1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho chuyên ngành nước
Xây dựng văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn của thanh tra ngành nước dưới dạng quyết định của Bộ chủ quản.
Sửa đổi quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ theo hướng xác định các thành viên là cán bộ thuộc một cơ quan nào, chức vụ do một phó Thủ tướng phụ trách. Ví dụ như: Chủ Tịch hội đồng phó thủ tướng phụ trách kinh tế; Bộ trưởng Bộ TN&MT ủy viên thường trực; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ủy viên... mà không nên nêu rõ tên.
Sửa đổi Luật Tài nguyên nước và nghị định 179/1999/NĐ-CP cho phù hợp với cơ cấu quản lý tài nguyên nước theo nghị định 91/2002/NĐ-CP về phân quyền quản lý tài nguyên nước, ủy viên thường trực Hội đồng nước quốc gia cho Bộ TN&MT.
1.2. Bổ xung và tăng cường các chính sách về tài nguyên nước
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực: tăng cường năng lực là giải pháp xuyên ngành mà dự án nào cũng đề cập. Trong tăng cường năng lực về lĩnh vực nước, do có yêu cầu trực tiệp, công tác đào tạo được thực hiện nhiều hơn công tác giáo dục. Công tác phát triển con người lâu này nhằm vào các tổ chức nước, giới chuyên nghiệp và quản lý. Trong những năm vừa qua, việc nâng cao nhận thức đã hướng đồng bộ vào các đối tượng thuộc các cấp và các giới bao gồm quản lý, quyết định chính sách, chuyên nghiệp và cộng đồng.
- Truyền thông cộng đồng: huy động sự tham gia của cộng đồng hay nói cách khác là công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước.
- Chính sách tài chính: Xây dựng thể chế tài chính nhằm huy động mọi nguồn vốn kể cả trong nước và quốc tế cho điều tra tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, nước ven bờ, xây dựng các công trình thủy lợi đa mục tiêu dưới dạng phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc hình thức huy động khác. Cũng như các ngành khác, trong ngân sách nhà nước nên phân định một tỷ lệ chi thích hợp cho ngành nước bao gồm cả quản lý lưu vực và thủy lợi.