Phát ngôn hỏ i đề nghị đồng hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 102)

II. Phương thức biểu hiện hành động đề nghị gián tiếp trong tiếng Việt

1.1.1.Phát ngôn hỏ i đề nghị đồng hướng

Nếu quy ước phần nội dung mệnh đề lô gíc của phát ngôn là P (chủ thể sự tình ở P là D2/ Đ2/ Đg), ta có mô hình cấu trúc của biểu thức hỏi dạng này là:

1.1.1.1. Biểu thức dạng: hay (là) + P? Ngữ nghĩa của biểu thức:

Theo từ điển tiếng Việt [26], “hay” là kết từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia và ngược lại.

Khi chủ ngôn muốn thể hiện ý định đề nghị tiếp ngôn thực hiện hành động theo ý của chủ ngôn thì chủ ngôn nêu ra một phương án mà chủ ngôn đã lựa chọn trước để hỏi.

Ví dụ:

(1) - Hay là cháu ở lại thêm một thời gian nữa rồi về cùng với Cô luôn thể ? - chị thận trọng đề nghị.

Ngoài khả năng biểu đạt hành động đề nghị, phát ngôn kiểu “hay + P?” còn biểu thị hành động khác như rủ rê. Cho nên, khi lựa chọn, phân loại các phát ngôn cần phải căn cứ chặt chẽ vào ngữ cảnh giao tiếp, vị thế giao tiếp và vị thế xã hội…

Ví dụ:

(2) Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui

(Chí Phèo - Nam Cao - tr. 47) Phát ngôn (2) biểu thị hành động rủ rê, mang tính cầu, có tính thân mật cao, không có tính áp đặt.

Về khả năng kết hợp, phát ngôn hỏi - cầu khiến dạng “hay + P” có thể kết hợp với các tiểu từ tình thái cầu khiến thể hiện rõ hành động đề nghị, như:

đã, nhé...

Ví dụ:

(3) - Sao? Lan bảo mai đã đánh nhau rồi ư? Không đâu. Hay tôi đi lấy về nhé?

(Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng - tr. 198) Ngoài ra, biểu thức “hay + P” còn có khả năng kết hợp với tiểu từ cầu khiến đi.

Ví dụ:

(4) Một hôm, thị bàn với chồng rằng:

- Này, cậu ạ! Người nhà quê họ vô lí lắm. Mình có của mình thì mình phải giữ gìn. Hay là ta đem cất cái ghế mây đi, kẻo để ai vào cũng leo lên, ngồi chồm chỗm mấy chốc mà vứt đi?

Tiểu từ cầu khiến đi góp phần bổ sung tính khiến tạo sắc thái giục giã, muốn tiếp ngôn chấp nhận đề nghị của chủ ngôn ngay.

1.1.1.2. Biểu thức dạng: P + chứ? Ngữ nghĩa của biểu thức:

Từ điển tiếng Việt [26] giải thích chứ là trợ từ, dùng trong đối thoại, thường ở cuối phát ngôn hoặc sau P, là từ “biểu thị ý nghĩa ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm”.

Như thế, phát ngôn hỏi với trợ từ chứ nhằm mục đích đề nghị tiếp ngôn xác nhận điều mà chủ ngôn đã biết nên nó có thể được dùng để bày tỏ đề nghị của chủ ngôn một cách gián tiếp.

Ví dụ:

(1) - Người con gái:

- Có đường tàu chạy về Thái Bình thì mỗi năm nghỉ phép mình cũng sẽ mời bạn về quê mình chơi.

Người con trai:

- Tết này bạn mời mình về quê ăn Tết chứ?

Người con gái cười, tiếng cười thân ái như bộc lộ sự đồng ý.

(Đôi bạn - Nguyễn Thi - tr. 61)

Chứ đánh dấu hành động hỏi có định hướng, hàm ý đề nghị tiếp ngôn thực hiện hành động đã nêu trong lời hỏi một cách rõ rệt nên thường được dùng làm lời hỏi - đề nghị đồng hướng. Phát ngôn trên, chủ ngôn (người con trai) đề nghị tiếp ngôn (người con gái) đồng ý với lời đề nghị của mình (mong muốn tiếp ngôn mời mình về quê ăn Tết). Tiếp ngôn đã đáp lại lời đề nghị ấy bằng một hành động vật lý là “cười”, như như nhà văn Nguyễn Thi nói đó là “bộc lộ sự đồng ý”.

Một số phát ngôn khác dạng “P + chứ?” là phát ngôn thể hiện hành

động đề nghị:

(2) Ông rít lên một hơi thuốc, rồi nói:

- Anh đưa em đi kiểm tra lại mắt được chứ?

Bà nhìn ông rít những hơi thuốc, rồi nói: - Sao anh hút nhiều thế?

(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 100) (4) Ký, một thanh niên cao lêu đêu, xưởng trưởng sửa chữa nông cụ nói với Khắc:

- Đem sửa tất cả số máy tuốt lúa nàychứ anh?

(Vụ mùa chưa gặt - Nguyễn Kiên - tr. 103) Song biểu thức “P + chứ?” cũng có thể là phát ngôn hỏi chính danh.

Cho nên, muốn phân biệt chúng, phải căn cứ vào ngữ cảnh vì ngữ cảnh giúp cho việc nhận diện danh/ đại từ chỉ ngôi của sự tình được hỏi ở ngôi nào.

Ví dụ:

(5) Thế nào? U nó đã sang nhà cụ Nghị Quế hay chưa? - Đã. tôi ở bên ấy về đây.

- Cụ ấy bằng lòng chứ?

- Bằng lòng. Nhưng người ta bắt viết văn tự và bắt đèo thêm...

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố- tr. 26) (6) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

Phát ngôn chứa “P + chứ?” ở ví dụ (5) và (6) đều có đề ngữ là đại từ

ngôi thứ 3 (cụ ấy, bác trai). Mục đích hỏi là hỏi về sự việc của ngôi thứ 3 cho nên đây là phát ngôn hỏi chính danh.

Ngoài việc căn cứ vào ngôi của sự tình để phân biệt giữa phát ngôn dạng “P + chứ?” là phát ngôn hỏi chính danh hay phát ngôn hỏi đề nghị thì

chúng ta còn căn cứ vào thời được thể hiện trong phát ngôn. Ví dụ:

(7) - Bác đã khỏe hẳn rồi chứ?

(8) - Dạo này cháu khỏe chứ?

Tuy phát ngôn (7) và (8) đều có đề ngữ là danh từ/ đại từ ngôi 2 (thỏa mãn điều kiện về ngôi của hành động đề nghị) nhưng xét về thời thì phát ngôn (7) hỏi về sự việc đã xảy ra, tức là thời quá khứ, còn phát ngôn (8) có xuất hiện từ chỉ thời gian “dạo này” để chỉ một khoảng thời gian liên tục không xác định (hiện tại và trước đó). Cho nên cả hai phát ngôn trên không phải là phát ngôn thể hiện hành động đề nghị.

Biểu thức “P + chứ?” có thể biểu thị rất nhiều hành đông ngôn trung

cầu khiến khác ngoài hành động đề nghị, như hành động mời, thúc giục, yêu cầu. Phân biệt hành động hỏi - đề nghị với hành động ngôn trung khác là một

việc làm cần thiết.

Ở hành động mời, chúng ta có thể căn cứ vào vị từ chuyên dụng là mời

và căn cứ vào nội dung phát ngôn để nhận diện.

Ví dụ: (4) - Ông uống một chút gì chứ? (Hai số phận - J.Archer)

Ở hành động thúc giục, sự có mặt của tiểu từ cầu khiến đi đứng sau P và trước trợ từ chứ là dấu hiệu rất rõ ràng biểu thị hành động này.

hay:

Chợt từ máy vô tuyến điện vang lên một giọng rất thanh, một giọng nói bằng tiếng Bắc:

- Số 4 đi đâu thế kia? Sao lại thế kia? Nhảy dù đi chứ?

(Trận đánh cuối cùng - Hữu Mai - tr. 26) Ở hành động yêu cầu, thường xuất hiện vị từ cầu khiến phải trước vị từ chính trong phát ngôn.

Ví dụ:

Một bạn nam ngắt lời luôn:

- Chúng tôi sẵn sàng tuyên thệ, nhưng các bạn nữ cũng phải tuyên thệ chứ?

- Được thôi. - Nhất trí...

Qua khảo sát chúng tôi thấy, phát ngôn “hay + P” và “P + chứ?” chủ yếu thể hiện hành động ngôn trung đề nghị mang tính cầu. Tính cầu được thể hiện rõ nhất khi xuất hiện trợ từ “được” trước chứ.

Ví dụ:

(9) - Bao giờ về lấy xe? Nhỡ khuya, phiền nhà người ta thì sao? - Ngay mai đến lấy xe. Anh đưa em về nhà được chứ?

- Em chỉ sợ phiền thôi. - Không sao. ...

Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 100) Các hành động ngôn trung khác tuy có xuất hiện nhưng chiếm số lượng ít và chúng không thuộc đối tượng xem xét của luận văn.

Kiểu phát ngôn hỏi - đề nghị dạng “Hay + P?” và “P + chứ?” đều là các phát ngôn hỏi có định hướng trả lời, có số lần xuất hiện là 40 lần chiếm 12 % tổng số phát ngôn biểu thị hành động đề nghị gián tiếp

1.1.1.3. Biểu thức dạng hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn:

D2 + có thể + P + không/ đƣợc không? D2 + P + đƣợc không?

Ngữ nghĩa khái quát của biểu thức:

Theo từ điển tiếng Việt [26], ”có thể” thường dùng phụ trước động từ, “được” thường dùng phụ sau động từ với nghĩa ”có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm việc gì.” Vì vậy, lời hỏi chứa “có thể” hoặc “được” dùng để hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn. Lời đáp là một trong hai khả năng: “có thể” hoặc “không thể”, “được” hoặc “không được”. Trả lời ở dạng khẳng định là lời đáp đáp tích cực, ngược lại là lời đáp tiêu cực.

Phát ngôn ở dạng biểu thức này thường thể hiện hai kiểu hành động là hành động mời và hành động đề nghị. Khi hỏi nhằm mục đích đề nghị, chủ ngôn dự liệu là mong muốn lời đáp theo hướng tích cực, kéo theo là tiếp ngôn sẽ thực hiện hành động nêu ra trong phát ngôn hỏi mà chủ ngôn đưa ra.

Ví dụ:

(1) - Chúa sẽ tha tội cho con. Nhưng con có thể nói rõ hơn được không? Trước chúa, con có thể nói tất cả.

- Con hiểu. Thưa cha...

(Đừng chảy sông ơi - Nguyễn Đức Thiện - tr. 11) (2) Đến bãi nghỉ dưới chân dốc 530, hai người dừng lại, Trí nói: - Em quay về nhé! - Im lặng một lúc - Học xong không chắc được về đơn vị Mây ạ - Anh nắm lấy tay cô - Em quên anh đi, được không?

Mây ngước nhìn anh...

(Hai người trở lại trung đoàn - Thái Bá Lợi- tr. 256) Ở phát ngôn (1), chủ ngôn là “cha” - tiếp ngôn là “con”, vị thế giao tiếp và vị thế xã hội của chủ ngôn cao hơn tiếp ngôn, chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn “nói rõ hơn” vấn đề mà mình chưa thấu hiểu. Người thực hiện hành động là tiếp ngôn. Tiếp ngôn đồng ý với lời đề nghị của chủ ngôn.

Phát ngôn (2), chủ ngôn là nhân vật Trí, vai ”anh” - tiếp ngôn là nhân vật Mây, vai ”em”. Người thực hiện hành động ”quên” (nếu đồng ý) là ”em”.

Bên cạnh việc biểu đạt hành động đề nghị, lời hỏi dạng này cũng tham gia biểu đạt hành động khác như hành động mời.

Ví dụ:

(3) - Chị có thể ăn trưa với tôi được không?

- Được chứ, Alan.

Vậy chúng ta sẽ gặp lại nhau ở nhà hàng Rít vào 1 giờ.

(Hai số phận - Bradford) Song, chúng ta cũng không gặp nhiều khó khăn khi loại trừ các phát ngôn biểu thị hành động mời khi căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa và ngữ cảnh của phát ngôn đó.

Về đặc điểm cấu trúc, sự có mặt của được trong lời hỏi - đề nghị dạng có

thể + P + đƣợc không (xuất hiện 6 lần) tạo cho lời hỏi có tính lịch sự cao hơn

dạng có thể + P + không (xuất hiện 3 lần) cho nên nó được dùng nhiều hơn. 1.1.1.4. Biểu thức hỏi - đề nghị nêu nguyện vọng của chủ ngôn:

D1 + muốn/ có thể + V + đƣợc không? D1 + V + đƣợc không?

Đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của dạng này là biểu thị tính cầu khá cao. Chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn cho chủ ngôn được thực hiện hành động đã nêu

nội nên về mặt cấu trúc, đề ngữ là ở ngôi 1 báo hiệu người hỏi đồng nhất với người thực hiện hành động đã nêu trong phát phát ngôn hỏi.

Ví dụ:

(1) - Này, Lệ Hằng. Anh muốn kết nạp em vào hội của anh có được không?

- Em chịu thôi. Ba nghiêm lắm…

(Người đàn bà uống rượu - Hữu Ước - tr. 169) (2) Ngập ngừng một lát, con bé nói:

- Con đến chơi với cô bây giờ có được không?

Ngước nhìn đồng hồ. Đã chín rưỡi tối. Nhưng điều quan trọng là chị muốn ở một mình lúc này.

- Con không thấy muộn rồi à?

(Gió mưa gửi lại - Thùy Linh - tr. 805) Phát ngôn (1), dạng D1 + muốn + V + đƣợc không? do xuất hiện từ

muốn nên nguyện vọng của chủ ngôn được hiển ngôn rất rõ ràng. Chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn đồng ý với mong muốn “kết nạp” tiếp ngôn vào hội của chủ ngôn. Nếu tiếp ngôn đồng ý thì người được hưởng lợi là tập thể trong đó có chủ ngôn là một thành viên. Vì tính áp đặt của hành động đề nghị không cao bằng hành động yêu cầu, ra lệnh nên tiếp ngôn vẫn có quyền từ chối lời đề nghị của chủ ngôn. Tiếp ngôn ở phát ngôn (1) đã từ chối rằng “Em chịu thôi” và lấy lí do là “Ba nghiêm lắm”.

Phát ngôn (2), dạng D1 + V + đƣợc không? cũng thể hiện sắc thái lịch sự như dạng dùng muốn nhưng không thể hiện rõ nguyện vọng của chủ ngôn bằng vì không xuất hiện vị từ muốn.

Phát ngôn hỏi kiểu trên không những biểu thị hành động đề nghị mà còn thể hiện hành động mời và xin phép. Hành động xin phép không thuộc

cũng chỉ ra sự khác biệt giữa hành động đề nghị và hành động xin phép ở dạng phát ngôn hỏi này. Thông thường, phát ngôn xin phép có xuất hiện vị từ ngôn hành xin/ xin phép... và sắc thái cầu cao hơn hành động đề nghị và vị thế giao tiếp của chủ ngôn luôn thấp hơn tiếp ngôn.

Ví dụ:

(3) - Cháu có thể xin bà một điều được không?

(Người đàn bà đích thực - Bradford) Phát ngôn mời thường xuất hiện vị từ chuyên dụng mời:

(4) Ông nháy nháy một bên mắt và mỉm cười với Thắng, rồi nói.

- Tối mai Đặng Thái Sơn biểu diễn ở Nhà Hát lớn. Ba mời cô ấy và hai đứa cùng đi được không?

- Thế thì còn gì bằng nữa hả ba? Tối nay ba đến mời đi.

(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 115) (5) Thắng vội nói khẽ:

- Anh mời em đi chơi một chút được không?

(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 19) So sánh phát ngôn hỏi - đề nghị dạng D1 + có thể + V + đƣợc không? với D2 + có thể + V + đƣợc không? chúng ta thấy có sự đối lập nhau ở tính chất ngôi của danh từ/ đại từ làm đề ngữ nêu chủ thể của hành động trong phát ngôn từ đó hướng đích của ý nghĩa đề nghị cũng ngược nhau.

Phát ngôn liên quan đến khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn và phát ngôn liên quan đến việc nêu nguyện vọng của chủ ngôn có số lần xuất hiện là 18 lần, chiếm 5,2% tổng số phát ngôn biểu thị hành động đề nghị gián tiếp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt (Trang 102)