Phát ngôn trần thuật đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 114)

II. Phương thức biểu hiện hành động đề nghị gián tiếp trong tiếng Việt

1.2Phát ngôn trần thuật đề nghị

Hành động đề nghị gián tiếp không chỉ được thể hiện bằng các kiểu lời có cấu trúc nghi vấn (phát ngôn hỏi) mà còn được thể hiện bằng kiểu lời có cấu trúc trần thuật (phát ngôn trần thuật).

Cấu trúc đề - thuyết biểu thị lõi sự tình của phát ngôn trần thuật là danh từ/ đại từ làm đề ngữ biểu thị chủ thể của sự tình chỉ ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba chứ không phải ở ngôi thứ hai.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy một số phát ngôn trần thuật - đề nghị có thể được nhận diện thông qua ngữ cảnh. Ví dụ như:

(1) - Sao anh hút nhiều thế?

- Buồn. - Tiếng ông không phát thành lời. Bà hiểu ông qua làn môi ông mấp máy. Hai người nhìn nhau im lặng. Mãi sau bà nói:

- Anh ơi...Em sắp phải nấu cơm cho con.

- Anh tin rằng chúng nó còn bận quấn quýt bên nhau.

(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 101) Phát ngôn “Em sắp phải nấu cơm cho con” có hình thức của phát ngôn trần thuật và có ý nghĩa là chủ ngôn thông báo với tiếp ngôn về công việc mà

chủ ngôn sắp làm, công việc này có tính bắt buộc khá cao thông qua từ “phải”.

Hoàn cảnh giao tiếp lúc đó là chủ ngôn và tiếp ngôn đang nói chuyện với nhau.

Vậy nếu trong tương lai gần (sắp) chủ ngôn thực hiện hành động “nấu cơm” thì tức là chủ ngôn và tiếp ngôn không thể tiếp tục nói chuyện với nhau được nữa. Từ đó có thể suy ý ra rằng chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn không tiếp tục trò chuyện với chủ ngôn nữa. Ở đây, vị thế giao tiếp và vị thế xã hội của chủ ngôn đều thấp hơn tiếp ngôn, và khi sử dụng phát ngôn đề nghị gián tiếp sẽ tăng tính lịch sự hơn so với phát ngôn trực tiếp như “Chúng ta không nói chuyện nữa nhé”. Tiếp ngôn đã từ chối lời đề nghị này bằng phát ngôn với hàm ý “chưa đến lúc phải nấu cơm vì các con chưa về”.

Một ví dụ khác:

(2) - Anh ơi, ngoài tiền học phí cho con còn tiền quà cáp cho cô giáo nữa, anh ơi!

(Tóc dài mấy lạng - Dạ Ngân - tr. 244) Có thể nhận thấy chủ ngôn ở phát ngôn trên là “em” với vai là người vợ, còn tiếp ngôn là “anh” với vai là người chồng. Chủ ngôn nêu ra hoàn cảnh là phải chi rất nhiều loại tiền: tiền học phí, tiền quà cáp. Dựa vào cấu trúc “ngoài... còn” chúng ta có thể hiểu được rằng “tiền học phí” là tiền chính; “tiền quà cáp cho cô giáo” là tiền phát sinh. Vậy, chủ ngôn có hàm ý là đề nghị tiếp ngôn “cung cấp” thêm tiền để chi đủ cho các khoản trên.

Bên cạnh đó còn một số phát ngôn trần thuật - đề nghị khác dựa vào việc xác định ngôi của đề ngữ cùng với các phương tiện quy ước dùng để đánh dấu hành động cầu khiến gián tiếp, thường là phát ngôn thông báo về ý muốn, tức là sự xuất hiện của các vị từ mong/muốn/ cần và nội dung của phát ngôn đó. Trước đây, một số người cho rằng những phát ngôn chứa vị từ

mong/ muốn/ cần trong tiếng Việt là lời trần thuật. Song, phát ngôn chứa

mong, muốn, cần là phát ngôn trần thuật hay là phát ngôn cầu khiến nói chung và phát ngôn đề nghị nói riêng thì cần phải xem xét cụ thể. Theo Đào Thanh Lan [14] các phát ngôn có mô hình từ loại là:

D1/D3 + V(mong, muốn, cần) + V(p)

là phát ngôn có hình thức trần thuật. Qua khảo sát chúng tôi thấy, một số phát ngôn ở dạng này nhưng đề ngữ ở ngôi thứ 3 có thể là phát ngôn trần thuật - đề nghị ở các trường hợp cụ thể như sau:

Ví dụ: (3) - Cô ấy muốn gặp anh để nói chuyện.

Hoặc phát ngôn chứa yếu tố biểu thị thời cũng là phát ngôn trần thuật:

(4) - Mẹ anh giơ tay áo quệt nước mắt và bước ra ngoài. “ Bu! - Anh nhìn thẳng vào mắt mẹ - Cha đang cần bu lúc này”.

(Chuyến đi săn cuối cùng - Sương Nguyệt Minh - tr. 803) Các phát ngôn trên đều có hình thức là phát ngôn trần thuật chứa vị từ mong, muốn, cần nhưng có đích ngôn trung là đề nghị, dùng để bày tỏ nguyện vọng của chủ ngôn với tiếp ngôn. Đây chính là cơ sở nghĩa giúp tiếp ngôn thực hiện thao tác suy ý đồng hướng ra hàm ý đề nghị tiếp ngôn thực hiện nguyện vọng của chủ ngôn. Vì vậy, phát ngôn trần thật có dạng:

D3 + mong/ muốn/ cần + V(p) thường được dùng làm phát ngôn trần thuật

- đề nghị gián tiếp.

Việc sử dụng phát ngôn trần thuật để gián tiếp thể hiện hành động đề nghị đã tăng thêm tính lịch sự cho lời đề nghị. Chủ ngôn đã cho phép tiếp ngôn tự suy ra hàm ý đề nghị và quyết định sự lựa chọn thông qua thao tác suy ý của mình. Chính vì vậy, tính áp đặt của các phát ngôn này giảm xuống và tăng sự lựa chọn đối với tiếp ngôn.

Tiểu kết: Như vậy, chương III chúng tôi đã trình bày các phương thức biểu hiện hành động đề nghị trong tiếng Việt, bao gồm phương thức biểu hiện trực tiếp và phương thức biểu hiện gián tiếp. Phương thức biểu hiện trực tiếp hành động đề nghị bao gồm phát ngôn đề nghị tường minh có lực ngôn trung được thể hiện qua vị từ ngôn hành đề nghị với cấu trúc K1 = D1 + đề nghị +

D2 + V(p) và phát ngôn đề nghị nguyên cấp được thể hiện bằng vị từ tình thái

hãy và/ hoặc nhóm tiểu từ tình thái cuối lời nào, nhé, đã với cấu trúc K2 = D2

+ hãy + V(p) + nào, nhé, đã. Ngoài ra còn có phát ngôn đề nghị bán tường minh do vị từ phi ngôn hành mong hoạt động trong cấu trúc K1 biểu thị. Các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh, bán tường minh và nguyên cấp có thể kết hợp với nhau trong cấu trúc K1. Phát ngôn đề nghị bán nguyên cấp do vị từ để hoạt động trong cấu trúc K2 biểu thị. Phương thức biểu hiện gián tiếp hành động đề nghị gồm phát ngôn ngôn hỏi - đề nghị, trong đó hoạt động phổ biến nhất là phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng với cấu trúc hay

(là) + P?, P + chứ? và phát ngôn trần thuật - đề nghị. Để nhận diện được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chúng, phải thông qua thao tác suy ý trên cơ sở ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Phát ngôn đề nghị gián tiếp giúp tăng tính lịch sự, tính thuyết phục và đa dạng hóa phương thức, hình thức biểu đạt, từ đó phát triển khả năng tư duy và giao tiếp của con người trong xã hội. Ở mỗi phương thức biểu hiện, chúng tôi đều đưa ra sự so sánh giữa các phát ngôn thể hiện hành động đề nghị và các phát ngôn thể hiện hành động cầu khiến khác gần gũi với hành động này nhằm vạch ra ranh giới nhất định giữa chúng và để thấy được nét đặc trưng tiêu biểu của hành động đề nghị.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hành động đề nghị - một tiểu loại hành động trong hành động cầu khiến là một hướng đi khá mới mẻ. Luận văn của chúng tôi đã đưa ra một vấn đề có tính thực tiễn trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Luận văn đã vận dụng quan điểm nghiên cứu ngữ pháp chức năng theo hướng đi từ nội dung đến hình thức biểu hiện để nghiên cứu các phát ngôn trong mối quan hệ khăng khít với bối cảnh giao tiếp, với mục đích nói. Từ đó lí giải các đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phát ngôn. Ở đây khái niệm phát ngôn tương đồng với khái niệm lời.

Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về hành động đề nghị trong tiếng Việt của luận văn:

* Tiếng Việt có 16 hành động cầu khiến, trong đó hành động đề nghị là hành động vừa có tính khiến vừa có tính cầu. Để nhận diện được hành động này cần căn cứ vào ngữ cảnh tình huống, quan hệ giữa người nói và người nghe, khả năng hiện thực hóa của hành động và các dấu hiệu hình thức đánh dấu. Một số hành động khác như khuyên, dặn, yêu cầu, rủ, nhờ,...có nhiều nét tương đồng với hành động đề nghị, cho nên phải chỉ ra được các nét khác biệt giữa chúng để tránh sự nhầm lẫn.

Luận văn có đưa ra bảng tổng quát các nét khác biệt giữa hành động đề nghị và các hành động gần gũi với nó như sau:

Tiêu chí Hành động Vị thế Người hưởng lợi Quyền từ chối của T Hướng thực hiện hành động Chiến lược hành động Thời gian hiện thực hóa hành động Dấu hiệu hình thức Yêu cầu C > T C (cá nhân hoặc tập thể) hầu như không T lí trí ngắn Vnh, hãy, đi Đề nghị C = T C > T C < T C (cá nhân hoặc tập thể) có C hoặc T lí trí ngắn Vnh, nhé, nào, hãy, đã. Khuyên bảo C = T C > T C < T T có (ít) T tình cảm không câu thúc Vnh, nên, không nên Dặn dò C = T C > T C < T C hoặc T có T tình cảm và lí trí không câu thúc nhớ, nhé

Rủ rê C = T C & T có C & T tình

cảm ngắn nhé, xem, đã Nhờ vả C < T C (cá nhân) có (ít) T tình cảm không câu thúc Vnh, với, giúp, hộ, giùm

* Hành động đề nghị tiếng Việt được biểu hiện theo hai phương thức: phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp. Phương thức trực tiếp tạo ra phát ngôn đề nghị trực tiếp. Dấu hiệu điển hình của phát ngôn đề nghị trực tiếp là biểu thức ngôn hành đề nghị tường minh K1 với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ ngôn hành tường minh đề nghị; biểu thức ngôn hành cầu khiến nguyên cấp K2 với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ tình thái hãy và nhóm tiểu từ tình thái cuối lời nào, nhé, đã. Khi sử dụng trong lời nói cụ thể, chúng ta có thể thấy ngoài cách dùng với tư cách là vị từ ngôn hành tường minh thì đề nghị còn được dùng với tư cách là phương tiện làm tăng tính lịch sự cho lời cầu khiến. Vị từ xin cũng được dùng để tăng tính lịch sự, cho nên khi kết hợp đề nghị với xin thì tính lịch sự được thể hiện rất rõ và phát ngôn đó mang tính cầu cao. Biểu thức ngôn hành K1 còn có một biến thể K1‟ được gọi là biểu thức ngôn hành đề nghị bán tường minh với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ mong. Biểu thức ngôn hành K2 có một biến thể K2‟ được gọi là biểu thức ngôn hành đề nghị bán nguyên cấp với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ để. Vì vị từ ngôn hành tường minh, bán tường minh, nguyên cấp và bán nguyên cấp có sự tương hợp về nghĩa nên chúng có thể kết hợp với nhau và cùng xuất hiện trong một phát ngôn.

Phương thức đề nghị gián tiếp được bộc lộ chủ yếu qua phát ngôn có hình thức hỏi, gồm phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng và phát ngôn hỏi - đề nghị ngược hướng. Việc xác định mục đích đề nghị thông qua hình thức hỏi phụ thuộc vào ngữ cảnh và ngôn cảnh. Phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng hoạt động trong các mô hình sau:

1. Phát ngôn hỏi - đề nghị có định hướng trả lời: hay (là) + P?

2. Phát ngôn hỏi - đề nghị có từ hỏi “có ...không?”

“có + P + không?”

3. Phát ngôn hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn:

D2 + có thể + P + không/ đƣợc không? D2 + P + đƣợc không?

4. Phát ngôn hỏi - đề nghị nêu nguyện vọng của chủ ngôn:

D1 + muốn/ có thể + V + đƣợc không? D1 + V + đƣợc không?

Phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng hoạt động trong các mô hình sau: Phát ngôn hỏi mang ý nghĩa phủ định nhằm đề nghị thực hiện hành động ngược lại hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi dạng:

Sao/ tại sao/ vì sao + P?

Ngoài ra, phương thức đề nghị gián tiếp còn được biểu hiện qua phát ngôn có hình thức trần thuật. Phát ngôn trần thuật - đề nghị thường được nhận diện thông qua ngữ cảnh và dựa vào việc xác định ngôi của đề ngữ (ngôi 3) cùng với các phương tiện quy ước dùng để đánh dấu hành động cầu khiến gián tiếp, thường là phát ngôn thông báo về ý muốn, tức là sự xuất hiện của các vị từ mong/ muốn/ cần và ngữ nghĩa của phát ngôn đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập - tập 2: Đại cương -Ngữ dụng học - Ngữ pháp văn bản; Nxb Giáo dục, 2005.

2. Nguyễn Thị Hoàng Chi, Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt; Luận án thạc sĩ Ngữ văn, trường ĐH QGHN, 1998.

3. Phạm Thùy Chi, Sự hoạt động của những yếu tố lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, trường ĐH QGHN, 2006.

4. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học - tập 1;Nxb Giáo dục, H., 1998. 5. Lý Doanh Doanh, Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành

động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học; Luận văn Th.S. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN, 2009.

6. Nguyễn Văn Độ, Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt; Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐH QGHN, 1999.

7. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại); Nxb ĐH và THCN, 1986.

8. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học việt ngữ, Nxb ĐH QGHN, 2000. 9. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - quyển 1, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Khoa học Xã hội, 1991.

10. Nguyễn Thị Hồng, Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ; Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, 2008.

11. Bùi Mạnh Hùng, Bàn thêm về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn, Ngôn ngữ số 2, 2003.

12. Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn hỏi – cầu khiến, Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, 2005.

13. Vũ Thị Thanh Hương, Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 1999.

14. Đào Thanh Lan, Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 2010.

15. Đào Thanh Lan, Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết, Nxb ĐH QGHN, 2002.

16. Đào Thanh Lan, Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng cầu hỏi - cầu khiến, Tạp chí Ngôn ngữ số 11, 2005, Tr: 28-32. 17. Đào Thanh Lan, Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài cấp ĐHQGHN,

2002.

18. Đào Thanh Lan, Ứng dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào khảo sát lại nhóm từ: Hãy, Đừng, Chớ, Tạp chí khoa học, ĐHQGHN, số 3, 2000.

19. Đào Thanh Lan, Một số đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của nhóm vị từ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ số 7, 2009, Tr: 1-6.

20. Đào Thanh Lan, Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu hỏi – cầu khiến tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2007, Tr 10-19. 21. Đào Thanh Lan, Nhận diện hành động nài/ nài nỉ trong tiếng Việt;

22. Hồ Lê, Cú pháp tiếng Việt quyển 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.

23. Nguyễn Thị Lương, Cầu khiến tường minh và cầu khiến nguyên cấp, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 5, 2006.

24. Lê Văn Lý, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Hà Nội, 1968.

25.Trần Thị Tuyết Nhung, Về hành vi cầu khiến của nhân vật truyện ngắn Nam Cao trước 1945, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 9, 2004, Tr: 9-12.

26. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt,Nxb Đà Nẵng, 2006. 27. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt, Hà Nội, 1980.

28. Mai Thị Kiều Phượng; Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán bằng tiếng Việt : LATS Ngữ văn - Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

29. Trần Kim Phượng, Khảo sát phương tiện từ vựng (động từ) biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn ThS. Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 114)