Chương IV TỪ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Giáo án 11NC 1_6 (Trang 25 - 27)

TỪ TRƯỜNG Bài 26: TỪ TRƯỜNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm tương tác từ,từ trường, tính chất cơ bản của từ trường…

- Nắm được khái niệm vectơ cảm ứng từ (phương, chiều), đường sức từ, từ phổ. Quy tắc về các đường sức từ.

- Trả lời được câu hỏi từ trường đều là gì và biết được từ trường đều tồn tại bên trong khoảng không gian giữa hai cực từ của nam châm chữ U.

2. Kỷ năng

- giải thích được tương tác từ.

- Giải thích được các tính chất của đường sức từ. - Nhận biết được từ trường đều và sự tồn tại của nó.

B. CHUẨN BỊ1. Giáo viên 1. Giáo viên

a) Kiến thức và dụng cụ:

- Thí nghiệm tương tác từ: Hai nam châm, nguồn điện một chiều, dây dẫn, kim nam châm (la bàn). - Một số hình vẽ trong SGK đã phóng to.

b) Phiếu học tập:

P1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó. B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.

D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đướng yên đặt cạnh nó.

P2. Tính chất cơ bản của từ trường là

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

P3. Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường. B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

P4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

P5. Phát biểu nào sau đây là đúng? Từ trường đều là từ trường có

A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. Các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.

P6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.

B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ. C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.

D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đừng sức từ.

P7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau. C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức.

P8. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên. C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động. c) Đáp án phiếu học tập:

P1 (D); P2 (A); P3 (A); P4 (B); P5 (C); P6 (C); P7 (C); P8 (C). d) Dự kiến ghi bảng: ( chia làm 2 cột).

Chương 4: Từ trường Bài 26: Từ trưòng

1) Tương tác từ:

a) Cực của nam châm: bắc N, nam S b) Thí nghiệm về tương tác từ: SGK c) nhận xét: SGK

2) Từ trường:

a) Khái niệm từ trường: SGK.

3) Đường sức từ: a) Địng nghĩa: SGK b) Các tính chất của đường sức từ: ( 4 tính chất). c) Từ phổ: Hình ảnh đường sức từ được các mạt sắt đặt trong từ trường sắp xếp

b) Tính chất của từ trường: tác dụng lực lên kim nam châm thử hay dòng điện.. c) Vectơ cảm ứng từ: SGK.

Độ lớn của Br là cảm ứng từ.

d) Điện tích chuyển động và từ trường: Xung quanh điện tích vừa có từ trường vừa có điện trường.

thành.

4) Từ trường đều:

+ Vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm bằng nhau.

+ Coi từ trường giữa 2 cực nam châm là đều.

2. Học sinh

- Ôn lại từ trường đã học ở THCS.

Một phần của tài liệu Giáo án 11NC 1_6 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w