III. Đề xuất Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với việc thực hiện Chiến lược
3.1 Mục tiêu, nguyên tắc và quy trình theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến
năm 2030
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện một dự án, một chương trình hay một chính sách, nhất là những kinh nghiệm liên quan đến thực hiện chiến lược phát triển thống kê quốc gia, phần này đưa ra những đề xuất về Hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (CLTK11-20).
3.1 Mục tiêu, nguyên tắc và quy trình theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu: Theo dõi và đánh giá là hoạt động hết sức quan trọng làm
cho CLTK11-20 thành công. Mục đích của TD&ĐG là nhằm cung cấp các dữ liệu cần thiết để: 1) hướng dẫn việc lập kế hoạch, điều phối và thực hiện các chương trình hành động của CLTK11-20, 2) đánh giá hiệu quả việc thực hiện
các chương trình hành động của Chiến lược và 3) xác định các lĩnh vực để cải thiện và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Nguyên tắc TD&ĐG: Việc TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 phải tuân thủ các nguyên tắc TD&ĐG sau:
1. Nguyên tắc quản lý: minh bạch, trách nhiệm, tham gia của các đối tác.
2. Nguyên tắc khẳng định và phát huy quyền của các bên liên quan. 3. Nguyên tắc định hướng quốc gia, thể chế và địa phương.
4. Nguyên tắc đạo lý: bảo mật, tôn trọng, thẩm quyền đại diện.
5. Nguyên tắc định hướng sử dụng: đáp ứng nhu cầu quản lý và hỗ trợ sử dụng.
6. Nguyên tắc phương pháp luận vững chắc. 7. Nguyên tắc hiệu quả.
Quy trình TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 được thể hiện theo sơ đồ sau:
Theo dõi và đánh giá là hai quá trình độc lập tương đối, nhưng quan hệ với nhau: Để có một cơ sở vững chắc cho ra quyết định điều chỉnh/thay đổi thì phải có kết quả đánh giá tốt; và muốn có kết quả đánh giá tốt thì phải có
kết quả theo dõi tốt; ngược lại, yêu cầu của kết quả đánh giá sẽ chỉ ra cần phải theo dõi, giám sát cái gì.
Sơ đồ: Theo dõi/giám sát và đánh giá như là mắt xích của quản lý . Lập kế
hoạch (KH 1)
Thực hiện Đánh giá Điều chỉnh,
thay đổi nếu cần, lập kế hoạch mới (KH2)
Theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng họat động.
Tổng hợp, phân tích kết quả từ theo dõi, giám sát (Tự đánh giá nội bộ - chủ quan) Điều tra, đánh giá bổ sung (Đấnh giá độc lập, bên ngoài - khách quan) 3.2 Hệ thống TD&ĐG thực hiện CLTK11-20
Các thách thức đối với TD&ĐG cần được giải quyết trên nhiều cấp độ. Đã và đang có sự chuyển dịch từ cách tiếp cận từng dự án riêng lẻ sang cách tiếp cận chương trình và ngành. Trong TD&ĐG, thực tế này đã dẫn đến việc xây dựng khung TD&ĐG dựa trên chương trình hoặc ngành. Nhiều tổ chức phát triển, trước yêu cầu ngày càng gia tăng về giải trình, đã xây dựng hệ thống TD&ĐG để trình bày kết quả đạt được, đặc biệt ở cấp văn phòng quốc gia. Xem hộp 3 dưới đây về các cấp độ áp dụng hệ thống TD&ĐG khác nhau
Hộp 3: Các cấp độ áp dụng TD&ĐG khác nhau
Cấp dự án: xem xét các nỗ lực tập trung trong tương đối ngắn hạn, thường
do một tổ chức tài trợ phối hợp với các cơ quan đối tác tiến hành
Cấp chương trình: nỗ lực dài hạn hơn, do một hoặc nhiều tổ chức tài trợ hợp
tác với nhiều cơ quan đối tác tiến hành
Cấp ngành: xem xét cách tiếp cận chương trình ngành dài hạn hơn với sự
tham gia của nhiều nhà tài trợ và các cơ quan đối tác của một ngành cụ thể
Cấp tổ chức: toàn bộ nỗ lực trong chương trình của một tổ chức tài trợ, kết
hợp với các tổ chức tài trợ khác và đối tác
Cấp quốc gia: ảnh hưởng của tất cả các chương trình của các nhà tài trợ quốc
tế và nỗ lực trong nước đối với phát triển
Cấp khu vực: xem xét ảnh hưởng của các chính sách và biện pháp can thiệp
cụ thể thực hiện trong một khu vực và thông tin tổng thể về số liệu thống kê quốc gia nhằm so sánh xu hướng và mô hình phát triển giữa các khu vực
Cấp toàn cầu: xem xét ảnh hưởng của các chính sách và biện pháp can thiệp
cụ thể thực hiện trên toàn cầu và thông tin tổng thể về số liệu thống kê quốc gia nhằm xác định xu hướng và mô hình phát triển trên toàn cầu.
Hệ thống TD&ĐG được thiết lập nhằm thực hiện các hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu trên với mục tiêu là đưa ra những hỗ trợ thích hợp và kịp thời trong việc triển khai các chương trình hành động của CLTK11-20 một cách hiệu quả. Với nhiều quan hệ đối tác được hình thành nhằm vươn tới các mục tiêu phát triển, hệ thống TD&ĐG cần phải bao trùm các nỗ lực lớn hơn của quan hệ đối tác chứ không phải nỗ lực của từng tổ chức tham gia. Ở hầu hết các quốc gia, cơ quan thống kê trung ương đóng vai trò đầu mối về thống kê nhà nước. Do đó, cơ quan này sẽ đóng vai trò chủ chốt cả trong thiết kế và triển khai thực hiện Chiến lược. Hệ thống TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 được xây dựng bao gồm 3 cấp dựa trên nền tảng hệ thống tổ chức thống kê hiện có của Tổng cục Thống kê, gồm:
1. Cấp quốc gia: Ban TD&ĐG quốc gia được đặt tại Tổng cục Thống
kê (tại Thanh tra của Tổng cục Thống kê) quản lý toàn bộ hệ thống TD&ĐG CLTK11-20, theo dõi và đánh giá việc thực hiện của tất cả các chương trình hành động có trong CLTK11-20 trên phạm vi toàn quốc.
2. Cấp chương trình: Bảy Tổ TD&ĐG cấp chương trình được đặt tại
7 đơn vị đầu mối triển khai thực hiện 9 chương trình hành động của CLTK11-20. Cụ thể:
a) Tổ TD&ĐG Chương trình 1 - Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê – và Chương trình 3 - Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin thống kê - đặt tại Vụ Phương pháp chế độ thống kê và công nghệ thông tin TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 1 và Chương trình 3, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
b) Tổ TD&ĐG Chương trình 2 - Tăng cường nghiên cứu ứng dụng phương pháp luận thống kê và quy trình thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế - và Chương trình 5 - Đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê – đặt tại Viện Khoa học Thống kê TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 2 và Chương trình 5, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
c) Tổ TD&ĐG Chương trình 4 - Đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê - đặt tại Vụ Thống kê tổng hợp TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 4, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
d) Tổ TD&ĐG Chương trình 6 - Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê - đặt tại Trung tâm Tin học thống kê khu vực I TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 6, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
e) Tổ TD&ĐG Chương trình 7 - Phát triển nhân lực ngành thống kê - đặt tại Vụ Tổ chức và cán bộ TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 7, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
g) Tổ TD&ĐG Chương trình 8 - Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê - đặt tại Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 8, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
h) Tổ TD&ĐG Chương trình 9 - Tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê - đặt tại Vụ Kế hoạch tài chính TCTK, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động của Chương trình 9, báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
3. Cấp dự án: Cán bộ TD&ĐG cấp dự án được bố trí tại các đơn vị
thực hiện những hoạt động cụ thể trong mỗi Chương trình hành động của CLTK11-20, chịu trách nhiệm thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp, viết báo cáo theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện thuộc phạm vi hoạt động của Chương trình hành động cho Tổ TD&ĐG cấp chương trình.
Bên cạnh đó, Nhóm hỗ trợ kỹ thuật về TD&ĐG sẽ được Tổng cục
các viện nghiên cứu và trường đại học, các chuyên gia từ một số tổ chức quốc tế để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động theo dõi và đánh giá.
Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá là một nỗ lực dài hạn đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và hỗ trợ lâu dài ở các cấp khác nhau. Ngoài nâng cao trách nhiệm giải trình, hệ thống TD&ĐG còn giúp các bên có liên quan học hỏi từ chính hành vi của mình cũng như nâng cao kiến thức về các hoạt động, chương trình hành động và ưu tiên chiến lược nào có hiệu quả, lý do tại sao. Nền tảng kiến thức nâng cao có thể được sử dụng để cải tiến chương trình và chiến lược phát triển hơn nữa sau đó.
Cán bộ TD&ĐG cấp dự án thu thập, tổng hợp và quản lý toàn bộ số liệu liên quan đến theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động thuộc phạm vi chương trình hành động của đơn vị, báo cáo cho Tổ TD&ĐG cấp chương trình.
Tổ TD&ĐG cấp chương trình xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu báo cáo của tất cả các hoạt động thuộc phạm vi chương trình hành động của mình, báo cáo và đề xuất các ý kiến đóng góp để cải tiến hay điều chỉnh chương trình cho Ban TD&ĐG quốc gia.
Ban TD&ĐG quốc gia chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống TD&ĐG và phối hợp với các đơn vị có liên quan thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu TD&ĐG của toàn bộ các chương trình hành động thực hiện CLTK11-20; tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện CLTK11-20, xây dựng các báo cáo TD&ĐG cho lãnh đạo Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ có biện pháp chỉ đạo khi cần thiết.
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho đơn vị TD&ĐG cấp quốc gia và cấp chương trình, thực hiện các nghiên cứu đánh giá độc lập, hỗ trợ kỹ thuật giúp các cán bộ chương trình và những người ra quyết định dễ dàng sử dụng số liệu để triển khai chương trình, xác định các ưu tiên, cải tiến hay điều chỉnh hành động chiến lược cần thiết.
Hệ thống TD&ĐG gắn liền với Khung TD&ĐG thực hiện CLTK11- 20. Ban TD&ĐG quốc gia sẽ lập và vận hành một Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý trên máy tính ở cấp quốc gia và cấp chương trình. Các hồ sơ của các
Chương trình phải chứa đựng các số liệu chi tiết của Chương trình hành động cùng với kế hoạch và tiến độ thực hiện chi tiết. Cơ sở dữ liệu sẽ chứa đựng các hồ sơ của từng hoạt động của tất cả các Chương trình do Tổ TD&ĐG cấp chương trình chuẩn bị và gửi lên Ban TD&ĐG quốc gia.
3.3 Phương pháp và công cụ TD&ĐG thực hiện CLTK11-20
Việc theo dõi và đánh giá sử dụng phương pháp quản lý dựa trên kết quả để nâng cao hoạt động của chương trình bằng cách so sánh và phân tích các kết quả thực tế với các kết quả theo kế hoạch thông qua điều tra đầu kỳ, giám sát thường xuyên, báo cáo/điều chỉnh và điều tra cuối kỳ. Các cán bộ quản lý chương trình có thể theo dõi kết quả bằng cách theo dõi các đầu ra và đo lường những đóng góp của nó đối với sự thay đổi theo thời gian.
Phương pháp và công cụ TD&ĐG được trình bày trong bảng sau: Quá trình theo dõi
và đánh giá
Phương pháp thu thập dữ liệu Công cụ thu thập dữ liệu Họp xem xét theo dõi và đánh giá hàng tháng • Quan sát • Phỏng vấn • Xem xét các hoạt động
• Xem xét các báo cáo hàng tháng • Các cuộc họp
Danh sách kiểm tra
Báo cáo tiến độ hàng quý
• Xem xét và phân tích báo cáo về các hoạt động
• Xem xét và phân tích các báo cáo hàng tháng
• Biên bản các cuộc họp của Ủy ban thống kê lĩnh vực
Định dạng báo cáo
Đi thực địa theo dõi hàng quý
• Quan sát • Phỏng vấn
• Xenm xét các hoạt động
• Xem xét các báo cáo tiến độ hàng quý
Danh sách kiểm tra
• Các cuộc họp Họp xem xét
TD&ĐG hàng quý
• Báo cáo đi thực địa
• Xem xét và phân tích các báo cáo đi thực địa
Danh sách kiểm tra
Báo cáo theo dõi và đánh giá hàng quý
• Xem xét và phân tích các báo cáo tiến độ hàng quý
• Báo cáo đi thực địa / Báo cáo TD&ĐG hàng quý
Định dạng báo cáo
Họp sơ kết thực hiện 6 tháng
• Xem xét và phân tích các báo cáo tiến độ hàng quý
• Báo cáo đi thực địa / Báo cáo TD&ĐG hàng quý
Danh sách kiểm tra
Định dạng báo cáo
Báo cáo theo dõi và đánh giá việc thực hiện hàng năm
• Xem xét và phân tích các báo cáo theo dõi và đánh giá hàng quý
Định dạng báo cáo
Hội thảo tổng kết việc thực hiện hàng năm
• Xem xét và phân tích các báo cáo theo dõi và đánh giá hàng quý • Các cuộc họp (những người thực hiện và các bên liên quan cấp cao)
Danh sách kiểm tra
Đánh giá thực hiện giữa kỳ
• Khảo sát/điều tra • Quan sát
• Phỏng vấn
• Xem xét các hoạt động
• Xem xét các báo cáo hàng tháng • Xem xét các báo cáo tiến độ hàng quý, hàng quý và báo cáo TD&ĐG hàng năm
• Thảo luận nhóm tập trung • Các cuộc họp
Điều khoản tham chiếu
Đánh giá thực hiện cuối cùng
• Khảo sát/điều tra • Quan sát
• Phỏng vấn
• Xem xét các hoạt động
• Xem xét các báo cáo hàng tháng • Xem xét của báo cáo tiến độ hàng quý, hàng quý và TD&ĐG hàng năm, và các báo cáo đánh giá giữa kỳ
• Thảo luận nhóm tập trung • Các cuộc họp
Điều khoản tham chiếu
Để thực hiện một cách hiệu quả công tác theo dõi kết quả, các cán bộ chương trình cần thiết lập dữ liệu ban đầu hay thực hiện đo lường lần đầu các chỉ tiêu được lựa chọn, đo lường các chỉ tiêu thực hiện, và thiết kế cơ chế hoạt động bao gồm các hoạt động đã lên kế hoạch như đi thực địa, họp với các bên liên quan và phân tích một cách hệ thống các báo cáo.
Đánh giá thường được thực hiện trong 4 giai đoạn: i) Đánh giá ban đầu; ii) Đánh giá giữa kỳ; iii) Đánh giá kết thúc; và iv) Đánh giá tác động.
i) Đánh giá ban đầu: Được tiến hành ngay khi một chương trình, dự án bắt đầu nhằm xem xét tình hình thực tế so với thực trạng ban đầu mô tả trong văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt nhằm tìm ra những giải pháp ngay trong giai đoạn ban đầu khi chuẩn bị thiết kế kỹ thuật và lập kế