Phát ngôn hỏ i đề nghị ngược hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 111)

II. Phương thức biểu hiện hành động đề nghị gián tiếp trong tiếng Việt

1.1.2. Phát ngôn hỏ i đề nghị ngược hướng

1.1.1.1. Phát ngôn hỏi mang ý nghĩa phủ định nhằm đề nghị thực hiện hành động ngược lại hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi dạng:

Sao/ tại sao/ vì sao + P?

Ngữ nghĩa của biểu thức:

Sao/ tại sao/ vì sao là đại từ “dùng để chỉ nguyên nhân không biết rõ của điều đã xảy ra.” Khi nó được dùng để tạo phát ngôn hỏi thì đòi hỏi tiếp ngôn trả lời bằng cách nêu rõ nguyên nhân của sự tình. Nhưng trong những ngữ cảnh cụ thể, nhiều phát ngôn chứa sao/ tại sao/ vì sao lại không hỏi về nguyên nhân mà lại có hàm ý yêu cầu, đề nghị thực hiện hành động.

Ví dụ:

(1) - Sao cô lại bì tôi với anh Lâm?

- Sao em lại không so bì?...

(Một người lách lên phía trước- Mai Ngữ - tr. 324) Trước đây, một số nhà Việt ngữ học gọi phát ngôn hỏi kiểu Sao + P là câu hỏi có giá trị phủ định, tức câu hỏi mang nghĩa phủ định. Song chưa chỉ ra quy trình hiểu nghĩa. (xem [9] - Cao Xuân Hạo). Sau này Đào Thanh Lan [14] đã chỉ ra quy trình tạo nghĩa và hiểu nghĩa của phát ngôn như sau: dựa vào thao tác suy ý thông qua sự đối lập về ngữ nghĩa của phát ngôn hỏi với tiền giả định của nó. Từ hỏi sao/ tại sao/ vì sao tiền giả định có hai khả năng trả lời: có nguyên nhân và không có nguyên nhân. Khi có nguyên nhân thì lời đáp phải nêu rõ nguyên nhân đó là gì. Lúc này có sự tương thích giữa lời hỏi và lời đáp. Phát ngôn hỏi chính danh thường được xây dựng trên nguyên tắc chủ ngôn muốn tiếp ngôn giải đáp điều mình chưa rõ, tức là yêu cầu một lời đáp mang tính tích cực. Khi không có nguyên nhân thì lời đáp có thể là: “không/ chẳng vì sao cả”. Đây là lời đáp tiêu cực mà người nói không mong đợi khi dùng lời hỏi chính danh. Vì thế, chủ ngôn dùng lời hỏi này nhằm mục đích cầu khiến tiếp ngôn với định hướng nghĩa là nếu không vì nguyên nhân gì cả thì tiếp ngôn phải thực hiện hành động đối lập với hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi. Vậy, phát ngôn (1) hỏi là “sao em không để tên như

ngày xưa?” thì hành động ngược lại sẽ là “để tên như ngày xưa.” Tức là lời hỏi - đề nghị dạng này đã tận dụng hình thức hỏi ở khả năng có lời đáp tiêu cực để thực hiện mục đích đề nghị một sự tình đối lập với lời hỏi.

Phân tích phát ngôn hỏi - đề nghị dạng này chúng ta thấy về sắc thái nghĩa nó mang tính cầu, vị thế giao tiếp của chủ ngôn là ngang bằng hoặc cao hơn, các từ xưng hô thường trung tính hoặc lịch sự (ít khi có từ ưng hô “mày” - “tao”...), mức độ áp đặt, cưỡng bức không cao, nếu mức độ cao thì phát ngôn ấy có thể là phát ngôn yêu cầu, ra lệnh; về quyền lợi thì quyền lợi thường thuộc về chủ ngôn hoặc tập thể chứ không thuộc về tiếp ngôn, nếu thuộc về tiếp ngôn thì đó có thể là phát ngôn khuyên nhủ. Như thế phát ngôn biểu thị hành động đề nghị có sự khác biệt nhất định với phát ngôn biểu thị hành động gần giống nó như yêu cầu, khuyên nhủ.

So sánh các phát ngôn sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

(2) - Sao mày không rót nước mời bà xơi? (Giông tố - Vũ Trọng Phụng)  Phát ngôn biểu thị hành động yêu cầu.

(3) Hình như cô ta nói giọng Thanh Hóa, mà có thể là dân trung du Phú Thọ, không biết nữa. Em nói nhẹ nhàng:

"Sao cô không vô các hiệu làm đầu mua tóc vụn cho đỡ phải phóng xe ngoài đường?" (Tóc dài mấy lạng - Dạ Ngân - tr. 241)

 Phát ngôn biểu thị hành động khuyên nhủ.

(4) - Em chỉ xin nghỉ được mấy ngày. - Mùi nói - Cần phải làm cho gọn. - Sao em không cắt phép? (Tôi thoáng nghĩ đến tuần trăng mật kiểu Tây) cắt hẳn hai cái phép, cho thoải mái - Tôi nói.

- Anh dớ dẩn thật. - Mùi nói - Cắt phép phải bàn giao công việc cho người khác....

 Phát ngôn biểu thị hành động đề nghị. Phân tích cụ thể chúng ta thấy chủ ngôn (anh) có vị thế cao hơn một chút so với tiếp ngôn (em). Vì chủ ngôn đang nghĩ đến một “tuần trăng mật kiểu Tây” nên nếu tiếp ngôn đồng ý với đề nghị “cắt phép” của chủ ngôn thì khả năng hiện thực hóa ý nghĩ của chủ ngôn là rất lớn, tức người hưởng lợi ở phát ngôn này là chủ ngôn. Vì tính áp đặt của hành động đề nghị không cao nên tiếp ngôn vẫn có thể từ chối lời đề nghị của chủ ngôn. Nhân vật “em” ở phát ngôn trên không đồng ý với đề nghị “cắt phép” của chủ ngôn.

Phát ngôn hỏi dạng Sao/ tại sao/ vì sao + P? có tần số xuất hiện là 7 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)