Mobile IP

Một phần của tài liệu các phương pháp truyền IP trên mạng quang (Trang 59)

Một nhược điểm của địa chỉ IP là nó còn mang thông tin mạng (phần net ID) nên địa chỉ tham chiếu đến các liên kết chứ không phải là các máy tính. Vì thế, khi máy tính di chuyển từ mạng này sang mạng khác thì địa chỉ IP của nó cũng thay đổi theo.

Để một máy xách tay có thể kết nối Internet và có thể di chuyển từ mạng này sang mạng khác mà không thay đổi địa chỉ IP người ta đưa ra khái niệm mobile IP. Trong đó, một máy tính được cung cấp đồng thời hai địa chỉ. Địa chỉ đầu có thể coi là địa chỉ cơ bản của máy có liên quan đến mạng gốc của máy, là cố định và thường trực. Địa chỉ thứ hai được xem như là địa chỉ phụ, là tạm thời – nó thay đổi khi máy tính di dời sang mạng khác và chỉ hợp lệ khi máy tính đang nối vào một mạng nào đó. Khi máy tính di chuyển tới một mạng mới thì nó phải lấy được địa chỉ tạm thời và gửi địa chỉ này về một “đại lý” đặt tại trạm gốc. Khi đó, hoạt động của máy tính trên mạng như sau: nó tạo các datagram gửi đến một máy tính thì địa chỉ đích là địa chỉ của máy cần gửi và địa chỉ nguồn là địa chỉ gốc của nó. Khi có máy khác cần gửi dữ liệu đến nó thì không thể gửi trực tiếp đến mà phải gửi đến bộ định tuyến có chức năng “đại lý” gốc kết nối vào mạng gốc. Đại lý gốc sẽ kiểm tra bảng của nó về các máy tính động để xác định xem máy tính động đang ở mạng gốc hay ở mạng nào rồi sẽ chuyển dữ liệu và ở nguyên một vị trí mới nào đó trong thời gian tương đối dài, đặc biệt khi đang truy nhập mạng và trao đổi dữ liệu (khác với điện thoại di động là có thể di chuyển liên tục).

3.1.4. Địa chỉ mạng con (subnet)

Trong mô hình phân lớp địa chỉ IP ở trên thì mỗi mạng vật lý được gán địa chỉ mạng duy nhất, và mỗi máy tính trên mạng đó sẽ có phần tiền tố địa chỉ chính là địa chỉ mạng đó.

mỗi đường một dòng, bảng định tuyến có thể lưu trữ một dòng cho mỗi mạng và chỉ kiểm tra phần mạng của địa chỉ đích khi thực hiện các quyết định định tuyến. Phần địa chỉ host chỉ được kiểm tra khi đã xác định được datagram này có đích là mạng.

Với sự phát triển của mạng Internet trên toàn cầu, số lượng máy tính cũng tăng lên nhanh chóng nên kích thước bảng định tuyến là rất lớn. Ngoài ra, mô hình địa chỉ ban đầu không dung nạp được tất cả các mạng hiện có trên Internet. Đặc biệt là địa chỉ lớp B. Yêu cầu đặt ra là phải mở rộng địa chỉ lớp B. Có nhiều cách khác nhau như proxy ARP, sử dụng các bộ định tuyến trong suốt…Nhưng phổ biến và được dùng rộng rãi trên mạng Internet hơn cả là kỹ thuật đánh địa chỉ mạng con. Lúc này, thay cho địa chỉ IP chỉ gồm có hai phần net ID và host ID thì phần host ID lại được chia thành subnet ID và host ID. Ví dụ, địa chỉ lớp B có 16 bit host ID được chia thành 8 bit subnet ID và 8 bit host ID.

0 15 16 23 24 31

1 0 Net ID Subnet ID Host ID

Hình 3.2: Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp B

Không có quy định nào về việc sử dụng bao nhiêu bit cho subnet ID. Vì thế, phần subnet ID thường có độ dài biến đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng tổ chức. Vì vậy, ngoài địa chỉ IP, một host còn phải biết được có bao nhiêu bit sử dụng cho subnet ID và bao nhiêu cho host ID. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng mặt nạ mạng con (subnet mask).

Subnet mask là một dãy 32 bit bao gồm các bit 1 chỉ phần net ID và subnet ID, các bit 0 chỉ phần host ID. Subnet mask thường được biểu diễn dưới dạng cơ số 16. Ví dụ, một máy có địa chỉ lớp B có subnet mask là 0xFFFFFFC0 = 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1100 0000 0000 thì nó có 16 bit net ID, 10 bit subnet ID và 6 bit host ID.

Một phần của tài liệu các phương pháp truyền IP trên mạng quang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w