Các văn bản pháp luật đặc trưng liên quan đến QLTHTNN, trong đó có những chi tiết đề cập đến việc quản lý các vùng ĐNN, được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5. Các văn bản
TT Tên văn bản ĐNN được đề cập
Có Không
1 Luật Tài nguyên nước (TNN) (số 08/1998/QH10) × 2 Nghị định của Chính phủ (số 179/1998/NĐ-CP) quy định chi tiết thi
hành luật Tài nguyên nước
×
3 Nghị định của Chính phủ (số 149/2004/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành luật TNN về việc cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn
×
4 Nghị định của Chính phủ (số 34/2005/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
×
5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 67/TTg) thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước
×
TT Tên văn bản ĐNN được đề cập
Có Không
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN và MT
7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 63/2002/QĐ-TTg) về công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
×
8 Nghị định của Chính phủ (số 27/2005/NĐ-CP) quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản
×
9 Quyết định của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT (số 55/2004/QĐ-BNN) về việc ban hành quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
×
10 Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS quy định quy chế quản lý môi trường chế biến thủy sản
×
11 Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ TN-MT (số 125/2003/TTLT-BTC- BTNMT) hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
×
12 Dự thảo nghị định /2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông
×
2.1. Các luật và văn bản dưới luật có liên quan trực tiếp đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.1.1. Luật Tài nguyên nước
Luật gồm 9 chương 71 điều bao gồm các nội dung:
- Những qui định chung: quy định hình thức sở hữu, đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ về tài nguyên nước đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm
- Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong khai thác sử dụng, sản xuất, sinh hoạt bao gồm cả vấn đề xả nước thải vào nguồn được đề cập đến trong chương này.
- Khai thác sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau.
- Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra (chương IV): bao gồm 11 điều (điều 36 – 46) liên quan đến các vùng ĐNN do lũ lụt, lưu vực sông, ao, hồ. Chương này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ
quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, lập phương án, quy hoạch dân cư, phân lũ, huy động lực lượng. Phần này cũng xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây nên. Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi: xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác, bảo vệ. Nội dung này quy định rõ các tổ chức, cá nhân được giao quản lý phải xây dựng phương án bảo vệ, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều; các điều nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng được nêu ra.
- Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đất nước, hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên, và giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế.
- Quản lý nhà nước về tài nguyên nước: quy định nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước (xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật, cấp và thu hồi giấy phép…); thẩm quyền quản lý, phê duyệt quy hoạch và chức năng của hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
- Quy định về thể chế thanh tra chuyên ngành nước
Tới nay mới chỉ thực thi được một phần những cải cách mà luật này đem lại. Hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực thi luật còn đang trong quá trình xây dưng (cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, các giới hạn thải, v.v.)
Điểm đặc biệt của luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước mang tính liên ngành và phối hợp. Cách tiếp cận này đã được triển khai thông qua việc thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các Ban quản lý và quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương. Các cơ quan này là các đơn vị trực thuộc Chính phủ và có nhiệm vụ tư vấn, điều phối và quy hoạch giúp Chính phủ.
Về cơ bản Luật Tài nguyên nước được xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung một số Nghị định tiếp theo. Các Nghị định này sẽ quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện Luật Tài nguyên nước.
2.1.2. Nghị định của Chính phủ số 179/1999/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/5/1998 và Chủ tịch nước ra lệnh công bố số 05 L/CTN ngày 1/6/1998. Nghị định này bao gồm 5 chương 63 điều. Nội dung của nghị định nhằm giải thích rõ các yêu cầu khi thực hiện Luật tài nguyên nước, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; cấp giấy phép về tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Nghị định này cũng được quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển; quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông, thủy lợi, thủy sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đê lấn biển, thoát lũ; phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn, làm muối, nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác có liên quan.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Chính phủ có quy định riêng.
Các vấn đề được đặt ra và quy định trong nghị định này được tóm tắt như sau:
- Bảo vệ tài nguyên nước, quản lý cấp phép xả nước thải: Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công việc này.
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: chương này gồm 6 điều (từ điều 7 đến điều 12) quy định việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi được phép sử dụng tài nguyên nước; trách nhiệm của các cơ quan cấp và thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên nước.
- Chương IV bao gồm 7 điều quy định cụ thể trách nhiệm quản lý tài nguyên nước cho Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước. Trong đó điều 16 và điều 17 hướng dẫn nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước là tư vấn cho Chính phủ về xét duyệt quy hoạch lưu vực sông lớn; Các dự án về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Chính phủ quyết định; phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt và các tác hại khác do nước gây ra.
Không có điều khoản riêng nào quy định cho việc bảo vệ tài nguyên nước liên quan đến các vùng ĐNN. Tuy nhiên nội dung này được đề cập gián tiếp trong điều 17.
2.1.3. Nghị định của chính phủ số 149/2004/NĐ-CP
Nội dung của nghị định quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước bao gồm 4 chương 25 điều. Nghị định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Đối tượng thực hiện là mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định cũng xác định rõ trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn trong các điều khoản quốc tế đã được Việt Nam ký kết với nội dung của Nghị định sẽ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
- Chương II quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi… giấy phép khi sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Điều 6 của nghị định xác định các trường hợp không phải thực hiện các thủ tục xin phép này như đối với các vùng ĐNN (nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối…) của các quy mô sản xuất nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình; khai thác sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi đất được giao.
- Trình tự xin cấp phép, gia hạn giấy phép sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong chương III và chương IV. Nội dung này liên quan đến các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về nguồn nước để đảm
bảo tính pháp lý và sức chịu đựng của nguồn nước tại nơi khai thác hoặc tiếp nhận nước thải.
- Nghị định cũng bãi bỏ một số điều chưa thỏa đáng trong nghị định 179/1999/NĐ-CP như điều 5, 9, 10 và 12.
2.1.3. Nghị đinh của Chính phủ số 34/2005/NĐ-CP
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nghị định gồm 5 chương 28 điều quy định cụ thể về các trường hợp và các mức bị xử phạt. Đây là một công cụ pháp chế nhằm xử lý các hành vi xâm hại đến chất lượng và dự trữ tài nguyên nước. Chương II của Nghị định quy định các hình thức xử phạt cụ thể cho từng trường hợp gây tổn hại cho tài nguyên nước như phạt tiền với các mức khác nhau, khôi phục lại trạng thái ban đầu, tước giấy phép hành nghề khai thác nước mặt, nước dưới đất… Liên quan đến các vùng ĐNN, điều 16 quy định xử phạt đối với các hành vi thu hẹp vùng ĐNN như ao, hồ, đầm lầy bởi các phế thải, đất, đá.
2.1.4. Nghị định của Chính phủ số 91/2002/NĐ-CP
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT:
- Điều 1 quy định vị trí và chức năng của Bộ TN&MT: Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
- Điều 2 xác định nhiệm vụ quyền hạn của Bộ TN&MT trong đó các nhiệm vụ liên quan đến QLTHTNN như:
o Trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về tài nguyên đất, tài nguyên nước, môi trường…
o Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
o Ban hành các văn bản các quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
o Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
o Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều tra cơ bản và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
o Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước;
o Quy định và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước;
o Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
o Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
o Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
o Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
o Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
o Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực tài nguyên tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
2.1.5. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 67/TTg ngày 15/6/2000 về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.
Theo điều 2 của Quyết định, Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong các lĩnh vực như: chiến lươc, chính sách tài nguyên nước Quốc gia; quy hoạch lưu vực các sông lớn (bao gồm cả các vùng ĐNN ven sông); các dự án về bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn nước; phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra; Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn nước quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh; Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành với nhau
và giữa các Bộ, ngành với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.1.6. Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2001 về công tác phòng, chống lụt, bão, và giảm nhẹ thiên tai.
Quyết định đưa ra các giải pháp, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm chủ động phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai hàng năm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Điều 2 của Quyết định xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm tính mạng con người, công trình thủy lợi (như hồ chứa