Đổi mới chính sách tín dụng KHCN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động và giải pháp nâng cao tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh bắc sài gòn ( báo cáo thực tập tốt nghiệp) (Trang 66)

B. PHẦN NỘI DUNG

4.2.1.Đổi mới chính sách tín dụng KHCN

Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời đảm bảo kết hợp hài hịa quyền lợi của người gửi, người đi vay và chính bản thân Ngân hàng. Muốn vậy, phải xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính cơng bằng. Chính sách tín dụng cần được tiếp tục hồn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào Ngân hàng vừa đảm bảo NHTM kinh doanh cĩ lãi, bảo tồn được vốn khuyến khích được khách hàng tiếp cận được nguồn vốn của các Ngân hàng, kích thích mở rộng tín dụng,đổi mới kỹ thuật, hiện đại hĩa cơng nghệ, tăng cường sức mạnh của sản phẩm nội địa.

Ngân hàng cấp xét duyệt hạn mức cho vay của khách hàng cá nhân hộ kinh doanh chủ yếu là quan tâm đến tài sản đảm bảo, thế chấp trong việc ra quyết định cho vay. Nhiều CBTD khi xem xét hồ sơ cấp tín dụng thường chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo là chính, tuy nhiên thực tế thì CBTD quên đi rằng khoản vay cần được trả bằng chính dịng tiền tạo ra từ thu nhập,hoạt động sản xuất kinh doanh chứ khơng phải bằng tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự bảo đảm cuối cùng khi nguồn trả nợ của khách hàng gặp rủi ro ngồi dự kiến mà thơi. Nếu cho vay mà quá chú trọng đến tài sản đảm bảo thì cĩ

thể dẫn đến ngân hàng làm mất những khách hàng tốt và mang về những khách hàng xấu, tiềm ẩn rủi ro, khi đĩ hoạt động của ngân hàng giống như những “tiệm cầm đồ”.

Đổi mới chính sách về tài sản đảm bảo, ngân hàng khơng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo để rồi bỏ qua những hồ sơ vay tốt.Ngân hàng cần linh hoạt trong giải quyết các tình huống trong cho vay khách hàng cá nhân,cùng với khách hàng tìm ra những hướng đi đúng đắn khác khi khơng đủ tài sản đảm bảo.

Trong điều kiện hiện nay Ngân hàng phải biết năng động, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng khơng tùy tiện. Tuyệt đối khơng coi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là "bùa hộ mệnh " trong cho vay, khơng thể coi là chiếc chìa khĩa an tồn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khĩa an tồn cuối cùng trong việc đảm bảo an tồn tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía khách hàng chứ khơng phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động và giải pháp nâng cao tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh bắc sài gòn ( báo cáo thực tập tốt nghiệp) (Trang 66)