con quây quần bên nhau, tụ họp để tạo lập cơ sở cho quan hệ gia đình. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi hẹp là nói tới thờ cũng ông bà, cha mẹ, rộng hơn nữa là tổ tiên của một dòng họ, và rộng hơn nữa là tổ tiên của một cộng đồng, làng xã (Thành Hoàng Làng), rộng nhất là trên phạm vi quốc gia (ví như giỗ tổ Hùng vương)…

Dưới thời Trần, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo phát triển có ảnh hưởng không nhỏ và cuốn hút nhiều tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng cơ bản Việt

Nam là biết ơn những người có công, đặc biệt những người con yêu tú, các anh hùng dân tộc. Truyền thuyết nhanh chóng biến họ thành các vị thần Đạo giáo nhưng trong nghi lễ thờ phụng, cũng có dấu ấn ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo. Việc thờ Trần Hưng Đạo, Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, Loan Nương Thánh Mẫu, Bạch Ngọc Thánh Mẫu (được thờ tại Chùa Am),… là cơ sở để khẳng định rằng, đạo Thánh thời Trần có vai trò to lớn đối với việc hình thành và hoàn thiện tín ngưỡng Mẫu sau này (thế kỷ XVII), và màu sắc của Phật giáo trong các thần tích, các lễ hội về các vị Thần thời Trần cũng được thể hiện khá rõ, nhất là thần tích và lễ hội Đức Thánh Trần.

Đức Thánh Trần hay còn gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1126-1300), là vị anh hùng đã có công đánh tan ba lần xâm lược của quân Nguyên Mông, bảo toàn nền độc lập của nước nhà. Sử sách đã chép rõ. Trần Hưng Đạo được nhân dân biết ơn và thờ kính. Hưng Đạo Vương cũng trở thành một vị thánh được tôn vinh là Đức Thánh Trần. Tư liệu dân gian về Trần Hưng Đạo rất phong phú và đa dạng bao gồm cả một kho thần tích, thần sắc khá lớn và khá rộng rãi ở nhiều nơi trong vùng Bắc Bộ như Hà Đông, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hóa…

Về sự sinh hóa của Đức Thánh Trần có rất nhiều thần tích khác nhau, theo các thần tích dân gian (như Cung lục linh tích hành trạng trong Ngọc Phả nhà Trần, Trần Hưng đạo Vương cựu tích, Trần Đại Vương bình Nguyên thực lục…) đều cho rằng mẹ Trần Hưng Đạo là Thiện Đạo Quốc Mẫu nằm mơ thấy có "Thanh tiên đồng tử" đầu thai xin được làm con. Về việc giáng trần này có sách chép rằng lúc bấy giờ có một người tên là Nguyễn Sĩ Thành đã chết, tự nhiên sống lại, kể chuyện ở trên trời là ở huyện Đông Triều có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách ở Phúc Kiến, mơ thấy giao hợp với long, về sau đẻ ra con chính là kẻ sau

này gây loạn cho đất nước. Thượng đế nghe tin, bèn cho Thanh tiên đồng tử Kim đồng Ngọc nữ hộ vệ đi xe mây xuống phương Nam trừ họa giúp dân lành. Trần Hưng Đạo chính là "thằng bé áo xanh" giáng thế để dẹp loạn. Có thể thấy: Đạo Phật nâng họ Trần lên cao hơn tín ngưỡng cũ của họ - hay ít ra cũng là của những người dân chài còn lại nơi quê An Sinh. Uy thế người chiến thắng của Trần Quốc Tuấn, con của người chủ đất An Sinh, làm cho ông có tư thế cao hơn nữa, xứng đáng là phúc thần của đất "hương hỏa".

Như vậy, Đức Thánh Trần (Đạo Thánh) về cơ bản cho thấy sự ảnh hưởng của Đạo giáo trong tâm thức người dân thời Trần rõ rệt, nhưng cũng mang ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng Phật giáo, đó là quan niệm về luân hồi, sinh tử, "sự đầu thai" của Đức Thánh Trần. Sự hình thành tín ngưỡng Đức Thánh Trần thời Trần không chỉ được biểu hiện trong các đền thờ, mà thậm chí trong nhiều chùa thời Trần cũng có ban thờ Đức Thánh Trần. Và đặc biệt, hình thành nên tập tục bán khoán cho trẻ em trong vòng 12 năm. Những đứa trẻ khó nuôi, người ta có lệ đem bán cho Đức Thánh Trần, dùng oai của ngài để trấn mọi ma tà quỷ dữ, cho đứa trẻ lớn ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Thậm chí có người còn đổ họ cho con thành họ Trần. "Việc ấy đã trở thành một thông lệ trong xứ Bắc kỳ, nội xứ Bắc kỳ, bất luận ở đâu, hễ mà đẻ con khó nuôi, thường thường người ta vẫn bắt ông Trần Hưng Đạo đi làm bố thay"[55;195]. Như vậy cho thấy, sự ảnh hưởng của tập tục bán khoán trong dân gian cho Đức Thánh Trần mang ý nghĩa cũng giống như việc người ta bán khoán trong các chùa.

Lễ hội Đức Thánh Trần cũng là một trong những lễ hội tiêu biểu dưới triều Trần. Đây là một lễ hội, ngoài những nghi lễ của dân gian, nghi lễ của đạo giáo còn cho thấy có sự pha tạp của nghi lễ Phật giáo trong đó. Lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 8, theo truyền thuyết là ngày mất

của Hưng Đạo Vương. Dân gian có câu: "Tháng Tám giỗ cha", sau này đến

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)