Phân lớp địa chỉ

Một phần của tài liệu các phương pháp truyền IP trên mạng quang (Trang 56)

Trong giao thức IP, việc nhận diện các máy được thông qua các địa chỉ của máy. Địa chỉ này nằm trong hệ thống đánh địa chỉ được dùng để quản lý các máy cũng như việc truy xuất từng máy.

Có ba khái niệm địa chỉ:

Địa chỉ logic (logical address): chính là IP address sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ các máy. Địa chỉ này do tổ chức IAB quản lý và mỗi địa chỉ được cấp duy nhất cho một máy.

Địa chỉ cổng (port address): gán nhãn cho các dịch vụ đồng thời.

Địa chỉ vật lý (physical address): là địa chỉ phần cứng của một node nằm trong mạng (ví dụ Ethernet là 48 bit). Địa chỉ này là duy nhất trong một mạng LAN hay WAN.

Hệ thống đánh địa chỉ dùng để định danh duy nhất cho tất cả các máy. Mỗi máy được gán một địa chỉ số nguyên 32 bit duy nhất và địa chỉ này cũng chỉ được dành riêng cho máy đó. Máy sử dụng địa chỉ này trong tất cả các mối liên lạc của nó.

32 bit địa chỉ này được phân thành các lớp như sau: Lớp A Lớp B Lớp C Lớp D Lớp E

Hình 3.1: Mô hình phân lớp địa chỉ IP

• Lớp A: cho phép định danh 27 – 2 mạng và tối đa 224 – 2 host trên mỗi

mạng. Lớp này dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.

• Lớp B: cho phép định danh tới 16384 mạng với tối đa 65534 host trên mỗi

mạng.

• Lớp C: cho phép định danh 221 – 2 mạng với tối đa 254 host trên mỗi mạng.

• Lớp D: WDM dùng để gửi datagram tới một nhóm các host trên một mạng.

Net ID Host ID

1 0 Net ID Host ID

1 1 0 Net ID Host ID

1 1 1 0 Địa chỉ Multicast

• Lớp E: dự phòng để dùng cho tương lai.

Mỗi địa chỉ IP là một cặp net ID và host ID với net ID xác định một mạng và host ID xác định một máy trên mạng đó. Một địa chỉ IP có host ID = 0 dùng để hướng tới mạng định danh bởi vùng net ID. Ngược lại, một địa chỉ có vùng host ID gồm toàn số 1 được dùng để hướng tới tất cả các host nối vào mạng được định danh net ID, và nếu vùng net ID cũng gồm toàn số 1 thì nó hướng tới tất cả các host trên tất cả các mạng.

Địa chỉ IP có độ dài 32 bit thường được chia thành 4 vùng (mỗi vùng một byte) và biểu diễn dưới dạng ký hiệu thập phân có dấu chấm ngăn cách giữa các vùng. Nhìn vào các giá trị thập phân có thể biết được máy tính đó có địa chỉ lớp nào (A, B, C, D hay E) như bảng 3.1.

Địa chỉ logic giúp đơn giản hoá việc quản lý và cấp phát địa chỉ. Nhưng các máy chỉ có thể liên lạc được với nhau khi biết địa chỉ phần cứng của nhau. Vì vậy, giao thức ARP được sử dụng để ánh xạ địa chỉ IP thành địa chỉ vật lý khi gửi các gói qua mạng. Đồng thời, máy cũng phải xác định được địa chỉ IP của nó ngay sau khi khởi động nhờ giao thức RARP.

Bảng 3.1: Miền giá trị của từng lớp địa chỉ

Lớp Địa chỉ chỏ nhất Địa chỉ lớn nhất Lớp A 0.0.0.0 127.255.255.255 Lớp B 128.0.0.0 191.255.255.255 Lớp C 192.0.0.0 223.255.255.255 Lớp D 224.0.0.0 239.255.255.255 Lớp E 240.0.0.0 255.255.255.255

Một phần của tài liệu các phương pháp truyền IP trên mạng quang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w