2. Tài khoản hạch toán TSCĐ tại Công ty CP Xây Dựng Giải Pháp Tòa Nhà Việt
3.1.1. Những ưu điểm
• Về việc phân loại, tính giá TSCĐ và quản lý TSCĐ tại Công ty CP Xây Dựng Giải Pháp Tòa Nhà Việt VBS.
Kế toán đã phân loại và tính giá TSCĐ của Công ty CP Xây Dựng Giải Pháp Tòa Nhà Việt VBS theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng tại Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng làm thuận tiện trong việc phân tích Báo cáo tài chính của Công ty. Người xem Báo cáo tài chính có thể nhận biết được hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty và giúp cho công tác hạch toán TSCĐ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng trong đơn vị đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc theo dõi và kiểm soát các chi phí SXKD khác vì chi phí khấu hao đã là một con số ổn định.
Kế toán luôn luôn kết hợp với phòng kỹ thuật để nắm vững tình trạng ký thuật của TSCĐ và dựa vào mục tiêu kinh doanh của Công ty để tham mưu cho Giám đốc trong quyết định mua sắm mới, thanh lý TSCĐ không còn sử dụng hay sử dụng kém hiệu quả.
• Về chứng từ hạch toán TSCĐ.
Hệ thống chứng từ hạch toán TSCĐ tại Công ty CP Xây Dựng Giải Pháp Tòa Nhà Việt VBS là đầy đủ và luân chuyển theo đúng quy định của chế độ kế toán về chứng từ TSCĐ. Các chứng từ TSCĐ được bảo quản và lưu trữ cẩn thận, tránh tình trạng mất và nhầm lẫn.
Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, XDCB, thanh lý, sửa chữa TSCĐ trong Công ty là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý.
• Về tài khoản hạch toán TSCĐ.
Đơn vị xây dựng hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ theo đúng quy định của bộ tài chính trong phần mềm kế toán. Hệ thống tài khoản tại công ty được xây dựng một cách khoa học, không gây trùng lặp và theo dõi chi tiết TSCĐ và áp dụng một cách khoa học. Đơn vị không sử dụng hết các tài khoản hạch toán TSCĐ trong hệ thống TSCĐ của Bộ tài chính do đặc điểm kinh doanh. Hệ thống tài khoản hạch toán TSCĐ của công ty là đầy đủ và phản ánh được hết các loại nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh trong Công ty.
Đơn vị sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐ, các tài khoản được sử dụng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng như của từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại (GTCL), từ đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định của quản lý liên quan đến đầu tư, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa TSCĐ.
• Về sổ hạch toán TSCĐ.
Việc áp dụng hình thức kế toán máy đã giúp cho tính chất cũng như khối lượng công việc của kế toán TSCĐ gọn nhẹ đi rất nhiều, giảm thiểu được những sai sót trong quá trình tính toán, chuyển sổ. Các thao tác ghi sổ lập các bút toán kết chuyển lên bảng tổng hợp, lập báo cáo được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được yêu cầu về quản trị.
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung và công tác kế toán được điều động hóa bằng máy tính. Nhìn chung mẫu sổ Nhật ký chung và Sổ cái của công ty là hợp lý và thể hiện sự phân công công việc rõ ràng, tránh việc trùng lặp giữa các bộ phận.
Đơn vị đã áp dụng hình thức kế toán tương đối hợp lý với quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý, nhu cầu thông tin và khả năng, điều kiện cơ sở vật chất. Hình thức kế toán Nhật ký chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và vận dụng linh hoạt các mẫu sổ kế toán trong điều kiện kế toán máy. Việc mở và ghi đầy đủ số liệu về TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ và Sổ theo dõi TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, từng loại TSCĐ, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty CP Xây Dựng Giải Pháp Tòa Nhà Việt VBS.
• Về báo cáo về hạch toán TSCĐ.
Ngoài việc sử dụng các báo cáo về hạch toán TSCĐ theo quy định của
chế độ kế toán về báo cáo hạch toán TSCĐ, đơn vị còn sử dụng thêm một số báo cáo do yêu cầu của đơn vị về quản lý TSCĐ. Hệ thống báo cáo hạch toán TSCĐ cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tình hình
biến động tăng, giảm TSCĐ, điều đó giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Do đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm nhiều chi nhánh ở khắp nơi trên cả nước, nên Kế toán TSCĐ lập Bảng phân bổ khấu hao theo từng bộ phận, trên bảng phân bổ khấu hao theo bộ phận thể hiện được đầy đủ tình hình TSCĐ ở từng chi nhánh như: mỗi chi nhánh có bao nhiêu TSCĐ, giá trị TSCĐ hiện có của từng loại TSCĐ ở từng chi nhánh, giá trị khấu hao TSCĐ lũy kế và giá trị TSCĐ còn lại của từng chi nhánh. Vì vậy, Công tác tính toán và quản lý khấu hao TSCĐ chặt chẽ và đầy đủ.
• Về kiểm tra hạch toán TSCĐ.
Đơn vị tiến hành kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối kỳ, báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐ là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ kế toán và BCTC. Việc ghi chú đầy đủ, chính xác thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, trong đó có các thông tin cụ thể về tăng, giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chi phí khấu hao TSCĐ đã cung cấp thông tin toàn diện và chi tiết cho quản lý về tình hình hiện có và biến động của từng loại TSCĐ, giải thích rõ ràng cho các khoản mục được trình bày trong BCTC của Công ty.