năm 2015:
Quan điểm và định hướng của Nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư không được đề cập một cách cụ thể trong các văn bản, báo cáo của Chính phủ xong về cơ bản nó bao hàm trong quan điểm, định hướng chung về nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn tới. Tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt như sau.
- Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, với sự tham gia hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong các nguồn lực bên ngoài, phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ hơn nữa nhằm vừa tranh thủ vốn vừa tranh thủ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến, tranh thủ thị trường thế giới và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Tranh thủ khai trương các nguồn vốn ODA và có bước đi và biện pháp thận trọng mở cửa thị trường vốn để thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp khác; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vay thương mại, giám sát chặt chẽ các nguồn vay ngắn hạn, xây dựng chiến lược tổng thể về vốn nước ngoài, trong đó có chiến lược nợ quốc gia.
- Khuyến khích mạnh mẽ thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp xuất khẩu và công nghệ cao, những ngành công nghiệp mũi nhọn và những ngành Việt Nam có thế mạnh và lao động, tài nguyên, nhiên liệu. Có chính sách ưu đãi thiết thực hấp dẫn để thu hút vốn FDI vào các ngành và vùng ưu tiên.
- Hướng mạnh việc thu hút vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực tài chính và công nghệ mạnh, trước hết là Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á; chú trọng thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia; vừa quan tâm các dự án vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại. - Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án để phát huy nhanh tác dụng vốn FDI đối với nền kinh
tế; tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư có mặt bằng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hoá các thủ tục trước và sau cấp giấy phép.
Trên cơ sở đó những định hướng, cơ chế, chính sách lớn trong thu hút và sử dụng vốn FDI được đề ra như sau.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng tiến tới xây dựng một bộ luật đầu tư chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Xây dựng danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm theo quy định của hiệp định khung về đầu tư ASEAN. Có định hướng thu hút vốn FDI, tăng cường đầu tư trong nước để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuẩn bi từng bước cho việc mở cửa các ngành kinh tế cho tự do đầu tư vào sau năm 2013 theo hiệp định khung về đầu tư ASEAN đã ký.
- Cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư theo hướng mở rộng diện đăng ký đầu tư, chỉ xem xét cấp chứng nhận về ưu đãi đầu tư đối với các dự án quy mô lớn, xuất khẩu là chủ yếu trên các quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như hình thức công ty cổ phần, cho phép doanh nghiệp FDI phát hành trái phiếu, cổ phiếu để mở rộng quy mô đầu tư phát triển hình thức công ty quản lý vốn, quỹ đầu tư.
- Có chính sách ưu đãi hấp dẫn cao để thu hút mạnh vốn đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ, năng lực xuất khẩu của nền kinh tế; đầu tư vào các ngành công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tin học, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.
- Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, KCX, khu công nghệ cao; xây dựng một số khu kinh tế mở với chính sách ưu đãi đặc thù để tạo nên các vùng tăng trưởng mới có tác động lôi kéo thúc đầy nền kinh tế. Sớm có biện pháp thiết thực thu hút vốn FDI lấp đầy các KCN.
- Mở rộng thị trường đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường thu hút vốn vào nông lâm nghiệp để tăng cường cải tạo cây, con, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến xuất khẩu; tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, cũng như những ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu của Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và cả nước, dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng và công bố danh mục dự án và thu hút vốn FDI phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư.
- Tăng cường mạnh vận động xúc tiến đầu tư theo từng chương trình dự án cụ thể để nâng cao hiệu quả. Chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mĩ, Tây Âu…
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh chóng dự án đầu tư; thành lập một đầu mối đủ mạnh và đủ quyền để xử lý kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư, thúc đẩy dự án phát triển.
- Tăng cường tiềm lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống thông tin để theo dõi, dự báo sát tình hình FDI trong nước và quốc tế để hoạch định chính sách, chiến lược về vốn nước ngoài.
- Tăng cường theo dõi, quản lý, giám sát vốn FDI thực hiện, trong đó có nội dung vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI.
2. Một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của quốc gia:
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Tại các cấp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và Ban quản lý các KCX, KCN có được sự tham gia nhất định vào các hoạt động xúc tiến ở các mức độ khác nhau. Tuy các cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn rất nhiều bất ổn trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho cả những nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Chính điều này đã phần nào làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
Trước tình hình này, để thực hiện được vai trò là một công cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư cần thiết phải có được một cơ quan chuyên trách ở cấp quốc gia . Cơ quan này đóng vai trò phối hợp, giúp đỡ và quản lý các hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan xúc tiến cấp địa phương nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả của hoạt động này. Mặt khác, cơ quan chuyên trách này cũng cần giữ vai trò là người quyết định chính và đưa ra định hướng rõ ràng trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động của mình thông qua những kế hoạch tầm quốc gia.
b. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư :
Một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng cùng với các chiến lược xúc tiến bài bản tự chúng không thể đảm bảo kết quả hoạt động thực tế. Quá trình xúc tiến đầu tư muốn thành công cần có được những nhân viên nắm bắt tốt những nhiệm vụ liên quan và có đầy đủ nhiệt tình, kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết. Chính sách nguồn nhân lực của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào đều cần có những nhân viên có khả năng phù hợp, được đào tạo đầy đủ để xử lý công việc rõ ràng, nhanh chóng cùng bằng cấp phản ánh trình độ của họ.
c. Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Hiệu quả hoạt động của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào đều chịu ảnh hưởng bởi các nguồn lực dành cho công tác xúc tiến. Một mặt, ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư của mỗi cơ quan phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu, chiến lược xúc tiến và các chương trình xúc tiến cụ thể. Ngược lại, các chương trình và chiến lược xúc tiến đầu tư lại phụ thuộc vào nguồn lực của mỗi cơ quan xúc tiến đầu tư.
Do xúc tiến đầu tư là hoạt động vì mục tiêu lợi ích của cộng đồng nên nguồn tài chính của các cơ quan xúc tiến đầu tư nên lấy từ ngân sách quốc gia. Ngoài ra, có thể lấy từ những nguồn viện trợ nước ngoài, đóng góp từ những khu vực tư nhân hay các khoản
phí dịch vụ thu trước của các nhà đầu tư. Các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng nên tìm kiếm thêm những nguồn quỹ khác để tận dụng những nguồn lực của mình.
d. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm
Kết quả từ những cuộc phỏng vấn, điều tra cho thấy nhu cầu có một cơ quan tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm xây dựng và thực hiện những chiến lược xúc tiến FDI có hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Một chiến lược xúc tiến đầu tư phải bao gồm những công đoạn sau:
- Xác định ngành nào sẽ là ngành mũi nhọn trong ngắn hạn (1 - 2 năm) và trung hạn (3 - 5 năm)?
- Cần tập trung chính vào khu vực địa lý nào?
- Những hình thức xúc tiến nào có thể được lựa chọn để thu hút các công ty? e. Cải thiện môi trường đầu tư
Có thể nói rằng việc xúc tiến đầu tư là việc “bán cơ hội đầu tư” cho các nhà đầu tư tiềm năng. Một chương trình marketing sẽ có thể không thành công như mong muốn nếu có “sản phẩm tồi”. Tạo ra một môi trường đầu tư tốt là tạo ra một sản phẩm tốt. Hiện nay, mặc dù có những tài liệu đáng kể nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nước như Trung Quốc hay các nước trong ASEAN 5. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tốc độ cải tổ nền kinh tế và rất nhiều người trong số họ đã rất thất vọng khi đầu tư vào Việt Nam.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nguồn FDI thì nhất thiết phải tiến hành cải thiện môi trường đầu tư của mình.
Trong ngắn hạn, mục tiêu chính của VNIPA là phải lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư thông qua các biện pháp như:
- Tránh đưa ra những chính sách và định chế một cách bất ngờ. - Tăng cường cải tổ cơ cấu quản lý.
- Giảm bớt chi phí kinh doanh bằng cách cắt bỏ hệ thống hai giá và các chi phí không chính thức.
- Phát triển chiến lược phát triển chung cho từng khu vực. f Tăng cường xây dựng hình ảnh của mình.
Trong trung hạn (3 – 5 năm) Việt Nam cần có mặt trong nhóm 25 nước thu hút đầu tư nhất của FDI Confidence Index. Để làm được điều này Việt Nam cần phải:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực thi các chính sách.
- Xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.
- Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở phần cứng và phần mềm như hệ thống giao thông, ngân hàng và tài chính, giáo dục và đào tạo.
- Tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân.
- Giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia.
• Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư
Có 3 dạng kỹ thuật xúc tiến đầu tư chính : - Kỹ thuật tạo dựng hình ảnh
- Kỹ thuật vận động các nhà đầu tư tiềm năng - Dịch vụ đầu tư
Cơ quan xúc tiến đầu tư nhìn chung sẽ đảm nhiệm cả 3 hoạt động này. Tuy nhiên, xác định khâu nào cần ưu tiên hơn cả trong quá trình xúc tiến lại phụ thuộc vào từng quốc gia, các yêu cầu đầu tư, nguồn lực, chính sách và thể chế của quốc gia đó cũng như các điều kiện thị trường trong nước và quốc tế. Mức độ ưu tiên đó cũng thay đổi theo thời gian và tuỳ vào giai đoạn phát triển của quốc gia đó.