Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư lý luận và thực tiễn (Trang 48)

III. Đánh giá hoạtđộng xúctiến đầutư tại tỉnh ĐồngNai giai đoạn 2000-2013

3.Những vấn đề còn tồn tại

Tuy Đồng Nai là Tỉnh thành công trong thu hút vốn FDI nhưng trong những năm gần đây có dấu hiệu chững lại chưa xứng với tiềm năng cụ thể chất lượng của dự án chưa cao thể hiện ở qui mô dự án ngày càng thấp hơn, nếu giai đoạn 1995-2000 đạt 14,11 triệu USD trên một dự án thì giai đoạn 2001-2005 đạt 9,13 triệu USD trên một dự án, giai đoạn 2006-2007 đạt 9,60 triệu USD, và còn thể hiện qua các chỉ số về kinh tế như FDI/GDP; số người lao động FDI/số lao động Đồng Nai ngày càng giảm sút qua các năm của giai đoạn 2001-2010.

- Nhiều quốc gia đầu tư tại Đồng Nai dẫn đến sự du nhập các nền văn hóa trong việc quản lý dẫn đến một số bất đồng trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng như tranh chấp lao động, đình công... xoay quanh vấn đề thu nhập của người lao động. Đây cũng là một hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Các dự án thu hút FDI nói chung trong thời gian qua chủ yếu vẫn là sản xuất sử dụng nhiều lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, gia công, giá trị thu hồi vốn nhanh, giá trị gia tăng thấp chưa có những dự án mang tính công nghệ cao vượt bậc như ở các nước Mỹ, Anh, Pháp... nên chưa tạo được thế mạnh trong tiếp thu KHKT tiên tiến từ các nước và chưa phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Đồng Nai, việc chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật của một số doanh nghiệp còn yếu, chưa mang tính tự giác như việc nộp các báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng, báo cáo tài chính, báo cáo thuế…, ngoài ra các doanh nghiệp FDI cũng cố tình lách luật để trốn thuế hoặc nợ thuế gây tổn thất cho NSNN, khó khăn cho Đồng Nai trong công tác quản lý.

- Về phân bố các KCN: việc thu hút FDI tập trung vào một số khu vực có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi, như Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Đây là các địa phương thuậntiện về giao thông trong tiếp cận cảng biển, hàng không, đường bộ nên thu hút nhiều dự án đầu tư FDI trong khi các KCN khác đã 41

hoặc đang được triển khai xây dựng sau này vẫn chưa hoặc thu hút rất ít đầu tư như KCN Giang Điền, Long Khánh, An Lộc - Bình Sơn, Tân Phú, Long Đức… gây ra sự chênh lệch về dân cư và lao động tập trung quá nhiều vào các khu vực phát triển kéo theo

đó là hàng loạt vấn đề cần phải được quản lý chặt chẽ như về lượng lao động nhập cư, tình hình an ninh xã hội, nạn kẹt xe…

- Về môi trường:

+ Nhiều doanh nghiệp vi phạm về việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vi phạm của công ty Vedan, công ty quản lý KCN Sonadezi. Đây là một hạn chế lớn trong việc thu hút FDI tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung nếu không quản lý chặt chẽ về vi phạm môi trường.

- Chính sách hỗ trợ trong xúc tiến thu hút đầu tư:

+ Một vấn đề nữa là trong công tác xúc tiến, Đồng Nai chưa làm nổi bật về tiềm năng thu hút đầu tư so với các địa phương lân cận như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh…về thuế, giá thuê đất, hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực, chưa chú trọng đào tạo về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vượt bậc…

+ Một số thủ tục về hành chính trong khi hoạt động kinh doanh tại Đồng Nai còn khá phức tạp như báo cáo tài chính, báo cáo thuế…

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp FDI tại các KCN Đồng Nai vào tháng 7 năm 2011 cho thấy nhóm nhân tố về sự hỗ trợ của Đồng Nai để thu hút đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm thứ hai khi quyết định đầu tư tại Đồng Nai. Cụ thể trong thang điểm 5, các nhà đầu tư đánh giá mức độ quan trọng của nhân tố này là 4,244 nhưng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt 3,239. Rõ ràng vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế chưa thực sự nổi bật để thu hút các nhà đầu tư theo mục tiêu đã đề ra.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để thu hút đầu tư:

Mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối thành công trong việc phát triển các KCN và hệ thống hạ tầng trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn còn một số hạn chế nhất định sau:

+ Dù được chú trọng đầu tư nhưng hạ tầng xã hội về chăm lo đời sống của người lao động như nhà ở, trường học, khu vui chơi vẫn còn vẫn còn thiếu thốn, chưa đạt tiêu chuẩn cũng gây khó khăn cho quảng bá thu hút đầu tư tại Đồng Nai.

+ Do thiếu vốn và thiếu sự quan tâm đặc biệt các công trình hàng rào ngoài KCN chưa theo kịp tốc độ phát triển các KCN như đường 25B, 25C (đoạn qua KCN Nhơn Trạch 5), đường N2 (nối KCN Nhơn Trạch III giai đoạn 2 và Nhơn Trạch VI; hệ thống tiếp nhận nước mưa nước thải các KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Nhơn Trạch II-Nhơn Phú đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp FDI cho thấy trong thang điểm 5 thì mức độ quan trọng của nhóm các yếu tố về cơ sở vật chất hạ tầng Đồng Nai đạt giá trị trung bình 4.184 nhưng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt 3.207. Điều này cho thấy tồn tại những hạn chế trong việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để thu hút đầu tư FDI tại các KCN Đồng Nai và cần phải có những giải pháp hoàn thiện vấn đề này.

Trong cố gắng để thực hiện quản lý thu hút hiệu quả FDI trong thời gian qua và sắp tới, Đồng Nai cũng còn tồn đọng những khó khăn và hạn chế nhất định trong công tác quản lý dòng vốn FDI:

+ Về tồ chức và quản lý thủ tục hành chính, Đồng Nai còn nhiều hạn chế vì chậm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, thái độ phục vụ các doanh nghiệp FDI đôi khi còn “hành là chính”… chưa giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của các doanh nghiệp.

+ Hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ, trình độ quản lý còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quản lý về thuế, xử lý các dự án FDI vắng chủ, hoạt động chuyển giá...

+ Tại Việt Nam theo thống kê có ít nhất 870 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá hoặc khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất. Với Đồng Nai qua kiểm tra của cục thuế cho biết có không ít doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều biện pháp né thuế, trong đó phổ biến là chuyển giá, phân tán lợi nhuận qua hợp đồng khống, chuyển số lượng lớn sản phẩm qua nước ngoài dưới hình thức chào hàng, lợi dụng sơ hở trong chính sách ưu đãi của Việt Nam… Năm 2010, cục thuế Đồng Nai khi thanh tra chống chuyển giá đã yêu cầu công ty Changshing Việt Nam giảm lỗ trên 120 tỷ đồng, công ty liên doanh Suzuki Việt Nam giảm lỗ trên 70 tỷ đồng.

▫ Về mặt công tác tổ chức thu hút FDI tại Đồng Nai cũng chưa thực sự tạo ra hiệu quả trong giải quyết việc làm cho người lao động một cách đồng đều giữa các doanh nghiệp trong các vùng của Đồng Nai.

- Chính sách hỗ trợ trong xúc tiến thu hút đầu tư:

+ Một vấn đề nữa là trong công tác xúc tiến, Đồng Nai chưa làm nổi bật về tiềm năng thu hút đầu tư so với các địa phương lân cận như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh…về thuế, giá thuê đất, hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực, chưa chú trọng đào tạo về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vượt bậc…

+ Một số thủ tục về hành chính trong khi hoạt động kinh doanh tại Đồng Nai còn khá phức tạp như báo cáo tài chính, báo cáo thuế…

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp FDI tại các KCN Đồng Nai vào tháng 7 năm 2011 cho thấy nhóm nhân tố về sự hỗ trợ của Đồng Nai để thu hút đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm thứ hai khi quyết định đầu tư tại Đồng Nai. Cụ thể trong thang điểm 5, các nhà đầu tư đánh giá mức độ quan trọng của nhân tố này là 4,244 nhưng mức độ đáp ứng của Đồng Nai chỉ đạt 3,239. Rõ ràng vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế chưa thực sự nổi bật để thu hút các nhà đầu tư theo mục tiêu đã đề ra.

- Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.

- Tỉnh chưa có Trung tâm XTĐT chuyên trách đảm nhận việc xâu đầu mối để tổ chức hoạt động xúc tiến chung.

- Cho đến nay tỉnh vẫn chưa có một chiến lược XTĐT mang tầm nhìn dài hạn,làm cơ sở để thực hiện đồng bộ các hoạt động XTĐT

- Về website đầu tư nước ngoài - là hình thức markerting hiệu quả và ít tốn kém nhất theo nhiều chuyên gia nhưng lại không được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH ĐỒNG

NAI

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư lý luận và thực tiễn (Trang 48)