Định hướng thuhút hiệu quả FDItạiĐồngNai đến năm 2015

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết của HĐND tỉnh: “Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, môi

trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh, xây dựng Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam, … năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản CNH – HĐH, và năm 2020 trở thành tỉnh CNH – HĐH”.

Theo “đề án đánh giá thực trạng FDI và đề ra định hướng chính sách, giải pháp để nâng cấp FDI trong giai đoạn 2011 – 2020” vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý II/2012, đề án đã yêu cầu các địa phương loại bỏ các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, quy mô vốn thấp nhưng sử dụng diện tích đất lớn, kinh doanh không hiệu quả, khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng; nên tập trung vào các dự án công nghệ cao, sạch, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng các bộ, ngành soạn thảo đề án đối tác chiến lược, danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 – 2015 và Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian tới, theo đó: Trong công tác cấp phép đầu tư, các cơ quan cấp phép đã xem xét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tư thiếu năng lực. Thời gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đơn giản và nhanh

chóng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập do luật pháp còn chưa đồng bộ, quy hoạch chưa rõ ràng.

Để thu hút và nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI, các chuyên gia cho rằng cần chú trọng và tăng cường theo hướng: nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn FDI, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI. Trong đó, tập trung đổi mới đồng bộ về thể chế, luật pháp, công tác quy hoạch, quản lý nhà nước như xúc tiến đầu tư, thẩm định, cấp phép, hướng dẫn, triển khai dự án, theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến phân cấp quản lý, thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin về FDI. Các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát trong nước, Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đây là cách xúc tiến đầu tư tốt nhất vì các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên ngoải.

Đối với các cuộc vận động đầu tư, cần hướng chủ yếu vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới để thu hút những dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại; nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cập nhật thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, TNCs điều chỉnh thị trường đầu tư và khi đó Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng có thể sẽ không còn được lựa chọn hoặc được đưa vào diện ưu tiên, do đó cần theo dõi để biết được chiến lược đầu tư mới của TNCs.

Trong thời gian tới, việc quản lý FDI sẽ chú trọng và tăng cường theo hướng: nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI, đồng thời, đôn đốc các bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung được nêu tại Chỉ thị 1617/CT-TTg, ngày 19-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới”.

Việc thu hút FDI sẽ không đặt nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI, thu hút FDI phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Chủ trương đối với khu vực đầu tư nước ngoài là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã

cam kết, có định hướng thu hút vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở phát triển bền vững và tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của từng sản phẩm ở thị trường nội địa và thế giới.

Thực hiện chủ trương để FDI tiếp tục đóng vai trò là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Việc thu hút FDI sẽ có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai, tỉnh sẽ thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn sử dụng công nghệ tiên tiến, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều này phù hợp với việc thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản. Để giữ được nhịp độ phát triển cao, Đồng Nai sẽ dành sự quan tâm hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư từ Nhật, Mỹ và EU, quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, các dự án công nghệ kỹ thuật cao, các dự án dịch vụ và các dự án đầu tư vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững, phát triển hài hòa cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Định hướng được cụ thể như sau:

- Về mặt kinh tế :

Tăng nhanh các dự án có công nghệ kỹ thuật cao, các dự án phát triển đô thị, dịch vụ và các dự án đầu tư vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh.

Hoàn thiện quy hoạch để thuận lợi trong việc mời gọi đầu tư, trong đó chú trọng quy hoạch các khu đô thị mới, các trung tâm tài chính thương mại dịch vụ du lịch, khu chăn nuôi – chế biến, khu vực phát triển công nghiệp.

Trong phát triển công nghiệp phải gắn liền với phát triển đô thị, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm đào tạo, khu vui chơi giải trí, kết nối chặt chẽ với hạ tầng kỹ thuật, môi trường sống xung quanh với phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó:

* Ưu tiên đột phá phát triển các KCN – đô thị, khu đô thị - công nghệ cao, khu liên hợp công – nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao gắn liền giữa nghiên cứu – nuôi trồng – chế biến, các KCN chuyên ngành và các khu liên hợp các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và công nghệ sạch như: KCN cơ khí chế tạo máy và sản xuất – lắp ráp ô tô, KCN điện tử - công nghệ thông tin, ….

* Hạn chế phát triển công nghiệp tại các trung tâm đô thị lớn, chuyển dần dự án đầu tư về địa bàn nông thôn, các vùng còn nhiều quỹ đất phát triển nhưng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Song vẫn đảm bảo quỹ đất nông nghiệp phù hợp để sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ con người và gia súc.

Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính – viễn thông, cây xanh, chiếu sáng công cộng, phòng cháy chữa cháy, nhà máy xử lý chất thải, trạm trung chuyển chất thải, trạm xe buýt, trạm điện thoại công cộng, … theo hƣướng hiện đại, vận hành thông suốt và ổn định.

- Về mặt xã hội :

Dự án đầu tư nước ngoài phải hỗ trợ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống vật chất và tinh thần giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp cư dân.

KCN và những dự án quy mô lớn gắn kết với việc quy hoạch đầu tư xây dựng khu đô thị, bệnh xá, trường học, khu vui chơi giải trí, các thiết chế văn hóa một cách đồng bộ … phục vụ người lao động.

Chính sách phải giải quyết tốt đời sống nhân dân bị thu hồi đất. Riêng các khu đô thị phục vụ tái định cư phải được xây dựng trước một bước.

Phát triển dịch vụ cung ứng lao động, trung tâm sinh hoạt cộng đồng và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Giải quyết tốt đời sống người dân lao động nhập cư.

Phát triển dịch vụ về thương mại, tài chính, khoa học công nghệ, du lịch, kho bãi, giao nhận, vận chuyển, tư vấn pháp luật, phục vụ suất ăn công nghiệp, phương tiện đưa đón công nhân, phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Phát huy thiết chế dân chủ, nâng cao vai trò của công chúng tham gia quy hoạch, quản lý, giám sát các hoạt động của dự án ĐTNN.

Xây dựng các thiết chế an ninh đảm bảo trật tự an toàn cho nhà đầu tư. - Về mặt bảo vệ môi trường :

Khuyến khích phát triển các loại dự án công nghệ ít phải thải, tiết kiệm nhiên liệu – năng lượng, công nghiệp tái chế chất thải, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ độc của tất cả các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình.

Các loại chất thải sau khi xử lý thải ra hệ thống chung đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định, đồng thời trong quá trình vận hành sản xuất không xảy ra các sự cố về môi trường.

Áp dụng rộng rãi nguyên tắc “người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn”.

(Nguồn: “Tổng kết hoạt động ĐTNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”) Thực tế, Đồng Nai dự kiến thu hút từ 700 - 900 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước ngoài (FDI) năm 2014, ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, thân thiện môi trường, các dự án dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng.

So với mức trung bình nhiều năm khoảng 1 tỷ USD/năm, mục tiêu của Đồng Nai trong thu hút vốn FDI đã thay đổi.

Theo bà Bồ Ngọc Thu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, chủ trương lựa chọn dự án FDI đã được thực hiện từ vài năm trước. Nhìn vào số dự án vừa khánh thành, đi vào hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay, có thể thấy, số lượng dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… chiếm phần lớn.

Đơn cử, đầu tháng 1/2014, Công ty sản xuất toàn cầu Lixil Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lixil Nhật Bản) đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 440 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 55 ha. Nhà máy chuyên sản xuất vật liệu phục vụ ngành xây dựng cho thị trường trong và ngoài nước, gồm các sản phẩm chủ lực là khung cửa, cửa sổ, cửa ra vào, mái che bằng nhôm và nhựa…

Tiếp sau là dự án của Công ty On Semiconductor Việt Nam (Hoa Kỳ) trong lĩnh vực công nghệ cao, chuyên sản xuất vi mạch được đưa vào hoạt động. Nhà máy này có tổng mức đầu tư 97 triệu USD.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn I, nhà máy sản xuất khoảng 50 triệu sản phẩm/năm; giai đoạn II, Công ty sẽ mở rộng sản xuất lên khoảng 500 triệu sản phẩm/năm.

Một dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đáng chú ý là Công ty TNHH Pegasus - Shimamoto Auto Parts Việt Nam (Nhật Bản) đưa vào hoạt động nhà máy với tổng mức đầu tư 20 triệu USD, chuyên sản xuất các phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, máy may và các linh kiện cho ngành công nghiệp khác. Dự kiến, hàng năm, công ty này sản xuất khoảng 58,6 triệu sản phẩm các loại, tương đương với 38 triệu USD.

Theo ông Mai Văn Nhơn, Phó ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, việc đổi mới cơ cấu thu hút đầu tư của tỉnh theo hướng chọn lọc, ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… đã bắt đầu tạo ra một xu hướng đầu tư mới của các doanh nghiệp FDI đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trong tỉnh.

“Nhiều doanh nghiệp FDI sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ chọn phương án thuê nhà xưởng có sẵn, chỉ việc đến lắp ráp máy móc là đi vào sản xuất ngay”, ông Nhơn nói và cho biết, hiện nay, hai khu công nghiệp Long Đức và Long Thành thực hiện khá thành công mô hình này. Riêng Khu công nghiệp Long Đức đã xây dựng hơn 10.000 m2 nhà xưởng cho thuê với nhiều loại diện tích, nhiều nhất là loại nhà xưởng có diện tích từ 500 - 1.000 m2.

Một xu hướng rất đáng quan tâm, đó là kết quả của các hoạt động chủ động tìm vốn, đón vốn qua các chuyến đi xúc tiến đầu tư tại những quốc gia đang có xu hướng đầu tư ra nước ngoài mạnh. Đồng Nai đã làm điều này nhiều năm, nhưng phải đến năm 2013 mới đạt những kết quả khả quan.

Cụ thể, tỉnh đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư tại tỉnh Osaka (Nhật Bản) và tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Sau mỗi chuyến đi, đều có những phản hồi tích cực từ doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Trong năm 2013, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư hàng đầu tại Đồng Nai và trong 4 tháng đầu năm nay tiếp tục có những khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Dubai đã đến để tìm hiểu, bước đầu có những hợp tác với doanh nghiệp của địa phương.

Một nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, trong tháng 6 tới, tỉnh Đồng Nai sẽ cử một đoàn xúc tiến thương mại, đầu tư sang Dubai. “Ngoài việc thúc đẩy các hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, dịp này doanh nghiệp hai bên sẽ bàn bạc nhiều lĩnh vực đầu tư. Nhiều khả năng sẽ có những hợp tác với các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản”, nguồn tin cho hay.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư lý luận và thực tiễn (Trang 56)