Phật giáo đối với tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam (Trang 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Phật giáo đối với tư tưởng chính trị

Chính trị và tôn giáo luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Chính trị thuộc vào số những hình thức hoạt động tinh thần mà chức năng của nó là điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với nhau. Đặc biệt, Aristot đã coi chính trị như là đạo đức xã hội, và quan niệm này sau đó được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, trải qua mọi thế kỷ và ở mọi dạng thức của mình, tôn giáo bao hàm trong nó cả đạo đức (luân lý) với tính cách là một yếu tố tất yếu, và đôi khi là quan trọng nhất – ít nhất đó cũng là hình thức quan trọng để điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, về điều này, tác giả Nguyễn Hữu Vui có nhận định: “Có thể nói trong lý thuyết đạo đức của hầu hết các tôn giáo đều chứa đựng những chuẩn

mực đạo đức tối sơ mang tính nhân loại như “kính trọng người già”, “yêu thương trẻ nhỏ”, “sống thiện với mọi người”, “tránh làm điều ác”,.v.v... Và kể cả các phạm trù đạo đức tôn giáo mang tính khái quát cao như “từ bi”, “bác ái”, “công bằng”, “hạnh phúc”,… nếu lọc bỏ cái vỏ thiêng liêng tôn giáo, người ta có thể tìm thấy ý nghĩa và những giá trị tiến bộ của chúng” [89;46-47]. Do đó, rõ ràng là trong bất kỳ trường hợp nào thì chính trị và tôn giáo cũng không thể tách rời nhau. Trong các thời đại lịch sử khác nhau và trong những điều kiện xã hội khác nhau, mối quan hệ khăng khít này có rất nhiều dáng vẻ khác nhau, từ tác động qua lại “mật thiết” gắn bó đến xung đột gay gắt.

Một trong những điều quan trọng nhất cần phải tính đến là sự chuyển biến đáng kể về ưu thế trong mối quan hệ qua lại giữa hai hình thái hoạt động tinh thần này.

Ở triều Trần, thời đại của nền văn hóa Phật giáo điển hình, thì tôn giáo là hạt nhân, là trung tâm của toàn bộ đời sống xã hội phong kiến Đại Việt. Những hình thức văn hóa khác thường bị ảnh hưởng bởi Phật giáo. Đối với chính trị thì tình hình cũng như vậy, bất kể tầm quan trọng và đôi khi cả tính tự trị bề ngoài của nó. Nhưng đến cuối thời Trần, tình hình lại có sự thay đổi về căn bản. Cuộc xung đột có tính nguyên tắc giữa chính trị và tôn giáo, giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo đã nảy sinh và dần dần chin muồi. Nói vắn tắt thì nội dung cơ bản của quá trình, một mặt, là sự thế tục hóa chính trị (cũng như các hình thức văn hóa tinh thần khác), và mặt khác, là tự trị hóa của tôn giáo. Bề ngoài, đặc biệt trong ý thức của những đại biểu của cả hai hình thức hoạt động tinh thần thì nội dung cơ bản này có chứa đựng những biểu hiện rất khác nhau, đôi khi hoàn toàn đối hướng, điều này, tuy vậy vẫn luôn diễn ra. Nhưng không nên cho rằng nguyên nhân của nó dường như chỉ là bề nổi nào đó của tư duy, là việc không có

khả năng nhận thức toàn bộ chiều sâu của quá trình, dù sao về khách quan mà nói, no là quá trình vô cùng phức tạp, không hề đơn giản.

Như đã biết, ngay từ triều Lý, đặc biệt triều Trần, Phật giáo đã tỏ rõ vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Phật giáo triều Trần có vai trò như một hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Từ chốn cung đình đến dân gian, từ vua quan đến quần chúng thường dân. Chính vì vậy, trong thời Trần Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng dân tộc và từng bước góp phần củng cố, nêu cao tinh thần bình đẳng, tinh thần độc lập dân tộc.

Dưới thời Trần, đất nước được độc lập, nhà nước phong kiến dần được củng cố và đi vào ổn định. Phật giáo giữ vai trò là điểm tựa tinh thần cho việc quản lý và xây dựng đất nước. Kế thừa tinh thần yêu nước của các Thiền sư đời Lý. Đời Trần các Thiền sư ngoài việc chăm lo hành đạo họ còn đứng ra lo thuyết pháp, tạo lập và củng cố thêm tinh thần, ý thức quốc gia dân tộc đã từng được khơi dậy từ triều Lý, họ vẫn là những người tích cực tham gia vào công việc cố vấn, giúp triều đình làm chính trị, vào công việc ngoại giao, hành chính. Hơn thế nữa các Thiền sư còn góp phần lớn vào xây dựng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Phật giáo về mặt tư tưởng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng chính trị của những vị vua, quan, những người cầm quyền trong xã hội. Một mặt, cũng bởi xuất phát từ lịch sử xã hội, nhu cầu đoàn kết thương yêu nhau để chống lại thiên tai, cũng như giặc ngoại xâm, mặt khác, do nước ta có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ngay sát phía Nam của đế quốc phong kiến lớn Trung Hoa, có tiềm lực kinh tế mạnh, có nền văn hóa lâu đời, cho nên có thể nói, thường xuyên bị đe dọa thôn tính về mặt chính trị, quân sự và đồng hóa về mặt văn hóa. Một ngàn năm Bắc thuộc chứng minh cụ thể cho mối đe dọa đó. Các cuộc xâm lăng quân Tống vào đời tiền Lê và đời Lý, hai lần

chống quân Tống và ba lần chống quân Nguyên Mông xâm lấn, triều Trần càng thể hiện rõ.

Trong bối cảnh lịch sử đất nước như vậy, khi mà toàn bộ sức mạnh của dân tộc được huy động cho công cuộc giữ nước, các nhà thiền học uyên thâm đồng thời là các ông vua của đất nước đã trở thành các anh hùng khi vận nước nguy nan. Bởi vậy, tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần ngày càng tỏ rõ tính ưu thắng và siêu việt của nó: đạo Phật không chỉ phụng sự cho đời sống tâm linh giải thoát mà còn phụng sự cho chính trị xã hội, đời sống thế tục. Hai phương diện ấy của đời sống con người cần được liên hệ với nhau và bổ túc cho nhau. Quốc sư Viên Chứng đã nói rõ về những nguyên tắc hướng dẫn đời sống của một nhà chính trị Phật tử: “Đã làm người phụng sự dân thì phải lấy cái muốn của dân làm của mình, phải lấy ý của dân làm của mình, trong khi đó không xao nhãng việc tu học của bản thân”[71;55]. Trần Thái Tông nói rằng: nhà chính trị phải thực hiện Phật giáo trong xã hội, trong bài tựa “Thiền Tông chỉ nam”, ông cũng đã viết: “Cái phương tiện để mở lòng mê muội, con đường tắt để rõ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức Phật. Làm cán cân cho hậu thế, làm khuôn phép cho tương lai, ấy là trọng trách của tiên thánh...Nay Trẫm sao không thể lấy trách nhiệm của tiên thánh làm trách nhiệm của mình, lấy lời dạy của đức Phật làm lời dạy của mình”[66;205]. Còn Tuệ Trung trong “Thượng Sĩ Hành Trạng – Trúc Lâm” có viết: “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”[33;258]. Trần Nhân Tông thì đi khắp thôn quê, phá trừ dâm tà, khuyên dân thực hành Thập thiện…Những tự viện trên núi tổ chức ẩn cư và kết hạ nhưng vẫn có liên hệ đến đời sống văn hóa, xã hội và chính trị.

Những nhà lãnh đạo thời Trần “biết chủ động và sáng tạo, chọn lọc trong hệ tư tưởng Phật giáo tất cả những gì tinh hoa nhất, tích cực nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ, biến nó thành chất

men hội tụ và xúc tác”[4;295], làm cho cả dân tộc Việt Nam, triệu người như một đều hướng về vua, vùng lên đánh đuổi quân xâm lược, đem lại thắng lợi vẻ vang cho Đại Việt

Cũng trong sinh hoạt chính trị, một nét độc đáo của các vua Trần rất hiếm thấy xuất hiện ở những triều đại khác. Đó là việc các vua Trần thường truyền ngôi cho con và chỉ ở địa vị Thái Thượng Hoàng khi thấy tuổi đời mình vừa cao, bổn phận tròn. Hành động này của các Ngài một phần biểu hiện sự thông tỏ Phật Pháp, xem nhẹ ngôi vua, coi rẻ ngai vàng, không tham quyền, không cố bám vương vị đến cuối đời; điều này cho thấy sự khôn ngoan, khéo léo trong vai trò lãnh đạo của các Ngài. Bởi vì, dù ở ngôi Thái thượng hoàng, làm cố vấn cho con; thế nhưng hầu như mọi ý kiến của các Ngài đều được các vua tuân thủ thi hành. Điều này chứng tỏ sự hợp lực một cách sáng suốt để cùng nhau lãnh đạo, tức vừa khích lệ tài năng của lớp trẻ, vừa học hỏi được kinh nghiệm của chư vị lão niên. Chính sợi dây liên kết hoàn hảo của các vua triều Trần đã thu phục được sự đồng tình nhất trí mang tính dân chủ trong lòng mỗi người dân Đại Việt thời ấy.

Dưới ảnh hưởng của những tư tưởng Phật giáo về bình đẳng và từ bi, rất thích hợp với khối đại đoàn kết toàn dân, và mở rộng, làm đậm đà thêm tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong nhân dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, mọi thế hệ, bao gồm cả vua chúa quan lại, tướng tá cho đến người quân lính, người dân bình thường. Các vua Trần với phương châm trị nước “yêu dân như con”, kế thừa và phát triển những tư tưởng trị nước thời Lý dưới ảnh hưởng của Phật giáo. Nhà vua luôn quan tâm đến quyền lợi của dân, chăm lo cho dân: “Năm 1038 Vua Lý Thái Tông ngự ra bố hải khẩu (Thái Bình) cày ruộng tịch điền.Vua sai Hữu Ty quét đất lập đàn, thân tế thần nông; sau đó cầm cày toan làm lễ cày ruộng, Hữu Ty can rằng; đó là việc của bọn nông phu, bệ hạ làm việc ấy làm gì? Vua nói; Trẫm không tự

cày thì lấy xôi đâu mà tế, lại lấy gì nêu gương cho thiên hạ.Vua đẩy cày ba lần rồi ngừng. Nhà vua tự thân cày tịch điền đầu năm, là để làm kiểu mẫu cho dân của nhà Lý”[12;256]. Như vậy, các vua, quan nhà Trần đã luôn quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất của nhân dân, luôn có những chính sách cụ thể để khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế, tạo cơ sở xã hội, tiền đề vững chắc cho sự ổn định chính trị.

Các vua Trần thấm nhuần tư tưởng đạo Phật nên việc quan tâm đến miếng cơm manh áo cho dân là việc hiển nhiên. Bởi đó cũng là một biểu hiện của lòng từ bi và bình đẳng của đạo Phật. Chú ý đến phát triển kinh tế, các vua Trần đặc biệt tập trung vào việc trị thủy và thủy lợi để nâng cao sản xuất nông nghiệp cho đất nước. Về trị thủy, các vua Trần huy động dân đắp đê giữ nước sông Hồng từ đầu nguồn cho đến cửa biển để giữ nước lụt ngập tràn, gọi là đê Đỉnh Nhĩ. Cụ thể vào năm 1248, nhà Trần mở đầu chiến dịch đắp đê chống lụt, vua Trần Thái Tông sai Lưu Miễn đi bồi đắp đê các sông ở Thanh Hóa năm 1255. Các vua Trần có lúc còn tự mình đi xem xét việc đắp đê, năm 1315, vua Trần Minh Tông đã thân chinh đi xem đắp đê. Quan Ngự Sử đài nói: “Bệ hạ nên chăm sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì?” Trần Khắc Chung, cùng đi theo vua đáp lại rằng: “Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải cấp cứu cho, sửa sang đức chính không việc gì to bằng việc ấy, cần gì phải yên lặng mới gọi là sửa sang đức chính”[12;534-535]. Việc làm của vua và câu trả lời của tướng đã nói lên sự lo lắng của các nhà lãnh đạo đến công việc chung lúc bấy giờ. Về công trình thủy lợi, các vua Trần tăng cường số lượng sông đào. Cụ thể sông Tô Lịch ở vùng đồng bằng Bắc bộ được khơi lại hai lần: vào năm 1256 đời vua Trần Thái Tông và năm 1284 đời vua Trần Nhân Tông: “Mùa xuân tháng giêng, vét sông Tô Lịch” [12;458]. Sự việc các vua Trần cho đào nhiều sông kênh như sông Trầm và sông Hào nối liền Thanh Hóa với Nghệ An ngoài việc phục vụ khẩn cấp nước cho nông

nghiệp còn vừa tiện lợi giao thông, vừa mở mang thương nghiệp. Nhờ đó mà mấy thế kỷ liền, dân ta đã tạo thế đứng vững chắc trên các khu vực đồng bằng, ổn định đời sống dân cư. Dưới thời Trần, thiên hạ được mùa vào những năm 1269, 1280, 1295, 1296, 1321,...Nói chung, công tác trị thủy và thủy lợi thời Trần không chỉ là một thành tựu lớn trong nền văn minh nông nghiệp dân tộc mà còn góp phần quan trọng đối với xu thế thống nhất của nước nhà thời bấy giờ. Chính nó đã tái tạo, phục hưng và củng cố đất nước tự chủ.

Các vua Trần là những Phật tử thuần thành không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho sự ổn định chính trị, thực hiện chính sách khoan thư sức dân, mà còn quan tâm đến các vấn đề phúc lợi xã hội, thực hành giáo lý Phật giáo, “tu nhân tích đức”, “gieo các hạnh lành”. Tiêu biểu như vua Trần Nhân Tông mỗi khi đi ngoài đường gặp gia nhân các vương thần thì hay dừng lại hỏi han, không cho Thị Vệ nạt nộ họ. Vua nói: “Ngày thường thì có thị vệ hai bên, đến khi nước nhà hoạn nạn thì chỉ có bọn ấy đi theo thôi”[12;487]. Một hôm có người dâng sớ báo cáo với vua Minh Tông là trong dân gian có những người lang thang tới già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế dịch, sai phái tạp dịch cũng không chịu đến. Vua nói: “Nếu không có người như thế thì sao có thể gọi là đời thái bình? Người muốn ta trách phạt họ thì có được việc gì không?” [33;394]. Những năm mất mùa nhiều người bệnh tật, triều đình hay khuyến cáo những gia đình giàu dâng thóc gạo để triều đình phát chẩn tế cho dân nghèo, và ban tước phẩm cho những nhà giàu dâng thóc gạo. Triều đình còn sai người chế thuốc để phát cho người bệnh. Năm 1362, vua ngự ở phủ Thiền Trường, nhân dân ai đói và bệnh có thể đến đấy để xin hai viên thuốc Hồng Ngọc Sương, hai tiền và hai thăng gạo. Tinh thần khoan dung của Phật giáo luôn được đề cao trong đường lối trị nước.

Chuyện Hoàng Cự Đà không được ăn xoài và chuyện vua Thánh Tông đốt tài liệu xin hàng của các quan đã cho thấy thái độ khoan dung của các vua Trần: “Vua Thái Tông một hôm bảo các quan hầu cận ăn xoài, Hoàng Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên đến bến Đông, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ trốn đi. Và Hoàng Giang gặp Hoàng Thái Tử đi thuyền ngược lên. Cự Đà tránh sang bờ bên kia, thế thuyền đi rất gấp. Quan quân hô to hỏi Quân Nguyên ở đâu? Cự Đà trả lời không biết, hãy hỏi bọn ăn xoài ấy! Sau khi phá được giặc, thái tử xin trừng phạt Cự Đà để răn đe những kẻ làm tội bất trung. Vua nói: “Cự Đà tội đáng chết cả họ: song đời xưa có việc Dương Chân không được ăn thịt dê đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua. Việc của Cự Đà là lỗi của ta; tha cho tội chết, cho đánh giặc để chuộc tội”[33;395]. Và chuyện Thánh Tông đốt tài liệu hàng giặc của các quan: Khi quân Nguyên đang mạnh, triều thần lắm kẻ hài lòng, có giấy tờ giao thiệp với giặc. Sau giặc thua chạy về Bắc, triều đình bắt được một tráp biểu hàng của các quan. Đình thần muốn lục ra để trị tội, nhưng Thượng hoàng nghĩ rằng làm tội những kẻ tiểu nhân cũng vô ích bèn sai đem đốt cả tráp đi, cho yên lòng mọi người.

Như vậy, không chỉ Thái Tông, Thánh Tông, mà chính Nhân Tông cũng đã sử dụng tiềm năng của Phật Giáo để phục vụ cho chính trị. Sự kiện xuất gia của vua, cũng như những năm hành đạo trong dân gian của vua, đã khiến Giáo Hội Phật Giáo Trúc Lâm trở nên một lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại. Anh Tông sau khi nhường ngôi cho Minh Tông cũng có ý định xuất gia để nối tiếp sự nghiệp của Nhân Tông, nhưng chưa

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam (Trang 59)